Nhật quan ngại khi Trung Quốc điều máy bay đến đá Chữ Thập
Arab Saudi cắt đứt quan hệ với Iran vì vụ đốt sứ quán
Người biểu tình có vũ trang chiếm tòa nhà liên bang ở Mỹ
Nga nâng cấp hỏa lực cho hệ thống phòng không S-400
Mỹ lo căng thẳng Iran-Ả Rập Saudi ảnh hưởng cuộc chiến chống IS
Tin thế giới đọc nhanh 04-01-2016
- Cập nhật : 04/01/2016
Hàng không Ấn Độ phát triển nhanh vượt mặt Mỹ và Trung Quốc
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), tốc độ phát triển ngành công nghiệp du lịch hàng không của Ấn Độ nhanh nhất thế giới năm 2015 với hơn 20%. Trong khi đó, Trung Quốc đạt 10% và Hoa Kỳ được ghi nhận với 5%.
Hãng hàng không Jet Airways có tốc độ phát triển đạt 8,2% - mức cao nhất kể từ tháng 1-2011. Hãng hàng không giá rẻ Ấn Độ IndiGo đạt 8% trong khi SpiceJet đạt 9,4%.
Phiến quân IS nói đã bán dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ
Mahmud Ghazi Tatar, 24 tuổi, cho hay anh này gia nhập IS tại thành phố Thổ Nhĩ Kỳ Adiyaman. Cùng các tân binh khác, Tatar được đưa qua biên giới sang Syria và được huấn luyện để trở thành khủng bố.
Tham gia cuộc nội chiến ở Syria, Tatar bị các lực lượng người Kurd bắt giữ hồi tháng 6 năm ngoái và hiện bị cầm tù.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Nga Sputnik, cựu binh IS tiết lộ chi tiết hoạt động buôn dầu với Thổ Nhĩ Kỳ.
"Tại trại huấn luyện hồi tháng 5/2015, chỉ huy của chúng tôi nói rằng nhóm đã bán dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn thu nhập này giúp IS thanh toán các khoản chi phí. Các xe tải chở dầu thô hoặc xăng băng qua Thổ Nhĩ Kỳ hàng ngày", Tatar nói, thêm rằng IS "có đủ dầu bán trong một thời gian dài".
Theo lời chỉ huy của Tatar, dầu mỏ được bán thông qua nhiều thương nhân và nhà buôn khác nhau, dù tên của họ không được tiết lộ.
"IS cũng nhận được nhiều hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Arab", phiến quân này kể.
Nga từng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ và gia đình tổng thống nước này buôn bán dầu với IS, tuy nhiên Ankara bác bỏ mạnh mẽ việc dính líu đến nhóm phiến quân. Tổng thống Recep Tayyip Edorgan tuyên bố ông sẽ từ chức nếu Nga đưa ra được bằng chứng chứng minh cáo buộc trên.
Dầu thô được khai thác từ mỏ Deir ez-Zor ở Syria và Qayyara ở Iraq, những nơi đang nằm dưới sự kiểm soát của IS, được bán với giá khoảng 25 USD một thùng cho những kẻ buôn lậu, các nhà buôn tư nhân của Syria và Iraq.
Nguồn dầu thô này cũng có thể được bán cho các nhà máy lọc dầu gần đó để sản xuất xăng và dầu nhiên liệu, hoặc bán trực tiếp ra chợ địa phương. Tuy nhiên, do sức mua địa phương hạn chế, việc buôn lậu dầu sang Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác được cho là mang lại lợi nhuận cao hơn.
Max Abrahms, trợ lý giáo sư khoa học chính trị đại học Đông Bắc ở Boston, Mỹ, cho biết hơn 50% nguồn tiền của IS đến từ dầu mỏ. Ước tính mỗi tháng nhóm này thu về 40 đến 50 triệu USD chỉ nhờ buôn dầu.
IS âm mưu tấn công tại nhiều nước
AFP hôm qua 1.1.2016 dẫn thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết nghi phạm Emanuel Lutchman, 25 tuổi, đã bị cảnh sát bắt giữ vì lên kế hoạch tấn công một nhà hàng ở TP.Rochester, bang New York vào đêm 31.12 (giờ địa phương tức sáng 1.1, giờ VN).
Người biểu tình Iran tấn công Đại sứ quán Ả Rập Saudi
Người biểu tình Iran đã nổi giận, đập phá Đại sứ quán Ả Rập Saudi ở Tehran vào sáng 3-1.
Họ đập phá đồ đạc và đốt lửa trước khi cảnh sát đến dập tắt.
Những người biểu tình Iran tụ tập bên ngoài đại sứ quán trên để phản đối việc Ả Rập Saudi xử tử giáo sĩ dòng Shi'ite nổi tiếng Sheikh Nimr al-Nimr. Ả Rập Saudi cho rằng giáo sĩ phạm tội khủng bố còn Iran nhận định vụ việc thật phi lý.
Theo thông tin từ ISNA, những người biểu tình sau thời gian tụ tập phản đối đã tiến vào bên trong tòa nhà đại sứ quán Ả Rập Saudi và tiến hành đốt, phá. Những bức ảnh chụp cảnh này được chia sẻ rộng trên trang mạng xã hội và lan tràn khắp nơi. Cảnh sát trưởng Tehran có mặt để vãn hồi trật tự.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran Hossein Jaber Ansari kêu gọi bình tĩnh và nói không nên có nhiều cuộc biểu tình bên ngoài các trụ sở ngoại giao của Ả Rập Saudi tại nước này.
Trong khi đó, chính phủ Mỹ cũng bày tỏ sự quan ngại việc Ả Rập Saudi xử tử giáo sĩ dòng Shi'ite nổi tiếng Sheikh Nimr al-Nimr. Mỹ cho rằng việc này có thể làm tăng căng thẳng giáo phái và kêu gọi các nhà lãnh đạo ở Trung Đông phải nỗ lực gấp đôi để giảm căng thẳng leo thang trong khu vực. "Chúng tôi tái khẳng định lời kêu gọi chính phủ Ả Rập Saudi tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, đảm bảo thủ tục tố tục tư pháp công bằng, minh bạch trong tất cả các trường hợp” - John Kirby, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố ngay sau khi Ả Rập Saudi xử tử Sheikh Nimr al-Nimr và 46 người khác tội khủng bố.
Từ Hawaii, nơi Tổng thống Barack Obam và gia đình đang đi nghỉ, Phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Ben Rhodes cho biết Mỹ đã kêu gọi Ả Rập Saudi kềm chế, tôn trọng nhân quyền, giảm căng thẳng giáo phái.
Phía Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng ngày 2-1 nhận định rằng vụ xử tử Sheikh Nimr al-Nimr sẽ gây ra căng thẳng sắc tộc, ảnh hưởng an ninh khu vực.
Ông al-Nimr là người đi đầu trong cuộc biểu tình chống chính phủ bùng lên ở tỉnh Eastern của vương quốc giàu dầu mỏ trong năm 2011. Phát biểu hồi tháng 10-2014, em trai của ông al-Nimr cho biết ông đã bị buộc tội “tìm kiếm sự can thiệp của nước ngoài” vào vương quốc, “bất tuân lệnh cai trị” và dùng vũ khí chống lại lực lượng an ninh. Các vụ hành quyết 47 người diễn ra tại 12 thành phố ở Ả Rập Saudi và 4 nhà tù bằng các hình thức bắn và chặt đầu.
Đối thủ chính của Riyadh trong khu vực là Iran và các đồng minh ngay lập tức phản ứng. Lãnh đạo Shi'ite ở Iran nói rằng Ả Rập Saudi sẽ “trả giá đắt” về vụ hành hình quy mô này. Trong khi đó, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố Riyadh đã kích động khủng bố khi hành hình và đàn áp các nhà hoạt động chính trị trong nước. Họ lên án mạnh mẽ việc giết chết ông Nimr. Một lượng lớn cảnh sát Saudi đã được huy động để tăng cường an ninh ở những quận, huyện có nhiều người cùng giáo phái với các tử tù phòng trường hợp biểu tình rộng rãi.
Thị trưởng bị sát hại sau khi nhậm chức 1 ngày
Tân thị trưởng của thành phố Temixco – Mexico bà Gisela Mota đã bị sát hại tại nhà riêng chỉ 1 ngày sau khi nhậm chức.
Thông tin này được ông Graco Ramirez - Thống đốc bang Morelos, miền Nam Mexico cho biết ngày 2-1, bà Gisela Mota bị giết ở nhà riêng tại thành phố Temixco. Phía cảnh sát cho biết 4 tay súng vũ trang đã đột nhập và tấn công bà Gisela Mota, họ đã tiêu diệt được 2 tay súng, bắt giữ 2 tên còn lại.
Bà Gisela Mota tuyên thệ nhậm chức ngày 1-1. Hiện chưa rõ nguyên nhân vì sao nữ tân thị trường này bị sát hại. Một vài thị trưởng tại Mexico bị giết năm 2014 và các băng đảng buôn ma túy bị cáo buộc gây ra các vụ án này.
Bà Gisela Mota, 33 tuổi, là thành viên Đảng Cách mạng Dân chủ cánh tả. Tân thị trường này từng hứa sẽ nỗ lực để “làm sạch” Temixco, một thành phố công nghiệp nơi mà băng đảng ma túy và tội phạm có tổ chức hoành hành.