tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 21-01-2016

  • Cập nhật : 21/01/2016

Liên minh chống IS đẩy mạnh cuộc chiến

Bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Mỹ cầm đầu nhóm họp ở Paris-Pháp hôm 20-1 để xem xét các biện pháp đẩy mạnh cuộc chiến, bao gồm khả năng tăng cường số lượng huấn luyện viên cảnh sát và quân đội.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter mô tả buổi họp mặt là một cơ hội thảo luận trực tiếp giữa các nước thành viên nòng cốt trong liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu - bao gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Úc và Hà Lan.

Ông chủ Lầu Năm Góc nói: “Tôi sẽ đề nghị họ đưa ra quan điểm và bày tỏ suy nghĩ của mình về cách chúng tôi tăng tốc chiến dịch, bao gồm nhiều khả năng khác nhau, kể cả quân sự nếu cần thiết”.

Ngoài ra, ông này dự định sẽ tăng số lượng cán bộ huấn luyện trong vài tháng tới, trong đó có tăng thêm số cảnh sát giúp canh giữ vùng lãnh thổ tái chiếm từ tay IS.

bo truong quoc phong cac nuoc thuoc lien minh do my cam dau xem xet cac bien phap thuc day cuoc chien chong is. anh: reuters

Bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc liên minh do Mỹ cầm đầu xem xét các biện pháp thúc đẩy cuộc chiến chống IS. Ảnh: REUTERS

Giới chức Ấn Độ đang điều tra 1 tấm bưu thiếp ký tên IS đe dọa ám sát Thủ tướng Narendra Modi và Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar. Hãng tin PTI cho biết tấm bưu thiếp được nhận tại Văn phòng Thư ký Nhà nước của Ấn Độ vào tuần trước, với nội dung tấm thiệp chỉ trích việc chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm giết mổ bò.

Một nguồn tin cho biết cuộc diễu hành nhân Ngày Cộng hòa vào ngày 26-1 tới tại Ấn Độ có thể đối mặt với mối đe dọa từ IS. Tổng thống Pháp François Hollande dự kiến là khách mời chính.

Một quan chức Pháp giấu tên cho biết liên minh quân sự này sẽ thảo luận các biện pháp tăng cường nỗ lực chống IS.

Ông nói: “Không những điều thêm nhiều máy bay hơn mà còn phải tăng thêm số lượng huấn luyện viên quân sự, kết hợp với các lực lượng địa phương để đẩy nhanh tốc độ tái chiếm lãnh thổ từ tay IS”.

Trong khi ông Carter tập trung vào những nỗ lực nhằm làm sụp đổ trung tâm quyền lực của IS ở TP Raqqa - Syria và Mosul - Iraq, nhà chức trách Pháp cho rằng áp lực đối với các cuộc không kích của liên minh do Mỹ dẫn đầu ngày càng tăng khi phải tránh gây thương vong cho dân thường.

Kể từ sau vụ tấn công khủng bố hàng loạt ở Paris đêm 13-11-2015, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ra lệnh gia tăng chiến dịch chống IS, trong đó có ở Syria, và các cuộc không kích của không quân Pháp chiếm 20% trong tổng số các cuộc không kích của liên minh do Mỹ dẫn đầu.

Đáng chú ý, cuộc họp lần này của liên minh chống IS không có bất kỳ quốc gia Ả Rập nào trong khu vực tham gia.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay nhiều đồng minh Ả Rập đang tham gia chiến dịch do Ả Rập Saudi dẫn đầu chống lại phong trào Houthi ở Yemen.


Iran đứng sau vụ bắt cóc 3 công dân Mỹ ở Iraq?

Các nguồn tin tình báo Iraq và chính phủ Mỹ hôm 19-1 tiết lộ 3 công dân Mỹ bị mất tích vào tuần trước ở thủ đô Baghdad đang bị lực lượng vũ trang người Shiite do Iran hậu thuẫn cầm giữ.

Một trong hai nguồn tin tình báo Iraq nói với Reuters: “Họ bị bắt cóc vì đều là công dân Mỹ, không phải lý do cá nhân hoặc tài chính”.

Cố vấn của chính phủ Iraq Hisham al-Hashemi cho biết lực lượng dân quân người Shiite do Iran hậu thuẫn muốn gây rối và làm suy yếu chính quyền của Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi – người đang cố gắng cân bằng mối quan hệ với đối thủ Iran và Mỹ.

