tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 01-05-2016

  • Cập nhật : 01/05/2016

IS có thể thành lập vương quốc Hồi giáo ở ngay Đông Nam Á

IS chưa thành lập một nước ở Đông Nam Á, song "có thể điều đó sẽ xảy ra trong năm nay, khi gọng kìm của chúng ở Syria và Iraq đang suy yếu".

ao mang chu de is duoc bay ban cong khai o selangor, malaysia.

Áo mang chủ đề IS được bày bán công khai ở Selangor, Malaysia.

Trong khi Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang suy yếu ở Trung Đông, các chuyên gia nói rằng chúng có thể nhằm đến Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines để hoạt động và thúc đẩy tuyên bố thành lập vương quốc Hồi giáo tại đây.

Các chuyên gia chống khủng bố nói rằng, lịch sử du kích quân sự từ lâu của khu vực và số nhóm cực đoan đang nổi lên ủng hộ hệ tư tưởng của IS đã khiến mạng lưới này thấy khu vực Đông Nam Á trở nên hấp dẫn.

Các mục tiêu chúng có thể nhắm tới bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore, nơi các mạng lưới khủng bố Jemaah Islamiah (JI) và Jemaah Anshar Khilafah cũng như Abu Sayyaf đang hoạt động.

"Những khu vực ẩn náu đang tồn tại này là nơi IS thích bàm rễ" - Patrick Skinner, chuyên gia thuộc công ty tư vấn an ninh có trụ sở tại New York The Soufan Group nhận xét.

"Không có những thứ như một vương quốc bí mật, chúng cần một nơi để người của chúng đến, nơi chúng có thể nói: Đây là nơi cắm cờ của chúng ta".

Skinner, cựu quan chức của CIA, đã ra điều trần trước Ủy ban An ninh nội địa của Hạ viện Mỹ hôm 27.4 về mối đe dọa khủng bố ở khu vực đông nam Á.

Ông nói rằng mặc dù IS chưa thành lập một nước ở Đông Nam Á, song "có thể điều đó sẽ xảy ra trong năm nay, khi gọng kìm của chúng ở Syria và Iraq đang suy yếu".

Skinner cho biết, IS cũng xem Libya "là nơi khó khăn để tồn tại và mở rộng, và rất có thể những nơi như miền nam Philippines sẽ là ưu tiên tiếp theo".

Các nhà phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu khủng bố và bạo lực chính trị Quốc tế thuộc Trường nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore (RSIS) khẳng định rằng, IS đã bắt đầu một chiến dịch thiết lập một vương quốc Hồi giáo của chúng ở khắp Châu Á.

Hai học giả Jasminder Singh và Muhammad Haziq Jani tiết lộ trong một báo cáo rằng, để thực hiện tầm nhìn về một vương quốc Hồi giáo, người sáng lập IS Abu Bakr al-Baghdadi đã thu nạp các nhóm quân nhân ở Đông Nam Á bằng học thuyết của IS, biến chúng thành một lực lượng thống nhất.

Tuy nhiên tiến sĩ Joseph Liow, hiệu trưởng RSIS, viết trong một báo cáo hôm 29.4 rằng, chủ nghĩa khủng bố còn lâu mới bị xóa bỏ, song mối đe dọa của IS ở Đông Nam Á vẫn ở mức thấp.

"Một yếu tố có thể gây ra thay đổi là sự cố ý chuyển chú ý của IS sang Đông Nam Á" - ông Liow nói. "Tuy nhiên điều đó có vẻ không xảy ra lúc này bởi IS còn đang giành ưu tiên giữ đất ở Iraq và Syria, và mở rộng cuộc chiến của chúng sang Libya hay Châu Âu".

Ông cho rằng các chính phủ trong khu vực ngày nay đã được chuẩn bị đối phó tốt hơn với khủng bố so với 15 năm trước, nhờ cải thiện sự hợp tác giữa họ và vơi sự giúp đỡ của Mỹ.


Điện Kremlin bác tin đồn cấp quốc tịch Nga cho ông Yanukovych

Phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đã bình luận về thông báo cấp quốc tịch Nga cho ông Yanukovych.
Điện Kremlin bác tin đồn cấp quốc tịch Nga cho ông Yanukovych
Bình luận về tin này, ông nói rằng Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) không làm công việc cấp quốc tịch Nga.
Trước đó, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện thông tin dẫn nguồn từ Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) về việc cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và cựu Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov đã nhận quốc tịch Nga để có được sự bảo vệ của nước này.
"Tôi không nghĩ rằng Tổ chức Minh bạch Quốc tế làm công việc cấp quốc tịch Nga và có được thông tin về vấn đề này", ông Peskov cho biết khi trả lời câu hỏi về việc này.

Nhật Bản giúp Ukraine lập lực lượng cảnh sát mạng

Nhật Bản đã sẵn sàng hỗ trợ Ukraine trong việc thành lập lực lượng cảnh sát mạng.

Ngày 30/4, Đại sứ Nhật Bản tại Ukraine Shigeki Summa tuyên bố Tokyo sẵn sàng hỗ trợ Kiev trong việc thành lập lực lượng cảnh sát mạng.

Phát biểu trong cuộc gặp Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov, ông Summa lưu ý rằng sự trợ giúp của phía Nhật Bản trong lĩnh vực này sẽ là hỗ trợ tài chính, tư vấn và chuyên gia.

Nhà ngoại giao Nhật Bản cho biết Tokyo đánh giá cao Nội các mới của Kiev và hy vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác phát triển hơn nữa.

Chính phủ hai nước đã ký kết thỏa thuận liên quan tới chương trình viện trợ cho Kiev, trong khuôn khổ đó dự trù cung cấp 9.000 bộ đồng phục theo nhu cầu của Vệ binh Quốc gia Ukraine.

Mỹ bất ngờ đổ quân khống chế khu vực chiến lược đông bắc Syria

Theo hãng tin quốc gia SANA, Bộ Ngoại giao Syria vừa bày tỏ quan ngại trước thông tin về việc 150 quân nhân Mỹ đã đặt chân đến tỉnh al-Hasakah của nước này
 

binh linh my len may bay van tai hang nang c-130 hercules

Binh lính Mỹ lên máy bay vận tải hạng nặng C-130 Hercules

... Hôm 28-4, nguồn tin của cơ quan thông tin người Kurd ở Syria tuyên bố rằng, 150 người đầu tiên trong số 250 lính Mỹ đã đổ bộ xuống thị trấn Rmelan, thuộc tỉnh al-Hasakah, hiện do người Kurd kiểm soát. Theo nguồn tin, trong số đó có các huấn luyện viên và nhân viên tình báo.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25-4 đã công bố quyết định gửi thêm 250 quân đến giúp các đồng minh địa phương trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS), nhằm giải phóng và giữ vững được thành trì chính của IS ở Syria là thành phố Raqqa.

Theo Lầu Năm Góc, lực lượng binh sĩ bổ sung sẽ giúp các tay súng người Kurd đạt được mục đích củng cố và mở rộng thành công của chiến dịch quân sự tại Syria. Tuy nhiên, những người lính Mỹ sẽ không tham chiến với IS, mà chỉ tham gia đào tạo lực lượng địa phương.

san bay rmeilan my dang don tru cach thu phu qamishli cua tinh al-hasakah chua day 70km

Sân bay Rmeilan Mỹ đang đồn trú cách thủ phủ Qamishli của tỉnh al-Hasakah chưa đầy 70km

Việc ông Obama gửi thêm quân đến Syria được coi là một bất ngờ bởi chỉ vài ngày trước đó, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố trước báo giới rằng, việc triển khai quân bộ binh của Anh hay Hoa Kỳ để tiến hành chiến dịch quân sự trên bộ ở Syria sẽ là một sai lầm trầm trọng.

Được biết, Mỹ đã có ý đồ triển khai quân và xây dựng căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực tự trị của người Kurd từ trước đây khá lâu. Vào thượng tuần tháng 1 vừa qua, không quân Mỹ đã đưa lực lượng đến tu sửa một sân bay quân sự ở Rmelan để chuẩn bị trước chỗ đứng.

Ngay từ tháng 10-2015, Không quân Mỹ đã đưa quân đến trấn thủ, đồng thời chuẩn bị xây dựng đường băng và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của sân bay Rmelan, đủ để phục vụ việc cất và hạ cánh, không chỉ của máy bay trực thăng mà còn cả máy bay chiến đấu.

Báo Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận với YPG để tiếp quản quyền kiểm soát căn cứ không quân Rmelan. Có sân bay này, Mỹ có thể tiếp tế cho người Kurd từ Iraq hoặc Thổ Nhĩ Kỳ và yểm trợ của các hoạt động của cho Các đơn vị dân quân người Kurd (YPG).

Sân bay Rmelan có vị trí chiến lược quan trọng do vị trí này có thể khống chế ngã 3 biên giới với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Địa điểm này cũng được coi là nằm trong khu vực có nhiều mỏ dầu trữ lượng lớn, không chỉ ở vùng đông bắc Syria và con trong toàn quốc.

Từ Rmelan đến thành phố Qamishli - thủ phủ của tỉnh al-Hasakah, nơi quân đội Syria vừa xảy ra xung đột với lực lượng cảnh sát người Kurd (Asayish) chỉ vẻn vẹn chưa đầy 70km. Nếu cần, Mỹ có thể đổ quân chi viện cho lực lượng người Kurd ở đây trong vòng 1h.

Trước đây, sau khi truyền thông Mỹ đưa tin này, chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad phản đối kịch liệt và tuyên bố không cho phép Mỹ lập căn cứ. Tuy nhiên, cũng như hành động không kích ở Syria, Mỹ đã phớt lờ những cảnh báo của Damascus.


Trung Quốc đấu dịu để cải thiện quan hệ với Nhật Bản

Khi tiếp Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 30/4, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói ông mong muốn quan hệ Trung - Nhật "trở lại quỹ đạo bình thường".

Ông Kishida là ngoại trưởng Nhật Bản đầu tiên đến Trung Quốc trong hơn 4 năm qua. Tương tự, không Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nào thăm Nhật kể từ tháng 11/2009.

Theo Kyodo, Thủ tướng Trung Quốc nói đã có một số dấu hiệu cho thấy mối quan hệ song phương đang cải thiện, nhưng vẫn chưa đủ mạnh. Ông mong muốn cả 2 nước cùng nỗ lực để "đưa quan hệ trở lại quỹ đạo bình thường".

Trước đó, Ngoại trưởng Kishida cũng đã hội đàm với người đồng cấp Vương Nghị. Tại đây, Ngoại trưởng Trung Quốc đã khẳng định Nhật Bản là "đối tác để hợp tác", hai bên "không phải là mối đe dọa đối với nhau".

Cuộc hội đàm giữa 2 vị ngoại trưởng kéo dài 4 tiếng, về các vấn đề như tình hình Triều Tiên, Biển Đông và đảo Đài Loan.

thu tuong trung quoc ly khac cuong tiep ngoai truong nhat ban ngay 30/4. anh: reuters

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp Ngoại trưởng Nhật Bản ngày 30/4. Ảnh: Reuters

Ông Vương Nghị đã yêu cầu Nhật Bản có thái độ tích cực hơn đối với Trung Quốc, không hưởng ứng những lời chỉ trích như "mối đe dọa Trung Quốc", Tân Hoa xã đưa tin.

Ngoại trưởng Nhật Bản đáp rằng, ông hy vọng chuyến công tác này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Shinzo Abe có thể gặp gỡ thường xuyên hơn.

Từ khi nhậm chức cuối năm 2012, ông Abe chỉ mới 2 lần hội đàm cùng ông Tập Cận Bình. Cả 2 lần này đều diễn ra bên lề các sự kiện khu vực.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã nỗ lực vượt qua các bất đồng về tranh chấp lãnh thổ và vấn đề lịch sử. Hai nhà lãnh đạo từng gặp mặt hồi tháng 11/2014 và tháng 4/2015.

khu vuc quan dao senkaku/dieu ngu ma trung quoc va nhat ban dang tranh chap. do hoa: daily mail

Khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp. Đồ họa: Daily Mail

Quá trình hàn gắn quan hệ Trung - Nhật vẫn còn nhiều thách thức, chủ yếu xoay quanh vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mối đe dọa gia tăng từ Triều Tiên và những tranh cãi về lịch sử chiến tranh từ thời Thế chiến 2.

Bloomberg dẫn lời một nhà ngoại giao Nhật Bản thừa nhận rằng mối quan hệ với Trung Quốc "vẫn đang rất khó khăn". "Nhật Bản kiên trì cải thiện quan hệ nhưng đây cũng là trách nhiệm của Trung Quốc", vị này nói.

Trước đó, dù sát chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Kishida ngày 25/4 vẫn cáo buộc Bắc Kinh muốn bành trướng trên biển khiến thế giới "vô cùng lo ngại".

Tại hội nghị ngoại trưởng các nước G7 ở Nhật Bản giữa tháng này, bất chấp những ngăn cản từ Trung Quốc, các nước vẫn thảo luận và ra tuyên bố về tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông.

Bắc Kinh rất tức tối trước tuyên bố này của các ngoại trưởng G7. Trung Quốc đã tỏ thái độ phản đối đến từng quốc gia tham dự, cho rằng hội nghị chỉ nên bàn về những vấn đề kinh tế và không nên liên quan đến các tranh chấp.

Sau khi thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Kishida sẽ tiếp tục đến một số nước Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Myanmar, Lào và Việt Nam.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục