Báo động chuyện tăng cường vũ trang tại Biển Đông
Kịch bản thiết giáp hạm Mỹ đối đầu tàu tuần dương hạng nặng Nga
Triều Tiên khôi phục sản xuất plutonium
Tàu chở 900.000 lít dầu bị cướp ngoài khơi Indonesia
Tin thế giới đọc nhanh chiều 16-08-2016
- Cập nhật : 16/08/2016
Người Singapore bi quan về triển vọng kinh tế
Người dân quốc đảo này đang trong trạng thái bi quan nhất về nền kinh tế kể từ năm 2009, khi mà tăng trưởng về chất lượng cuộc sống, thu nhập và độ ổn định công việc hiện khá ảm đạm.
Báo cáo của Mastercard cho biết, chỉ số niềm tin người tiêu dùng 6 tháng đầu năm tại Singapore đã rơi xuống mức 33,6 điểm, thấp hơn rất nhiều so với mức 44,3 điểm hồi nửa cuối năm ngoái. Theo tổ chức này, đây cũng là mức điểm thấp nhất kể từ tháng 6/2009.
“Sự sụt giảm niềm tin người tiêu dùng cho thấy họ sẽ vẫn tiếp tục rất thận trọng trong giai đoạn sắp tới”, Weiwen Ng - một chuyên gia kinh tế tại Australia & New Zealand Banking Group (Singapore) dự báo.
“Nguy cơ của những tín hiệu tiêu cực bên ngoài đang ảnh hưởng đến hoạt động trong nước. Nếu được cụ thể hóa, thì nó sẽ tiếp tục là lực cản lên thị trường lao động, triển vọng lạm phát và tăng trưởng”, chuyên gia này cho biết thêm.
Hôm 11/8, Bộ Thương mại Singapore cũng đã hạ dự báo tăng trưởng năm nay của nước này, so với mức được đưa ra hồi quý II/2016. Các nhà kinh tế thì cho rằng, GDP Singapore sẽ chỉ tăng 1,8% trong 2016, mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Với mức sụt giảm mạnh, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Singapore cũng đã gần tiệm cận với mức 32,1 điểm của Hong Kong (Trung Quốc), mức thấp nhất tại châu Á được Mastercard ghi nhận.
Trong khi người Hong Kong đang rất bi quan về triển vọng kinh tế do thị trường lao động èo uột thì người Singapore cũng không khá hơn nhiều. Vào quý II/2016, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã leo lên mức 3%, cao nhất trong 5 năm qua.(VNEX)
OSCE quan ngại về tình hình tại miền Đông Ukraine
"Sau hơn hai năm xung đột kéo dài, các bên liên quan lại càng thọc sâu vào đường giới tuyến của nhau, khiến tình hình tại khu vực miền Đông Ukraine đang thực sự bế tắc".
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Thụy Điển căng thẳng
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đại sứ Thụy Điển tới trụ sở ngày 15/8 liên quan một bình luận của giới chức nước này về việc hợp pháp hóa vấn đề quan hệ tình dục với trẻ em dưới 15 tuổi.
Trung Quốc sẽ tăng cường điều quân tác chiến ở nước ngoài
Các lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc cần được triển khai thường xuyên nhằm bảo vệ lợi ích của nước này bên ngoài lãnh thổ, theo nhật báo quân đội Trung Quốc.
Bài xã luận trên nhật báo PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, ngày 13/8 cho rằng, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc cần được mở rộng để bảo vệ lợi ích bên ngoài quốc gia, gồm các nguồn năng lượng, đồng thời đóng vai trò lớn hơn trong hoạt động chống khủng bố.
“Những khu vực được bảo vệ bởi lực lượng đặc nhiệm không chỉ có vai trò quan trọng cả về địa chính trị và năng lượng, đó còn là nơi chịu tác động từ chủ nghĩa khủng bố và sự can thiệp của nước ngoài, nơi đầy rẫy nhưng bất trắc, rủi ro và các vấn đề an ninh ngày càng lộ rõ”, tờ này viết.
Theo PLA Daily, với thế mạnh về khả năng “phát hiện, chiến đấu và đánh giá”, các đơn vị có thể đóng vai trò quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia ở bên ngoài.
Một luật có hiệu lực từ tháng 1/2016 cho phép quân đội Trung Quốc và các lực lương bán quân sự, cảnh sát và nhân viên an ninh tham gia các hoạt động chống khủng bố ở nước ngoài.
"Tại thời điểm hiện nay các lực lượng đặc nhiệm đã sẵn sàng cho các hoạt động chống khủng bố quốc tế. Nhưng để thực hiện điều này có nhiều vấn đề cần phải làm như việc xin phép", ông Li Wei, chuyên gia về vấn đề khủng bố tại Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, nói.
Trung Quốc thành lập lực lượng đặc nhiệm trong Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) và lực lượng bán quân sự từ những năm 1980 trong bối cảnh nước này tìm cách hiện đại hóa quân đội.
Một số đơn vị đã tham gia các nhiệm vụ ở nước ngoài, ví dụ như hộ tống các tàu thuyền ở vùng Vịnh Aden từ năm 2008. "Do đó, trong thời bình họ phải tập trung hơn vào nhiệm vụ an ninh nội địa và chống khủng bố", Li cho biết.