“Lực lượng dân quân người Shiite tức giận vì quân đội Iraq chiếm lại TP Ramadi với sự hỗ trợ của liên quân do Mỹ dẫn đầu mà không có sự tham gia của họ” – ông al-Hashemi nhận định.

quan dora o dong nam thu do baghdad, noi 3 nguoi my bi mat tich. anh: reuters

Quận Dora ở Đông Nam thủ đô Baghdad, nơi 3 người Mỹ bị mất tích. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, các nguồn tin Mỹ khẳng định Washington không tin Tehran liên quan đến vụ việc này và cũng không tin 3 công dân của mình đang bị giam tại Iran.

Trước đó, các tay súng không rõ danh tính đã bắt giữ 3 người Mỹ từ một ngôi nhà thuộc quận Dora, Đông Nam thủ đô Baghdad hôm 15-1. Họ là những người Mỹ đầu tiên bị bắt cóc tại Iraq kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi đây vào năm 2011.

3 người đàn ông đang làm việc cho Công ty General Dynamics Corp theo một hợp đồng với quân đội Mỹ, với vai trò nhà thầu hoặc giảng viên quân sự.

Cũng trong ngày 19-1, Ngoại trưởng Ả Rập Saudi Adel al-Jubeir cảnh báo việc Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân có thể gây ra tác động khôn lường nếu Tehran sử dụng thêm tiền để tài trợ cho các “hoạt động bất chính”.

Khi được Reuters hỏi liệu Riyadh có chế tạo bom hạt nhân trong trường hợp Tehran vẫn tìm cách để sở hữu bom nguyên tử bất chấp thỏa thuận, ông al-Jubeir khẳng định Ả Rập Saudi “sẽ làm tất cả để bảo vệ người dân của chúng tôi”.

ngoai truong a rap saudi adel al-jubeir. anh: reuters

Ngoại trưởng Ả Rập Saudi Adel al-Jubeir. Ảnh: Reuters

Dù ngoài mặt hoan nghênh thỏa thuận hạt nhân mới đạt được giữa đối thủ Iran và nhóm P5+1 nhưng theo Reuters, Riyadh lo ngại Tehran sẽ dùng số tiền trước đây bị Washington đóng băng cùng áp lực ngoại giao giảm để tài trợ cho các lực lượng dân quân và đồng minh trong khu vực, cũng như tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân.

Hồi năm ngoái, Ả Rập Saudi khởi động chiến dịch quân sự ở Yemen để ngăn chặn phiến quân Houthi (do Iran hậu thuẫn) tranh giành quyền lực. Riyadh cáo buộc Tehran gây bất ổn khu vực và hai bên đối mặt nhau trong cuộc nội chiến ở Syria, xung đột Yemen và bất ổn chính trị ở Iraq, Lebanon và Bahrain.

Cả hai nước đều cáo buộc lẫn nhau về việc hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố, gây mất ổn định khu vực và hận thù sắc tộc.


2 quân nhân Trung Quốc bị tố ăn cắp bí mật quân sự Mỹ

Hai binh s​ĩ Trung Quốc là "đồng chủ mưu" đánh cắp các bí mật quân sự của Mỹ, trong đó có thiết kế máy bay tiêm kích tàng hình F-35 và các loại chiến đấu cơ khác.

Thông tin trên được báo Globe and Mail của Canada cho biết hôm 19-1, dẫn theo báo cáo kết quả tóm tắt của cuộc điều tra gián điệp mạng tiến hành hồi năm 2014.

may bay tiem kich tang hinh f-35 cua my. anh: pa

Máy bay tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Ảnh: PA

Theo đó, hai binh sĩ không nêu tên nói trên làm việc với một doanh nhân Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không nhập cư tại Canada để thâm nhập cơ sở dữ liệu an ninh của các nhà thầu quân sự Mỹ, trong đó có tài liệu liên quan đến máy bay tiêm kích F-35, F-22 và máy bay vận tải C-17.

Doanh nhân này tên là Su Bin, 50 tuổi, hiện đang đối mặt với lệnh dẫn độ tới Mỹ.

Hiện chưa rõ hành động của hai binh sĩ trên của Trung Quốc có sự chỉ đạo của Bắc Kinh hay không. Theo tờ báo, hai quân nhân này bị phát giác sau khi cơ quan chức năng phát hiện các tài khoản thư điện tử của họ có liên hệ trực tiếp với Su Bin. Họ nhờ Su Bin tư vấn về loại tài liệu nào nên đánh cắp.

