tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 01-05-2016

  • Cập nhật : 01/05/2016

Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông, chiến lược buộc Bắc Kinh "trả giá"

Bắc Kinh tập trung những hành động hung hăng nhằm củng cố thực trạng mới được tạo ra tại vùng biển châu Á.

hai khu truc ham lassen va wilbur tung thuc hien tuan tra tu do hang hai thach thuc trung quoc o bien dong

Hai khu trục hạm Lassen và Wilbur từng thực hiện tuần tra tự do hàng hải thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

Bản báo cáo vừa công bố của hai chuyên gia Ashlay Townshend và Rory Medcalf thuộc Viện Lowy về chính sách quốc tế nêu rõ, Bắc Kinh tập trung vào những hành động hung hăng nhằm củng cố thực trạng mới được tạo ra tại vùng biển châu Á.

Theo các chuyên gia Úc, chiến lược của Trung Quốc tập trung xung quanh chương trình xây đảo nhân tạo trái phép, và đã bồi lấp hơn 1.214 ha đất trên 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh cưỡng chiếm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hành động của Trung Quốc đã châm ngòi căng thẳng với các nước tuyên bố chủ quyền khác, bao gồm Philippines và Việt Nam và thúc đẩy Mỹ thực hiện các chuyến tuần tra thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trong khi hầu như không thể buộc Trung Quốc triệt thoái các tiền đồn trên, chính sách cấp bách hiện nay bên cạnh việc bảo vệ tự do hàng hải, là ngăn chặn thực trạng đẩy mạnh quân sự hóa hoặc thiết lập một vùng nhận diện phòng không mới để trả đũa ở Biển Đông, chuyên gia Úc đề xuất.

Trung Quốc đã tuyên bố một khu vực nhận diện phòng không vào tháng 11/2013 tại biển Hoa Đông, bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Trong bối cảnh Trung Quốc cố gắng áp đặt yêu sách chủ quyền phi lý, các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể cố thiết lập một vùng nhận diện phòng không tương tự ở Biển Đông.

Mỹ đang lo ngại Trung Quốc có thể sắp bắt đầu khởi động việc bồi lấp, xây đảo nhân tạo tiếp theo tại khu vực bãi cạn Scarborough chiếm được của Philippines năm 2012. Ngày 19/4 vừa qua, Mỹ đã điều 6 máy bay quân sự tiến sát bãi cạn chỉ năm cách bờ biển Philippines khoảng 230km.

Đô đốc Harry Harris, chỉ huy bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã cảnh báo, bổ sung thêm một đường băng nữa vào mạng lưới đương băng và các địa điểm giám sát hiện hữu Trung Quốc sẽ “tạo ra một cơ chế kiểm soát thực tế toàn bộ Biển Đông trong bất cứ kịch bản chiến tranh chớp nhoáng nào”.

Hai chuyên gia Ashlay Townshend và Rory Medcalf gọi chiến lược hiện nay của Trung Quốc là “sự hung hăng tiêu cực”, nơi Bắc Kinh lợi dụng danh nghĩa sự ổn định của khu vực hòng thúc đẩy việc xây dựng đảo nhân tạo trái phép, quân sự hóa khu vực và bành trướng lực lượng hải quân, cũng như tuần tra cưỡng chế nhằm tạo ra khu vực chủ quyền quân sự mới.

Một phần của chiến lược này là mô tả Mỹ và các đồng minh như những kẻ xâm lược. Chiến thuật này đã được sử dụng trong cuộc họp báo hàng tháng mới đây của bộ quốc phòng Trung Quốc. “Cái gọi là chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ đã đẩy tình hình ở Biển Đông vào mất trật tự, hủy hoại sự ổn định khu vực và làm tổn hại đến lợi ích an ninh của các quốc gia ven biển”, phát ngôn viên bộ quốc phòng Trung Quốc Wu Qian cáo buộc.

“Phát biểu của Trung Quốc là ví dụ mới nhất về những cố gắng tuyên truyền của nước này nhằm phác họa Mỹ như một nhân tố khiêu khích chính trên biển. Bằng cách mô tả Mỹ và các đối tác của Mỹ như những lực lượng gây bất ổn, chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc có thể gây lẫn lộn về việc ai đang gây căng thẳng trên biển ở châu Á”, nhà nghiên cứu Townshend vạch rõ.

tsbay11_2942016

Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường trực tại châu Á-Thái Bình Dương

Để chiến đấu với chiến lược hung hăng của Trung Quốc, các nước có lợi ích nên thông qua những giải pháp nhằm áp đặt những cái giá phải trả gián tiếp và trực tiếp đối với Trung Quốc. Khuyến nghị bao gồm:

Tăng cường và mở rộng các biện pháp xây dựng lòng tin về hàng hải và hàng không nhằm đưa quy tắc ứng xử Trung Quốc-Nhật Bản và Trung Quốc-ASEAN lên cấp độ ngang với quy chế Trung Quốc-Mỹ. Bộ quy tắc về những va chạm ngẫu nhiên trên biển nên bao gồm cả các lực lượng tuần duyên và các cơ quan thực thi pháp luật dân sự trên biển khác.

Các quốc gia nên thực thi tự do hàng không và lưu thông trong phạm vi khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo Trung Quốc yêu sách chủ quyền và vùng đặc quyền 200 hải lý tính từ bờ biển Trung Quốc.

Cũng nên mở rộng năng lực hàng hải cho tất cả các nước nhằm phản ứng trước sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc. Bao gồm việc chuyển giao các tàu bè, máy bay và các công nghệ giám sát cho phép các nước như Philippines và Malaysia tuần tra vùng biển của nước mình.

Mở rộng chiến dịch chỉ trích ngoại giao nhằm vào danh tiếng như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế của Trung Quốc, bao gồm tăng cường ủng hộ vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế.


Cánh hữu gây địa chấn trên chính trường châu Âu

Châu Âu choáng váng khi đảng Tự do (FPÖ) có tư tưởng chống người nhập cư ở Áo đã thắng to trong vòng bầu cử tổng thống đầu tiên ngày 24/4 vừa rồi.

Điều này có nghĩa, lần đầu tiên từ năm 1945, Áo sẽ có một tổng thống không thuộc hai chính đảng lớn. Sự trỗi dậy của đảng Tự do ở Áo góp thêm vào làn sóng trỗi dậy dồn dập của các đảng cánh hữu ở châu Âu.
“Địa chấn” chính trị ở Áo

Sau khi số phiếu của toàn bộ các khu vực được kiểm, ông Norbert Hofer thuộc FPÖ giành được 35,3% phiếu bầu, trong khi hai ứng cử viên thuộc hai đảng cầm quyền là Dân chủ Xã hội (SPÖ) và đối tác trong liên minh trung hữu là đảng Nhân dân (ÖVP) không thể giành nổi vị trí về nhì, để vuột cơ hội tham gia bầu cử vòng hai vào ngày 22/5 tới cho ứng cử viên đảng Xanh. Họ chỉ giành được hơn 20% phiếu bầu, một kết quả thảm hại so với tổng số 80% phiếu bầu trong cuộc bầu cử cách đây 6 năm. 
 
 
ung cu vien norbert hofer cua dang tu do bo phieu trong vong mot cuoc bau tong thong ao. anh: afp/ttxvn

Ứng cử viên Norbert Hofer của đảng Tự do bỏ phiếu trong vòng một cuộc bầu tổng thống Áo. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Chức tổng thống ở Áo phần lớn mang tính nghi lễ, nhưng kết quả bầu cử trên được giới phân tích và báo chí nhận định là cơn “địa chấn chính trị” ở Vienna. Mặc dù kết quả vòng 1 khiến nhiều người Áo bị sốc, nhưng cũng dễ hiểu trong bối cảnh cử tri Áo mang trong mình nỗi bất bình sâu sắc với giới cầm quyền. Chỉ có 12% người dân cho rằng đất nước đang đi đúng hướng, so với 52% số người nói ngược lại. 

Một khảo sát còn cho thấy đảng FPÖ sẽ dễ dàng thắng trong bầu cử quốc hội nếu cuộc bầu cử này được tổ chức ngay bây giờ. Đảng này đã lợi dụng tâm lý lo sợ của người dân Áo trước làn sóng người tị nạn ồ ạt. Tính từ đầu cuộc khủng hoảng di cư tới nay, nếu chia theo bình quân đầu người, nước Áo tiếp nhận người tị nạn nhiều hơn cả Đức. 

Ông Gerfried Sperl, một nhà báo nổi tiếng ở Áo, bình luận: “Vòng bầu cử đầu tiên của ông Hofer cho thấy một tỷ lệ cao người dân Áo thích kiểu chính trị độc tài đã xuất hiện ở Hungary và Ba Lan những năm gần đây: Quốc hội suy yếu, cán cân quyền lực lung lay, phản đối chỉ thị từ Brussels và hạn chế tự do báo chí”.

Sự trỗi dậy của phe cánh hữu

Những gì đang diễn ra ở Áo cũng chính là những gì đã, đang và sẽ xảy ra ở nhiều quốc gia châu Âu - nơi mà phe cực hữu đang trỗi dậy mạnh chưa từng có trong vài năm trở lại đây. 

Trước đó không lâu, hồi tháng 3, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thất bại nặng nề trong bầu cử vùng trước các đối thủ phản đối người nhập cư. Đảng Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) - một đảng có chủ trương chống nhập cư - đã đánh bại liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel để có chân trong nghị viện của ba vùng Baden-Wuerttemberg, Rhineland-Palatinate và Saxony-Anhalt. Số phiếu mà đảng này giành được ở ba vùng trên phần lớn là từ những cử tri lần đầu bỏ phiếu.

Cũng như đảng FPÖ của Áo, đảng cánh hữu AfD của Đức cũng nhân cơ hội khủng hoảng di cư tại châu Âu để “đục nước béo cò”. Có thể nói cuộc khủng hoảng di cư là cơ hội “phục sinh” của đảng AfD non trẻ, mới thành lập năm 2013 bởi một nhóm nhà kinh tế và nhà báo kêu gọi bãi bỏ đồng euro. Đảng AfD năm 2015 còn từng suýt sụp đổ và chỉ được vực dậy khi thay đổi đường lối sang phản đối chính sách tị nạn của chính phủ Đức. Bà Merkel trong một cuộc phỏng vấn từng nói đảng dân túy AfD chỉ là “hiện tượng tạm thời”. Tuy nhiên, nếu không dè chừng, rất có thể cái tạm thời đó sẽ bám rễ, ăn sâu vào nền chính trị chính thống của Đức để trở thành cái cố hữu.

Năm 2015, Ba Lan đã bầu ra một trong những quốc hội có nhiều thành viên theo cánh hữu nhiều nhất châu Âu, hất cẳng các thành viên ôn hòa cầm quyền. Đảng Nhân dân Đan Mạch, một đảng cánh hữu chống EU và người nhập cư, cũng giành được tỷ lệ phiếu bầu nhiều thứ hai trong tổng tuyển cử hồi tháng 6/2015. Theo một khảo sát hồi tháng 8/2015, đảng cực hữu Dân chủ Thụy Điển ngày càng được nhiều cử tri ủng hộ và thậm chí còn được coi là đảng được ủng hộ nhiều nhất Thụy Điển. Tại Hy Lạp, phe phát xít mới Bình minh Vàng giành được số phiếu bầu cao thứ ba trong cả hai cuộc bầu cử quốc hội năm 2015.

Trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2015, các đảng cựu hữu đã có đủ ghế để lập khối riêng, có quyền tiếp cận nguồn quỹ Liên minh châu Âu. Khối này do bà Marine Le Pen thuộc Mặt trận Dân tộc Pháp dẫn đầu, gồm có đảng: Tự do của Hà Lan, Lega Nord của Italy và đảng Tự do của Áo.

Lý giải nguyên nhân cử tri ủng hộ các đảng cựu hữu không khó. Các quốc gia châu Âu từng một thời gần như chỉ toàn người da trắng và Thiên chúa giáo nay phải tiếp nhận một lượng lớn người di cư Hồi giáo từ Trung Đông và Bắc Phi. Trong bối cảnh đó, các đảng đó đã thể hiện tư tưởng thiên hữu của mình ở mọi khía cạnh: có xu hướng chủ nghĩa dân tộc, thích tôn vinh giá trị Thiên chúa giáo, muốn hạn chế nghiêm ngặt tình trạng nhập cư, ủng hộ phúc lợi cho người châu Âu bản địa. 

Thông điệp vận động của họ luôn là phúc lợi của quốc gia phải dành cho chính người dân sinh ra ở đó, đóng thuế ở đó, chứ không phải cho người bên ngoài mới vào. Điều này đánh trúng vào tâm lý của đa số cử tri châu Âu. Khi châu Âu hứng chịu một loạt cuộc khủng bố cùng với rất nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác, người ta đã đổ mọi tội vạ lên đầu người di cư mà trong thực tế, nguyên nhân chính xác không phải vậy. Kết quả là cử tri trút giận lên các chính đảng có chính sách mở cửa với người di cư, quay sang dang tay đón nhận các đảng cực hữu có đường lối dân túy.

Do đó, nếu muốn trụ vững, các chính đảng cầm quyền ở các nước phải đoàn kết, tìm ra một giải pháp hiệu quả cho cuộc khủng hoảng di cư trước khi cánh hữu áp đảo hoàn toàn chính trường châu Âu.(BTT)

Nga kịch liệt phản đối kế hoạch NATO lập “Đội tàu nhỏ Biển Đen”

Bà Zakharova cho biết, nếu “Đội tàu nhỏ Biển Đen” của NATO được thành lập, Nga sẽ đáp trả đích đáng.

Hãng tin TASS ngày 28/4 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, kế hoạch thành lập “Đội tàu nhỏ Biển Đen” của Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) sẽ làm suy yếu an ninh, ổn định và buộc Nga phải có biện pháp đáp trả.

tau cua cac nuoc thanh vien nato tham gia hoat dong dien tap. (anh: hai quan my).

Tàu của các nước thành viên NATO tham gia hoạt động diễn tập. (Ảnh: Hải quân Mỹ).

Bà Maria Zakharova nói: “Các quan chức cấp cao của NATO chưa đưa ra bình luận nào về dự án có vấn đề này. Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, Romania đang cố gắng để thúc đẩy đưa kế hoạch này vào chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Warsaw tháng 7 tới”.

Bà Zakharova lưu ý: “Nếu kế hoạch nói trên được thực hiện, nó sẽ không giúp ích cho hòa bình trong khu vực. Cùng với việc triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở Deveselu cũng như cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ và NATO tại Romania và một số nước khác, họ chỉ mong muốn đẩy mạnh hoạt động quân sự ở khu vực gần biên giới với Nga”.

“Điều này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng an ninh và ổn định trong khu vực, buộc Nga phải có biện pháp đối phó phù hợp để bảo đảm an ninh của chính mình” - bà Zakharova nhấn mạnh.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, ý tưởng này được Romania đề xuất với ý đồ tạo ra một tiền đồn ở sườn phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) hòng kiềm tỏa sức mạnh của Nga.

Bà Zakharova cho rằng, Romania đã làm mọi cách có thể để hối thúc Mỹ tăng cường sự hiện diện của các lực lượng NATO ở Biển Đen. Trong đó bao gồm cả ý tưởng tạo ra một lực lượng NATO đồn trú vĩnh viễn ở vùng biển này. Theo đại diện của Romania, đây sẽ là “thành phần bổ sung tự nhiên” cho các lực lượng trên bộ của NATO hoạt động trong khu vực.

Với kế hoạch của Romania, tàu hải quân của một số quốc gia thành viên NATO bao gồm Bulgaria, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lập một “đội tàu nhỏ” và được sự hỗ trợ luân phiên của một số thành viên khác như Mỹ, Anh, Đức, Italy và Pháp.


Đánh bom liều chết ở Iraq làm 24 người chết

Một kẻ đánh bom liều chết ngày 30/4 lái xe vào một khu chợ đông người ở ngoại ô thủ đô Baghdad làm ít nhất 24 người chết và hơn 40 người bị thương.

Reuters cho biết, sự việc xảy ra ở khu chợ quận Nahrawan, ngoại ô thủ đô Baghdad về phía đông nam. Chiếc xe phát nổ gần một đoàn người Shiite hành hương đi qua đây.

hien truong mot vu danh bom lieu chet o iraq. anh: reuters

Hiện trường một vụ đánh bom liều chết ở Iraq. Ảnh: Reuters

Cảnh sát cho biết con số thương vong ban đầu là 24 người thiệt mạng và ít nhất 40 người bị thương. Tuy nhiên, họ lo ngại con số có thể tăng lên do số nạn nhân cao, và vụ việc xảy ra ở nơi đông người.

Hiện chưa có tổ chức nào tuyên bố nhận trách nhiệm vụ tấn công. Tuy nhiên, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thường tiến hành những vụ khủng bố nhằm vào thường dân xung quanh thủ đô Baghdad.

Iraqnahrawan

Vụ tấn công xảy ra ở quận Nahrawan phía đông nam Baghdad. Ảnh: BBC

Theo Phái bộ hỗ trợ của Liên Hợp Quốc tại Iraq, tổng cộng 1.119 người Iraq đã thiệt mạng và hơn 1.560 người bị thương trong những vụ khủng bố, tấn công bạo lực và xung đột vũ trang trong tháng 3 vừa qua. Trong số người chết, thường dân chiếm đến 575 người, phần lớn là người dân Baghdad.

Vùng phía Bắc và Tây Iraq là nơi thường chứng kiến những vụ bạo lực, từ khi phiến quân IS bắt đầu chiến dịch đánh chiếm lãnh thổ Iraq vào tháng 6/2014.


Trung Quốc ủng hộ điều kiện về chương trình hạt nhân của Triều Tiên

Ngày 29/4, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) Lưu Kết Nhất cho biết đề xuất của CHDCND Triều Tiên, theo đó Bình Nhưỡng sẽ tạm ngừng chương trình hạt nhân nếu Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận chung, xứng đáng được đưa ra xem xét.

hinh anh truyen hinh dua tin ve vu phong vat the bay ma trieu tien tuyen bo la ten lua dan dao xuat phat tu tau ngam, duoc chieu tren man hinh o nha ga tau hoa seoul, han quoc ngay 23/4. anh: thx/ ttxvn

Hình ảnh truyền hình đưa tin về vụ phóng vật thể bay mà Triều Tiên tuyên bố là tên lửa đạn đạo xuất phát từ tàu ngầm, được chiếu trên màn hình ở nhà ga tàu hỏa Seoul, Hàn Quốc ngày 23/4. Ảnh: THX/ TTXVN

 

Ông Lưu nêu rõ: "Tôi nghĩ bất cứ đề xuất nào, dù do bên nào đưa ra, miễn là nó giúp ích cho một giải pháp có thể đóng góp vào việc giải trừ hạt nhân hay hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tên, đều cần được nghiên cứu cẩn thận".

Đại sứ Trung Quốc cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có cách tiếp cận đa chiều đối với tình hình Triều Tiên, đồng thời khẳng định các biện pháp trừng phạt và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an là không đủ để giải quyết vấn đề Triều Tiên. Theo ông, các quốc gia cần làm việc trực tiếp với Bình Nhưỡng để xoa dịu căng thẳng.

Mỹ quyết tâm đàm phán triển khai THAAD ở Hàn Quốc

Trong một diễn biến khác ngày 29/4, Nhà Trắng khẳng định rằng bất chấp sự phản đối của Trung Quốc và Nga, các cuộc đàm phán về việc thiết lập Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc sẽ được tiếp tục, sau các vụ thử vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Trả lời báo giới, Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho hay: "Các cuộc thảo luận này đang diễn ra. THAAD nhằm vào mối đe dọa từ Triều Tiên, chứ không phải Trung Quốc hay Nga".

Trong diễn biến liên quan cùng ngày, các nhà ngoại giao Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đang thảo luận về một bản dự thảo tuyên bố kêu gọi thực thi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhằm vào Triều Tiên trên toàn cầu, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành phóng thử các tên lửa tầm trung. 

Theo tuyên bố dự thảo này, tất cả các nước thành viên của LHQ có hạn chót là ngày 31/5 để báo cáo về "những biện pháp cụ thể" đã tiến hành nhằm thực thi nghị quyết trừng phạt.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin thế giới đọc nhanh sáng 03-05-20161

    Tin thế giới đọc nhanh sáng 03-05-2016

    Ông Saakashvili nói về “chiêu thức” loại cựu thủ tướng Ukraine Yatsenyuk
    Saudi Arabia hứng chịu hơn 60 triệu vụ tấn công mạng trong 2015
    Hàn Quốc: Triều Tiên đã hoàn tất việc chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân mới
    IS công bố danh sách truy sát 75 lính Mỹ
    Indonesia rung chuyển bởi động đất lớn

  • Tin thế giới đọc nhanh 03-05-20162

    Tin thế giới đọc nhanh 03-05-2016

    NATO bắt đầu tập trận quy mô lớn ngay sát biên giới Nga
    Ngoại trưởng Kerry: Mỹ chờ đợi sự hợp tác của Nga trong vấn đề Syria
    Yonhap: Bắc Triều Tiên tạm thời cấm đám cưới và đám tang
    Donald Trump: Không thể để Trung Quốc tiếp tục “cưỡng bức” Mỹ
    Tổng Thư ký NATO tuyên bố không muốn chạy đua vũ trang với Nga

  • Tin thế giới đọc nhanh trưa 02-05-20163

    Tin thế giới đọc nhanh trưa 02-05-2016

    Khi nào có thể bắt liên lạc với người ngoài hành tinh?
    Nga cho nổ tung nhà thờ Hồi giáo chứa bom
    Thêm nhiều người Anh ủng hộ ở lại EU
    Trung Quốc ép Malaysia trục xuất người Đài Loan về đại lục
    Rắc rối tuần tra chung giữa Indonesia, Philippines và Malaysia

  • Tin thế giới đọc nhanh sáng 02-05-20164

    Tin thế giới đọc nhanh sáng 02-05-2016

    Thổ Nhĩ Kỳ: Đuổi việc hơn 400 nhà báo của truyền thông đối lập
    Ngoại trưởng Nga nêu những nguy cơ toàn cầu và cách giáng trả
    Chính phủ Merkel cho rằng G8 biến mất vĩnh viễn
    Đại sứ Ấn tại Hàn Quốc kêu gọi bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông
    Nghị sĩ Mỹ đề nghị "đổi" Crimea lấy dỡ bỏ cấm vận Nga

  • Tin thế giới đọc nhanh 02-05-20165

    Tin thế giới đọc nhanh 02-05-2016

    Trung Quốc huấn luyện quân sự ngư dân, xua xuống Biển Đông
    Căng thẳng Nhật-Trung sẽ hạ nhiệt vào tháng 9 tới?
    Đài Loan triển khai tàu tuần tra xung quanh đảo Nhật Bản
    Ông Putin sa thải một loạt quan chức cấp cao
    Đánh bom xe kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều binh sĩ thương vong

  • Tin thế giới đọc nhanh chiều 01-05-20166

    Tin thế giới đọc nhanh chiều 01-05-2016

    NATO xem xét đưa 16.000 quân áp sát biên giới Nga
    Nga - Trung sắp diễn tập phòng thủ tên lửa chung lần đầu tiên
    Người biểu tình xông vào đập phá tòa nhà Quốc hội Iraq
    Triều Tiên lần đầu tiên xảy ra cướp ngân hàng
    Trung Quốc tập trận đổ bộ đảo trên Biển Đông

  • Tin thế giới đọc nhanh sáng 01-05-20167

    Tin thế giới đọc nhanh sáng 01-05-2016

    IS có thể thành lập vương quốc Hồi giáo ở ngay Đông Nam Á
    Điện Kremlin bác tin đồn cấp quốc tịch Nga cho ông Yanukovych
    Nhật Bản giúp Ukraine lập lực lượng cảnh sát mạng
    Mỹ bất ngờ đổ quân khống chế khu vực chiến lược đông bắc Syria
    Trung Quốc đấu dịu để cải thiện quan hệ với Nhật Bản

  • Tin thế giới đọc nhanh 01-05-20168

    Tin thế giới đọc nhanh 01-05-2016

    Nga phát triển vũ khí bí mật có thể khiến không quân Mỹ tê liệt
    Venezuela: Phe đối lập hoàn tất thủ tục đầu tiên phế truất Tổng thống
    Dấu chân Trung Quốc tại Lào gây nghi ngại về vấn đề Biển Đông
    Nga thách thức Mỹ sau vụ chặn chiến đấu cơ trên biển Baltic
    Nga phát triển tên lửa bất khả xâm phạm đối với hệ thống lá chắn của NATO

  • Tin thế giới đọc nhanh trưa 30-04-20169

    Tin thế giới đọc nhanh trưa 30-04-2016

    Trung Quốc lên kế hoạch hợp tác hàng hải ở Biển Đông
    Ukraine ra lệnh bắt giữ Tư lệnh hạm đội Biển Đen của Nga
    Mỹ cảnh báo Trung Quốc mất uy tín nếu phớt lờ phán quyết của tòa quốc tế
    Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy ở Viễn Đông
    Cháy sân bay Thượng Hải, 2 người chết

  • Tin thế giới đọc nhanh sáng 30-04-201610

    Tin thế giới đọc nhanh sáng 30-04-2016

    Biển Đông nóng, tàu sân bay Mỹ không được tới Hong Kong
    Trung Quốc sẽ dùng Hồ sơ Panama để đả hổ?
    Nga và Mỹ nhất trí về cơ chế ngừng bắn ở Syria từ nửa đêm nay
    Một loạt nước EU ủng hộ dỡ bỏ trừng phạt Nga
    Trung Quốc ngang ngược cảnh báo “hậu quả tiêu cực” nếu Philippines thắng vụ kiện Biển Đông