Kinh tế suy thoái, Nga cân nhắc giảm mua sắm quốc phòng
EU giữ lại Anh trong 'tình trạng đặc biệt'
20% khả năng kinh tế thế giới suy thoái
Triều Tiên muốn có lòng tin từ quốc tế về chương trình không gian
Mỹ bị tố không kích nhầm hai nhân viên sứ quán Serbia ở Libya
Tin thế giới đọc nhanh tối 20-02-2016
- Cập nhật : 20/02/2016
Thổ Nhĩ Kỳ bị tố cáo thiêu sống 150 người Kurd
“Tại huyện Cizre, tỉnh Sirnak, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thiêu sống khoảng 150 người trong những tòa nhà khác nhau. Nhiều thi thể được tìm thấy không còn nguyên vẹn, có những thi thể bị thiêu rụi hoàn toàn nên không thể khám nghiệm tử thi” - nghị sĩ Uca cho biết hôm 18-2.
Tòa nhà ở huyện Cizre, tỉnh Sirnak bị phá hủy trong cuộc tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Twitter)
Bà Uca nói thêm tất cả nạn nhân ở tỉnh Sirnak, giáp ranh với Syria và Iraq, đều là người Kurd.
Theo bà Uca, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tấn công vào tỉnh Diyarbakir, nơi có đa số người Kurd sinh sống. Ít nhất 200 người đang mắc trong các tầng hầm tại tỉnh này.
“Tình hình ở Diyarbakir rất tồi tệ. 200 người bị mắc kẹt trong các tầng hầm nhưng các lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép giải cứu họ” - bà Uca nói.
Mối quan hệ giữa Ankara và lực lượng người Kurd trong nước và tại Syria ngày càng xấu đi. Ankara coi Đảng Công nhân người Kurd (PKK) là một tổ chức khủng bố.
Căng thẳng leo thang kể từ tháng 7-2015 sau khi 33 nhà hoạt động người Kurd thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát ở quận Suruc và hai viên cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ sau đó bị PKK giết chết. Điều này đã khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch chống tổ chức này.
Tokyo chuẩn bị xây dựng tòa tháp chọc trời cao 1,6 km
Theo CNN, tòa nhà khủng này có tên gọi Sky Mile Tower được thiết kế bởi hai tập đoàn Kohn Pedersen Fox (KPF) và công ty kỹ thuật Leslie E. Robertson (LERA). Tòa nhà sẽ có chiều cao khoảng 1.600 mét.
Việc xây dựng tòa tháp này là một phần trong dự án “Next Tokyo 2045”, dự án chung giữa hai công ty trên nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển. Mong muốn của dự án là nhằm tạo ra một siêu TP với cơ sở hạ tầng kiên cố.
Tokyo, cũng giống như những TP ven biển có độ cao thấp và chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai khác, đang phải đối mặt với các mối đe dọa như mực nước biển tăng cao và bão lớn. Khu vực xây dựng của dự án sẽ nằm trong vùng đất quy hoạch của vịnh Tokyo và trong tương lai sẽ là nơi sinh sống của 500.000 người.
Ông David Malott, Giám đốc của KPF, chia sẻ với CNN rằng: “Next Tokyo là tầm nhìn mới cho tương lai của TP dựa trên những thách thức mà hiện nay chúng ta đang đối mặt. Dự án Next Tokyo sẽ áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để xây dựng một TP hướng tới tương lai”.
Dựa vào bản thiết kế tòa tháp mà công ty này cung cấp, xung quanh tòa tháp được lắp đặt các “hòn đảo” lục giác nhân tạo có kích thước khác nhau (với bề rộng khoảng 153 m đến 1,5 km) nhằm ngăn chặn các con sóng lớn, trong khi đó vẫn tạo điều kiện để tàu thuyền qua lại. Ngoài ra, tòa tháp này còn có chức năng làm hồ chứa nước ngọt và sử dụng làm nông trại đô thị.
Mặc dù chưa có kế hoạch chính thức về huy động vốn xây dựng tòa tháp "khủng" này nhưng các nghiên cứu về những kỹ thuật công nghệ cần thiết để xây dựng chúng đã được soạn thảo trong một báo cáo của Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị (CTBUH).
Ngoài ra còn bốn tòa nhà nữa đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021, trong đó có tháp Jeddah của Saudi Arabia với chiều cao 1 km.
Úc và áp lực tuần tra áp sát đảo nhân tạo
Chính quyền Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đang đối mặt với lời kêu gọi triển khai tàu hoặc máy bay quân sự tới gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông.
Phát ngôn viên phụ trách quốc phòng của phe đối lập Úc, nghị sĩ Stephen Conroy, cho biết các quốc gia như Úc nên chứng minh không dễ bị Trung Quốc bắt nạt bằng cách triển khai một cuộc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh ở biển Đông.
Theo ông Conroy, lực lượng quốc phòng Úc trước đó triển khai hoạt động tuần tra, giám sát ở biển Đông nhưng chưa bao giờ tiếp cận trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Ông lưu ý luật pháp quốc tế cho phép quân đội Úc đi tàu hoặc bay gần các đảo ở biển Đông. "Trung Quốc đang cố tuyên bố chủ quyền phạm vi 12 hải lý nhưng không phù hợp luật pháp quốc tế" - ông Conroy nhấn mạnh.
Lời kêu gọi được đưa ra trong khi Thủ tướng Turnbull và người đồng cấp New Zealand John Key hội đàm ở TP Sydney hôm 19-2 để thảo luận một loạt vấn đề bao gồm an ninh khu vực.
Hai nhà lãnh đạo đề nghị tất cả các nước liên quan ở biển Đông cần “ngăn chặn hoạt động cải tạo, xây dựng và quân sự hóa của Trung Quốc, đồng thời tiến hành các bước làm giảm căng thẳng trong khu vực”.
Chính phủ ông Turnbull cho phép không quân Úc bay tuần tra trên biển Đông và một chuyến bay như thế được xác nhận vào tháng 12-2015. Theo báo Guardian (Anh), Úc có khuynh hướng tuần tra trên không hơn là trên biển.
Trong khi đó, Công đảng đối lập ở Úc cam kết sẽ triển khai tàu chiến tới gần các đảo nhân tạo ở biển Đông nếu chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tới, theo trang ABC News.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Xu Bi tháng 10-2015. Ảnh: EPA
Trang Australia Financial Review ngày 19-2 cho hay Mỹ đang khuyến khích Úc phái tàu và máy bay tới gần các đảo nhân tạo để thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực. Tại cuộc họp ở Nhà Trắng hồi tháng trước, Thủ tướng Turnbull đã thảo luận với Tổng thống Barack Obama về tình hình căng thẳng ở biển Đông. Ông Turnbull cũng gặp Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, để thảo luận vấn đề.
Tháng 10 năm ngoái, Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen áp sát đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cuối tháng 1 vừa qua, khu trục hạm tên lửa Curtis Wilbur của Mỹ cũng tuần tra quanh đảo Tri Tôn ở quần đảo Hoàng Sa. Úc ủng hộ cả hai hoạt động “thực thi quyền tự do hàng hải” của Mỹ, sau đó bị Trung Quốc lên án.
Khoảng 2/3 giá trị hàng hóa thương mại của Úc (và 30% trong tổng số 19 ngàn tỉ USD giao dịch toàn cầu) đi qua biển Đông nhưng Canberra ngại đụng chạm đến Bắc Kinh vì đó là đối tác thương mại lớn nhất của nước này
Trung Quốc bị cáo buộc “đạo đức giả”
Trung Quốc bị cáo buộc là “đạo đức giả” sau khi Ngoại trưởng Vương Nghị khuyên Úc không nên mua tàu ngầm của Nhật Bản vì “cảm xúc của các quốc gia châu Á” trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.
Ông Vương Nghị nói: “Chúng tôi hy vọng trong việc hợp tác quân sự với Nhật Bản, Úc nên xem xét đầy đủ bối cảnh lịch sử và cân nhắc cảm xúc của các quốc gia châu Á vì chuyện lịch sử đó. Chúng tôi mong Úc sẽ có các hành động cụ thể nhằm hỗ trợ sự phát triển hòa bình của Nhật Bản và nỗ lực của Tokyo nhằm duy trì hiến pháp hòa bình và không làm điều ngược lại”.
Phát biểu được Ngoại trưởng Vương Nghị đưa ra hôm 17-2 tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Úc Julie Bishop nhân chuyến thăm Bắc Kinh của bà.
Bình luận về phát ngôn trên, ông Yoichi Shimada - giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường ĐH Fukui Prefectural – chỉ trích: “Thật là đạo đức giả khi nói rằng Nhật hay Úc đang làm mất cân bằng trong khu vực, nhất là khi ông ấy phát biểu vào đúng ngày các tên lửa phòng không bị phát hiện trên một đảo ở biển Đông mà Bắc Kinh chiếm đóng”.
Chính trong ngày 17-2, đài Fox News của Mỹ công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Bắc Kinh chiếm giữ.
Ông Shimada nói thêm: “Các chính phủ trong khu vực đều thừa nhận hiệnTrung Quốc là quốc gia hung hăng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tôi hoàn toàn cho rằng Úc sẽ phớt lờ Bắc Kinh”.
Các máy bay chiến đấu quân sự Úc từng thực hiện các chuyến bay gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bối lấn phi pháp trên biển Đông, khiến Bắc Kinh yêu cầu các máy bay này phải rời “không phận Trung Quốc” ngay lập tức.
Theo ông Shimada, “đây là một dạng gây hấn, khiến Úc và các quốc gia khác phải tăng cường các khả năng quân sự”. “Trong khi Trung Quốc yêu cầu các nước khác không chế tạo các tàu ngầm mới thì chính họ lại đang khẩn trương chế tạo thêm nhiều tàu ngầm. Đó chẳng phải là một kiểu đạo đức giả hay sao?” - ông Shimada hỏi.
Ngoại trưởng Vương Nghị hôm 17-2 có cuộc cuộc họp báo chung với người đồng cấp Úc Julie Bishop tại Bắc Kinh. Ảnh: EPA
Cư dân mạng Nhật Bản trên các trang tin như Japan Today cũng có những bình luận tương tự với phát ngôn của ông Shimada về sự can thiệp của Trung Quốc đối với thỏa thuận tàu ngầm Nhật-Úc.
Người có nickname OssanAmerica viết: “Trung Quốc nói mãi vai trò của Nhật trong Chiến tranh Thế giới lần thức 2 từ 70 năm về trước, ấy vậy mà họ lại đưa tên lửa tới biển Đông. Chỉ 1 tháng trước, họ còn thề rằng không có ý định quân sự hóa. Trung Quốc là phát xít Đức của thế kỷ 21”.
Vệ tinh mới phóng của Triều Tiên gặp trục trặc
Một quan chức Mỹ và hai nguồn tin khác nói với Reuters hôm 18-2 rằng “vệ tinh quan sát trái đất Kwangmyongsong-4” do Triều Tiên phóng lên quỹ đạo phi địa tĩnh ngày 7-2 đang bị xáo trộn mạnh sau khi ổn định một thời gian ngắn.
Hồi tháng 12-2012, Bình Nhưỡng phóng thành công vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào quỹ đạo nhưng sau đó không truyền được tín hiệu nào về mặt đất. Lần này, có vẻ vệ tinh Kwangmyongsong-4 cũng gặp vấn đề tương tự.
Một quan chức Mỹ cùng hai nguồn tin giấu tên lưu ý với Reuters rằng họ ít quan tâm đến chức năng của vệ tinh nhưng chú ý đến công nghệ tên lửa đẩy do Triều Tiên sử dụng để phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Điều này chứng minh Bình Nhưỡng có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Bức ảnh do Kyodo đăng tải ngày 7-2 cho thấy Triều Tiên phóng rốc-két tầm xa mang vệ tinh lên quỹ đạo. Ảnh: Kyodo
Thông tin trên được tiết lộ trong bối cảnh Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO), bộ phận nghiên cứu của Quốc hội, nhấn mạnh lo ngại về các cuộc tấn công tên lửa từ phía Triều Tiên trong một báo cáo công bố hôm 17-2.
“Các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất (GMD) của Mỹ cho đến nay chưa đủ để chứng minh được năng lực phòng thủ tác chiến hiệu quả,... mà chỉ chống lại một số lượng nhỏ mối đe dọa của các hệ thống tên lửa đạn đạo đơn giản” – GAO viết trong báo cáo.
Vào cuối năm 2017, Lầu Năm Góc đề ra mục tiêu trang bị 44 hệ thống GMD cho quân đội để tăng cường khả năng đánh chặn tên lửa từ bên ngoài.