Các thông tin trong các bức thư điện tử mà giới chức trách thu được đã xác định rõ danh tính, cấp bậc và nhiều thông tin khác của 2 binh sĩ.

Su Bin đã bị bắt tháng 6-2014 và nhận lệnh dẫn độ tới Mỹ tháng 9-2014 nhưng vẫn đang lưu lại ở Vancouver chờ kháng cáo.


Robot sẽ “cướp” hơn 5 triệu việc làm

Xu hướng tự động hóa và sự xuất hiện nhiều cỗ máy thông minh hơn bao giờ hết là một trong những vấn đề thảo luận then chốt tại hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thường niên 2016, diễn ra ở Davos - Thụy Sĩ từ ngày 20 đến 23-1 tới.

Báo The Guardian khẳng định chủ đề chính thức của hội nghị WEF 2016 là làm chủ được “cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư” - gồm việc sử dụngrobot, công nghệ nano, in 3D và công nghệ sinh học.

Từ đó, hội nghị Davos đặc biệt chú ý đến mối đe dọa đối với công ăn việc làm của giới “công nhân cổ cồn trắng”. Vấn đề nghiêm trọng là liệu có phải nhân loại đang hướng đến “thế giới không việc làm” hay chăng. Một số chuyên gia cho rằng trong tương lai, sự tự động hóa thông minh có thể sẽ giành mất một nửa số việc làm.

robot da chuc nang cua cong ty kuka robotics (duc) anh: tan hoa xa

Robot đa chức năng của Công ty KUKA Robotics (Đức) Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo báo cáo “Việc làm trong tương lai” công bố hôm 18-1, WEF dự báo đến năm 2020, 15 nền kinh tế với tổng cộng 1,9 tỉ công nhân (chiếm 65% lực lượng lao động toàn cầu) có thể mất hơn 7 triệu việc làm, chủ yếu trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, năng lượng, dịch vụ tài chính, đầu tư… Bù lại, sẽ có thêm 2 triệu việc làm mới được tạo ra do sự thay đổi về công nghệ, chủ yếu trong lĩnh vực máy tính, toán học, kiến trúc và kỹ thuật. Dự báo phụ nữ sẽ mất việc nhiều hơn nam giới (52% so với 48%).

Những sự thay đổi này sẽ làm rối loạn không chỉ các mô hình kinh doanh mà còn các thị trường lao động. “Để ngăn chặn kịch bản xấu nhất xảy ra - sự thay đổi công nghệ dẫn đến tình trạng thiếu hụt tài năng, thất nghiệp đại trà và bất bình đẳng gia tăng - điều quan trọng là phải tái đào tạo và nâng cao kỹ năng cho lớp công nhân ngày nay” - các tác giả báo cáo nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc đào tạo cho tương lai rất quan trọng vì khoảng 65% trẻ em bắt đầu học tiểu học lúc này có thể sẽ làm những công việc chưa xuất hiện.


Triều Tiên sáng chế rượu uống không say

Các nhà khoa học Triều Tiên đã nghiên cứu chế tạo được một loại rượu uống không say, Thời báo Bình Nhưỡng cho biết.
 ruou koryo duoc cong nhan la “thanh tuu khoa hoc ky thuat quoc gia”. (anh: reuters)

 Rượu Koryo được công nhận là “thành tựu khoa học kỹ thuật quốc gia”. (Ảnh: Reuters)

Loại rượu này được các nhà khoa học của Nhà máy thực phẩm Taedonggang chế biến từ tinh chất nhân sâm và cơm cháy. Nhờ sử dụng gạo nếp thay cho đường, nhóm nghiên cứu đã tạo được rượu không gây say.

“Rượu Koryo được chế biến từ nhân sâm sáu tuổi Kaesong Koryo, nổi tiếng với dược tính cao và cơm cháy, được các chuyên gia và người yêu rượu đánh giá cao bởi vị ngọt tinh tế và không gây say” - tờ báo khẳng định.
Rượu Koryo đã gây được tiếng vang, được công nhận là “thành tựu khoa học kỹ thuật quốc gia” và giành giải nhất lễ hội ẩm thực.
Đây không phải là thành tựu khoa học duy nhất đáng chú ý của nước này trong những năm vừa qua. Năm ngoái, Triều Tiên cũng công bố vaccine tên gọi Kumdang-2, được cho là có tính năng chữa HIV/AIDS, ung thư, MERS và Ebola.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục