tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 30-04-2016

  • Cập nhật : 30/04/2016

Biển Đông nóng, tàu sân bay Mỹ không được tới Hong Kong

Tình hình Biển Đông leo thang căng thẳng và tàu sân bay USS John C.Tennis của Mỹ đành phải ở ngoài Hong Kong (Trung Quốc) sau khi Bắc Kinh từ chối đề nghị liên quan của Washington.

tau san bay my uss john c.tennis.

Tàu sân bay Mỹ USS John C.Tennis.

Quan chức lãnh sự Mỹ yêu cầu giấu tên trên cho hay Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28/4 thông báo với phía Mỹ rằng chuyến thăm của tàu USS John C.Tennis không được cho phép nhưng không nói rõ nguyên nhân.

Trong một văn bản trả lời cuộc điều tra của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Bộ trên ngày 29/4 cho biết các cuộc ghé thăm cảng của các tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ được kiểm tra “trên cơ sở từng trường hợp theo các nguyên tắc chủ quyền và hoàn cảnh cụ thể”. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã thăm tàu USS John C.Tennis trong 2 giờ hôm 15/4, khi con tàu ở vị trí cách 100 km về phía Tây đảo Luzon của Philippines. 

 
Các chuyên gia cho rằng động thái này có thể làm phật lòng Bắc Kinh bởi ông Carter được người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin hộ tống. 

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc từ chối cho phép tàu chiến Mỹ cập cảng. Trong Lễ Tạ ơn năm 2007, Bắc Kinh đã không cho phép tàu USS Kitty Hawk vào Hong Kong sau khi Washington công bố một thoả thuận tên lửa với Đài Loan và Tổng thống Mỹ George Bush gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. 
 
Tuy nhiên, tàu Kitty Hawk được phép cập cảng 5 tháng sau đó, tháng 4/2008, khi quan hệ quân sự Trung-Mỹ trở lại bình thường.

Trung Quốc sẽ dùng Hồ sơ Panama để đả hổ?

Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương ĐCS Trung Quốc đang tiến hành điều tra trong nội bộ đảng đối với các quan chức cấp tỉnh, cấp bộ trở lên.

Động thái trên được đưa ra sau khi Hồ sơ Panama được công bố. Theo đó, Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung Quốc sẽ xem các quan chức nói trên hoặc người dân của họ có các công ty ở nước ngoài hay không.

du kien cac du lieu duoc cong bo trong phan tiep theo cua ho so panama co the tim kiem duoc tren mang.

Dự kiến các dữ liệu được công bố trong phần tiếp theo của Hồ sơ Panama có thể tìm kiếm được trên mạng.

Để phục vụ cho công tác này, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương, ông Vương Kỳ Sơn đã đích thân đưa ra quy định mới với nội dung cốt lõi là tuyệt đối không đưa vào danh sách đề bạt, bổ nhiệm đối với những quan chức cấp tỉnh, cấp bộ trở lên (hoặc người thân của họ) có tài sản ở nước ngoài nhưng chưa báo cáo rõ với tổ chức.

Hiện quy định mới này đã được chuyển đến tận tay các quan chức cấp tỉnh, cấp bộ trở lên.

Các nhà quan sát cho rằng động thái này cho thấy lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đang dựa vào vụ Hồ sơ Panama để làm rõ số lượng quan chức cấp cao và người thân của họ có công ty ở nước ngoài, đồng thời yêu cầu Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương dẫn đầu, tổ chức các cơ quan chức năng tiến hành điều tra.

Trước đó, báo chí nước ngoài liên tục tung ra thông tin liên quan đến tài sản của người thân nhiều nhân vật cấp cao ở Trung Quốc xuất hiện trong Hồ sơ Panama, tên gọi của 11,5 triệu tài liệu về hoạt động của Hãng luật Mossack Fonseca (Panama) do Nhóm phóng viên điều tra quốc tế (ICIJ) tung ra.

Hồ sơ Panama nhắc đến 8 đương kim hoặc cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc. Trong đó, người thân của họ bị cho là sở hữu nhiều tài sản ở nước ngoài được quản lý bởi các công ty thành lập thông qua Mossack Fonseca.

Đến nay chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy những nhân vật bị điểm danh muốn trốn thuế, rửa tiền hay che giấu tài sản. Tuy nhiên, chỉ riêng việc dính đến các công ty hoạt động ở những “thiên đường thuế” như Panama hay quần đảo Virgin (Anh) cũng khiến dư luận xôn xao, đặc biệt khi chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc.

Đặc biệt, giới chính trị gia và giới siêu giàu Trung Quốc có lẽ chưa thể thở phào nhẹ nhõm khi có nhiều thông tin mới cho hay Hồ sơ Panama sẽ tiếp tục được công bố trong đầu tháng 5/2016.

Theo ICIJ, tài liệu mới sẽ được công bố trong cơ sở dữ liệu toàn cầu vào ngày 9/5 tới đây, bao gồm thông tin cơ bản về hơn 200.000 công ty, quỹ tín thác và quỹ đầu tư bí mật nước ngoài có trụ sở tại 21 nơi, từ Hong Kong cho tới Nevada, Mỹ.

ICIJ tuyên bố phần 2 này không phải là dữ liệu về các tư liệu gốc của phần 1 hay dữ liệu cá nhân quy mô lớn mà “có thể là vụ tiết lộ bí mật các công ty nước ngoài và những người đằng sau chúng lớn nhất từ trước đến nay”.


Nga và Mỹ nhất trí về cơ chế ngừng bắn ở Syria từ nửa đêm nay

Hãng thông tấn RIA dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết Nga và Mỹ đã nhất trí về một "cơ chế ngừng bắn" ở Syria từ nửa đêm 29/4.

canh do nat sau vu khong kich o thanh pho aleppo. (nguon: afp/ttxvn)

Cảnh đổ nát sau vụ không kích ở thành phố Aleppo. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo nguồn tin, Nga và Mỹ sẽ hành động như các bên bảo vệ thỏa thuận trên, vốn sẽ được áp dụng ở Latakia và các vùng ngoại ô Damascus.

Trong diễn biến liên quan, người phát ngôn Kremlin Dmitry Peskov cùng ngày khẳng định Nga sẵn sàng liên lạc với tất cả các nước quan tâm tới việc nối lại tiến trình đàm phán hòa bình Syria ở Geneva, đặc biệt là Mỹ.

Ông Peskov cũng đồng thời khẳng định những kênh liên lạc cần thiết đang được sử dụng./


Một loạt nước EU ủng hộ dỡ bỏ trừng phạt Nga

Tại hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vào tháng Sáu, một số quốc gia Liên minh châu Âu có kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Một nguồn tin ngoại giao ở Hy Lạp giải thích rằng nhiều quốc gia châu Âu gắn kết việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt với việc thực hiện thỏa thuận Minsk. Dần dần, các chính trị gia bắt đầu nhận ra rằng để thực hiện thỏa thuận đó Kiev phải tham gia, vì vậy áp lực lên các cơ quan chức năng Ukraine "cần được tăng cường."

"Italy tuyên bố đến tháng Sáu lệnh trừng phạt chống Nga sẽ không tự động gia hạn, vấn đề sẽ được thảo luận. Các nước như Italy, Pháp, Đức, Áo, bày tỏ ủng hộ việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt. Nhưng có một khía cạnh khác là Mỹ, nơi mà sắp tới sẽ bầu cử tổng thống. Tổng thống Barack Obama hết nhiệm kỳ, sẽ có tổng thống khác. Tuy nhiên, cần làm điều đó (dỡ bỏ trừng phạt) ngay bây giờ, chứ không chờ đợi cho đến khi có tổng thống Mỹ tiếp theo", nguồn tin cho biết và nói thêm rằng "bầu không khí ở châu Âu đang thay đổi".

Mới đây, đại biểu Quốc hội Pháp (Hạ viện) đã tiến hành bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết kêu gọi chính phủ các nước không hỗ trợ việc mở rộng các biện pháp trừng phạt của EU chống lại Nga.

Sáng kiến ​​cho cuộc bỏ phiếu này được đưa ra bởi đồng chủ tịch Hiệp hội "Đối thoại Franco-Nga", thành viên Ủy ban Quốc tế Thierry Mariani. 80 đại biểu của Hạ viện đã ủng hộ dự thảo nghị quyết. Các tác giả của văn bản này kêu gọi chính phủ Pháp công nhận "tình trạng toàn hoàn vô hiệu quả" của các lệnh trừng phạt, cho rằng chúng không hề góp phần giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời đe dọa lợi ích của nước Pháp.

Mariani và những người ủng hộ ông cũng kêu gọi từ chối việc gia hạn các lệnh trừng phạt cá nhân chống lại quốc hội Nga, bởi biện pháp này chỉ làm phức tạp quá trình phát triển của mối quan hệ song phương và phá hủy các cuộc đối thoại với phía Nga. Ngoài ra, những người ký tên dưới văn bản trên còn kêu gọi chính phủ Pháp bắt đầu các cuộc đàm phán với Liên bang Nga về việc bãi bỏ lệnh cấm vận của Nga đối với các sản phẩm nông nghiệp.


Trung Quốc ngang ngược cảnh báo “hậu quả tiêu cực” nếu Philippines thắng vụ kiện Biển Đông

Trung Quốc hôm qua 28/4 kêu gọi các nước ASEAN giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông thông qua đối thoại và lớn tiếng cảnh báo “hậu quả tiêu cực” nếu Philippines thắng kiện.
 

ong luu chan dan, thu truong ngoai giao trung quoc. (anh: sputnik)

Ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. (Ảnh: Sputnik)

Hãng tin AFP dẫn lời ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua ngang ngược cho rằng bất cứ phiên tòa xét xử nào cũng đều đi ngược lại Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được Trung Quốc và 10 nước ASEAN ký kết năm 2002.

“Đây không phải là vụ kiện do một tòa án quốc tế đưa ra, đó là vụ kiện do Philippines đơn phương chống lại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc quyết định không tham gia vào”, ông Lưu Chấn Dân nói với báo chí sau cuộc họp thường niên giữa các quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc và ASEAN tại Singapore hôm qua.

Ông Lưu lớn tiếng cảnh báo: “Mọi hành động chệch hướng khỏi DOC sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực”. DOC là thỏa thuận theo đó các bên ký kết cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và các biện pháp ngoại giao.

Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh tòa án quốc tế ở The Hague (Hà Lan) sắp đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền gọi là “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc. Phán quyết dự kiến đưa ra vào tháng 5 hoặc tháng 6 được cho là sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.

Bắc Kinh đến nay vẫn từ chối tham gia vụ kiện mặc dù tòa án quốc tế khẳng định họ có thẩm quyền đưa ra phán quyết có tính chất ràng buộc với cả Trung Quốc do nước này đã tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn ngang ngược tuyên bố rằng tranh chấp cần được giải quyết song phương giữa các nước có liên quan, thay vì thông qua một cơ quan của ASEAN.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục