tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 19-01-2016

  • Cập nhật : 19/01/2016

Philippines xây căn cứ quân sự ở Biển Đông cho Mỹ thuê

tau chien hai quan my ghe vinh subic cua philippines - anh: reuters

Tàu chiến Hải quân Mỹ ghé vịnh Subic của Philippines - Ảnh: Reuters


Philippines sẽ phát triển căn cứ quân sự ở đảo Palawan để cho Mỹ thuê, động thái này được cho là nhằm đối phó với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Báo Inquirer của Philippines hôm nay 18.1 cho biết việc xây dựng đang được quân đội nước này âm thầm triển khai dựa trên một căn cứ có sẵn nằm ở vịnh Oyster, được cho là căn cứ thích hợp nhất cho quân đội Mỹ thuê.
Căn cứ hải quân ở vịnh Oyster cũng là nơi đồn trú tàu chiến của hải quân Philippines đã xuống cấp từ nhiều năm nay. Inquirer cho hay nơi này đã bắt đầu được sửa chữa và nâng cấp từ năm 2014 để trở thành căn cứ quân sự hiện đại với hệ thống radar có công suất lớn, giúp quân đội Philippines và Mỹ giám sát cả vùng biển tranh chấp ở Trường Sa. Khi hoàn tất, căn cứ này có khả năng tiếp nhận cùng lúc 4 tàu chiến lớn.
Kế hoạch phát triển căn cứ hải quân ở vịnh Oyster được đặt ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung Quốc gia tăng quân sự hóa nhằm đòi hỏi chủ quyền phi lý ở hầu hết vùng biển này, điều mà chưa được nước nào công nhận.
Căn cứ quân sự ở vịnh Oyster được xây dựng như căn cứ “Subic nhỏ” của Mỹ trước đây ở Palawan. Căn cứ Subic thuộc tỉnh Zambales, phía Bắc Manila, từng là căn cứ quân sự lớn nhất của hải quân Mỹ ở vùng châu Á-Thái Bình Dương. Đến năm 1992, hải quân Mỹ ngưng sử dụng căn cứ này cùng với căn cứ không quân Clark ở tỉnh Pampanga khi Quốc hội Philippines biểu quyết chấm dứt thỏa thuận cho Mỹ thuê.
Vịnh Oyster được xem là vị trí chiến lược của Philippines, nhìn trực tiếp ra Biển Đông. Chính phủ Philippines đang xây dựng đường cao tốc dài 12 km để nối vịnh này với khu vực trung tâm.
“Mục đích của việc xây đường cao tốc này này nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho quân đội của chúng tôi di chuyển giữa vịnh Oyster và Puerto Princesa, vận chuyển vật liệu cho việc xây dựng doanh trại mới và khu cảng cho tàu của hải quân”, Ariesh Climacosa, người phát ngôn của Navforwest, đơn vị hải quân Philippines quản lý khu vịnh Oyster và căn cứ ở đây, nói với Inquirer.
Ngày 12.1 qua, Tòa án tối cao Philippines ra phán quyết công nhận hiệp định an ninh bổ sung với Mỹ và cho phép thực hiện hiệp định này thêm 10 năm nữa. Theo đó, quân đội Mỹ được phép tiếp cận 8 căn cứ quân sự của Philippines. Phán quyết này mở đường cho Manila tiếp tục cho Mỹ thuê trở lại các căn cứ quân sự của Philippines.

Nhật Bản muốn đẩy mạnh hợp tác với Đài Loan

ba thai anh van, nu lanh dao dau tien cua dai loan - anh: afp

Bà Thái Anh Văn, nữ lãnh đạo đầu tiên của Đài Loan - Ảnh: AFP


Thủ tướng Nhật Bản ngày 18.1 hy vọng sẽ phát triển hợp tác với Đài Loan, nơi vừa có nhà lãnh đạo mới qua cuộc bầu cử ngày 16.1.

“Tôi mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Đài Loan”, hãng tin Kyodo ngày 18.1 dẫn lời thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm thứ hai 18.1, tại một cuộc họp của Quốc hội Nhật Bản.

Cuộc bầu cử hôm thứ bảy 16.1 tại Đài Loan là cuộc đua giữa ba ứng viên: Chu Lập Luân - thị trưởng thành phố Tân Đài Bắc thuộc Quốc dân đảng (KMT - đảng cầm quyền), Thái Anh Văn, đảng Dân chủ Tiến bộ (Dân Tiến - DPP); và Tống Sở Du của Đảng Thân Dân. Kết quả, bà Thái Anh Văn đã trúng cử với khoảng 60% số phiếu.

“Đài Loan từ lâu đã là bạn của Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo Đài Loan được bầu cử công khai, minh bạch. Điều đó thể hiện ý chí tự do và dân chủ ở Đài Loan”, Thủ tướng Abe nói.

Những ý kiến trên của Thủ tướng Nhật Bản được phát biểu trong bối cảnh mối quan ngại của Tokyo ngày càng gia tăng về tình trạng tàu chiến Trung Quốc thường xuyên áp sát quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) mà Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố là của mình.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã tuyên bố, một khi tàu chiến Trung Quốc vẫn cố tình tìm cách tiếp cận các đảo ở biển Hoa Đông, Nhật Bản có thể sẽ điều động tàu chiến đến khu vực này, nếu tình hình không thể được giải quyết theo cách khác.

Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh dần được cải thiện trong năm 2008, sau khi Mã Anh Cửu, người đứng đầu Quốc Dân Đảng lên nắm quyền. Ông Mã được coi là người có xu hướng thân Bắc Kinh nên thường bị phe đối lập chỉ trích. Trong thời gian Mã Anh Cửu cầm quyền, Đài Loan và Trung Quốc đã đạt được một số thỏa thuận kinh tế quan trọng trong lĩnh vực du lịch và kinh doanh, mặc dù mối quan hệ về mặt chính trị vẫn chưa được cải thiện đáng kể.


Mỹ đưa ra biện pháp trừng phạt đầu tiên với Triều Tiên

tu trai sang: thu truong ngoai giao my antony blinken, thu truong ngoai giao nhat akitaka saiki va thu truong ngoai giao han quoc lim sung nam tai cuoc hop o bo ngoai giao nhat tai tokyo ngay 16.1 - anh: afp

Từ trái sang: Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Antony Blinken, thứ trưởng ngoại giao Nhật Akitaka Saiki và thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Lim Sung Nam tại cuộc họp ở Bộ Ngoại giao Nhật tại Tokyo ngày 16.1 - Ảnh: AFP


Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng cung cấp dầu cho Triều Tiên và ngừng nhập than từ nước này nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng vì đã thử hạt nhân lần thứ tư vào ngày 6.1, báo Asahi của Nhật Bản ngày 18.1 cho biết.

Theo Asahi, trong cuộc họp ba bên ngày 16.1 tại Seoul, các nhà ngoại giao giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thảo luận lựa chọn các biện pháp cứng rắn đối với Triều Tiên và đến nay Mỹ đã đưa ra phương án đầu tiên.

Về yêu cầu này của Mỹ, như ghi nhận của Asahi, Trung Quốc chưa đưa ra câu trả lời.

Theo tờ báo, mỗi năm Trung Quốc cung cấp Triều Tiên 400-500 nghìn tấn xăng dầu. Về phần mình, trong năm 2014, Triều Tiên đã bán cho Trung Quốc 15,5 triệu tấn than anthracit (trị giá 115,5 triệu USD), chiếm khoảng 40% tổng lượng xuất khẩu của nước này.

Hội đồng Bảo an LHQ đang xem xét việc áp lệnh trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên, nhưng để ra được nghị quyết, nhất thiết phải có sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc.

Một số quốc gia cũng thảo luận về mức độ hạn chế quan hệ ngoại giao và thương mại với Triều Tiên.


Myanmar buộc nhà đầu tư nghiên cứu tác động môi trường

mot con song o buthidaung, myanmar - anh: reuters

Một con sông ở Buthidaung, Myanmar - Ảnh: Reuters


Bộ Bảo tồn môi trường và lâm nghiệp Myanmar vừa ban hành quy định buộc các nhà đầu tư đánh giá tác động môi trường đối với các dự án tại nước này. 
Bộ quy trình của Myanmar sẽ được biên soạn dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á, Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) và đúc kết từ kinh nghiệm các nước láng giềng, theo Myanmar Times.
Thứ trưởng Bảo tồn môi trường và lâm nghiệp Myanmar, Thet Then Zin cho biết quy định nói trên sẽ giúp xác định và giảm thiểu tác động môi trường từ các dự án phát triển kinh tế xã hội. “Từ nay, đầu tư ở Myanmar bắt buộc phải giữ cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Ngăn chặn ô nhiễm không khí, nước và đất là yếu tố tiên quyết đối với các dự án”, bà Thet Then Zin nói.
Theo quy trình, các nhà đầu tư sẽ phải công bố các thông tin liên quan, tự giám sát dự án của mình và báo cáo với các cơ quan hữu quan theo đúng kế hoạch. Nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 1.000 - 5.000 USD. Giám đốc Trung tâm kinh doanh có trách nhiệm Myanmar Vicky Bowman cho rằng quy trình này sẽ xóa đi vùng tối trong hoạt động của các công ty những năm qua.

Trung Quốc lo ngại nguy cơ khủng bố vào dịp tết

canh sat vu trang trung quoc tai nha ga o urumqi thuoc khu tu tri tan cuong. day la noi da xay ra vu tan cong bang dao va bom khien 3 nguoi chet, 79 nguoi bi thuong hoi nam 2014 - anh: reuters

Cảnh sát vũ trang Trung Quốc tại nhà ga ở Urumqi thuộc Khu tự trị Tân Cương. Đây là nơi đã xảy ra vụ tấn công bằng dao và bom khiến 3 người chết, 79 người bị thương hồi năm 2014 - Ảnh: Reuters


Tân Hoa xã ngày 17.1 dẫn lời Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn cảnh báo giới chức nước này phải cảnh giác với mối đe dọa khủng bố trong kỳ nghỉ tết cổ truyền sắp đến.
Trong một hội nghị được phát sóng trên truyền hình, ông Quách nói rằng các cơ quan cảnh sát và an ninh cần phải lĩnh hội đầy đủ luật chống khủng bố và thận trọng trong việc thu thập thông tin tình báo về khủng bố.
Ông Quách, người đồng thời đứng đầu Tiểu tổ lãnh đạo về công tác chống khủng bố quốc gia, thúc giục giới chức Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng ngừa đối với những hành vi khủng bố.
Đạo luật chống khủng bố của Trung Quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1 sau khi được thông qua vào cuối tháng 12.2015.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục