Bộ Chính trị Trung Quốc lập kế hoạch phát triển 5 năm tới
Biệt đội ninja hiện đại của Nhật Bản
Mỹ thả hơn 45 tấn đạn dược cho phiến quân Syria
Thị trưởng Philippines bị bắn chết ngay trước giờ ứng cử
Nga gọi hành động tấn công đại sứ quán là khủng bố
Tin thế giới đọc nhanh 13-10-2015
- Cập nhật : 13/10/2015
Bạo động ở Phuket, Thái Lan kêu gọi dân bình tĩnh
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tuyên bố đem lại công bằng sau vụ hai thanh niên tử vong do bị cảnh sát truy đuổi, vụ việc gây ra cuộc bạo động ở Phuket cuối tuần qua.
Theo Bangkok Post ngày 12-10, các cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm nguyên nhân đằng sau vụ bạo động đường phố tồi tệ nhất ở Phuket trong nhiều năm qua.
Người phát ngôn chính phủ Sansern Kaewkamnerd nói ông Prayuth cam kết hôm 11-10 rằng sẽ phân xử công bằng đối với các sĩ quan cảnh sát và gia đình nạn nhân, khẳng định chính phủ không bao che cho những người làm sai.
Ông Prayuth cũng chia buồn với các gia đình nạn nhân và kêu gọi người dân bình tĩnh, không phá hoại tài sản.
Vụ bạo động ở Phuket diễn ra khuya 10-10 sau nhiều giờ căng thẳng tại đồn cảnh sát Thalang ở Phuket.
Người biểu tình giận dữ ném đá và bom xăng vào khuôn viên đồn cảnh sát. Nhiều cửa kính bị vỡ. Các xe của cảnh sát cũng bị đốt cháy hoặc phá hoại.
Trước đó, vào buổi chiều, hàng chục người dân tụ tập bên ngoài đồn cảnh sát phản đối sau khi nghe tin hai thanh niên đi xe máy thiệt mạng vì bị cảnh sát truy đuổi.
Hai thanh niên thiệt mạng ở độ tuổi 17 và 22. Họ được nói đã bỏ chạy khi cảnh sát yêu cầu dừng lại để kiểm tra.
Cảnh sát khẳng định vụ việc là một tai nạn. Tuy nhiên, cảnh sát nói cũng tìm thấy thuốc lắc trong người hai thanh niên này.
Thông tin này không làm người dân và gia đình nạn nhân đồng tình. Họ cáo buộc cảnh sát phản ứng quá đà và cố ý làm chiếc xe máy của hai nạn nhân gặp nạn, gây ra cái chết cho họ.
Người dân và gia đình nạn nhân muốn gặp bốn cảnh sát liên quan đến vụ việc nhưng không được đáp ứng. Đám đông biểu tình từ đó đông lên.
Nga phá tan một âm mưu khủng bố
Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga cho biết, những kẻ tình nghi trong âm mưu khủng bố này đã bị bắt giữ tại một căn hộ ở ngõ Strelbishchenky, thuộc khu vực phía Tây thành phố Moscow.
Cảnh sát làm nhiệm vụ tại khu nhà các phần tử khủng bố sử dụng để ẩn náu và chế tạo bom. (Ảnh: TASS)
Cảnh sát cũng đã thu giữ một lượng lớn các thiết bị nổ tự chế tại nhà các đối tượng. Số thiết bị nổ này có sức công phá tương đương 4 kg thuốc nổ TNT.
Hơn 120 người dân tại đây đã được sơ tán. Hiện cảnh sát vẫn đang tuần tra, phong tỏa khu vực trên./.
Người dân Đức biểu tình phản đối thỏa thuận tự do thương mại Mỹ-EU
Người biểu tình gồm các nhà môi trường, các tổ chức quyền dân sự, các thành viên công đoàn, đảng chính trị đối lập đã diễu hành trên các tuyến phố trung tâm của Béclin, đánh trống, giơ cao cờ, cùng các biểu ngữ và hô các khẩu hiệu phản đối. Cảnh sát ước tính 100.000 người tham gia biểu tình, trong khi ban tổ chức tuyên bố có tới 250.000 người xuống đường.
Mỹ và Liên minh châu Âu bắt đầu đàm phán về Thỏa thuận mang tên “Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương” (TTIP) từ năm 2013. Khi hoàn thành, thỏa thuận sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn nhất, chiếm gần một nửa GDP toàn cầu.
Phe ủng hộ ở châu Âu tin tưởng thỏa thuận sẽ thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, đẩy mạnh tăng trưởng cũng như tiếng nói của châu Âu trong các quy tắc thương mại thế giới. Trong khi đó, phe phản đối cho rằng thỏa thuận có thể khiến các tiêu chuẩn khắt khe cuả châu Âu về môi trường và an toàn thực phẩm bị xói mòn.
Chính phủ Đức cho biết, thỏa thuận sẽ mang lại lợi ích cho Đức và châu Âu, đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đức vốn dựa vào xuất khẩu.
Obama: 'Putin không dẫn đầu cuộc chiến ở Syria'
"Nếu nghĩ rằng nền kinh tế suy thoái cùng việc điều binh sĩ giúp đồng minh duy nhất thể hiện sự lãnh đạo thì chúng ta đã có một định nghĩa mới về sự lãnh đạo", Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết trong cuộc phỏng vấn phát sóng hôm qua trong chương trình "60 Minutes" của CBS News.
Theo đó, định nghĩa về sự lãnh đạo của ông Obama là phải đi đầu trong vấn đề biến đổi khí hậu, kêu gọi toàn bộ cộng đồng thế giới đảm bảo Iran không sở hữu vũ khí hạt nhân. "Đối với Trung Đông, chúng tôi có một liên minh gồm 60 quốc gia có chiến lược tương tự Nga. Ngược lại, họ đang cho rằng chiến lược đó không hiệu quả", ông nói.
Khi được hỏi ông có nhận ra dấu hiệu nào khi gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc cho thấy Moscow sắp không kích ở Syria trong ngày sau đó, Tổng thống Obama trả lời đã có "những tin tình báo khá tốt".
"Chúng tôi biết ông ấy có kể hoạch hỗ trợ quân sự, điều ông Assad cần, do họ lo chính quyền sắp sụp đổ", ông nói, nhắc đến Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tổng thống Obama bác bỏ quan điểm cho rằng ông Putin đang thách thức sự lãnh đạo và khẳng định "Mỹ là quốc gia không thể thiếu" của ông trong năm ngoái.
Ông thừa nhận chương trình huấn luyện phe nổi dậy Syria "không hiệu quả", đồng thời cho biết tình hình Syria biến động, phức tạp với nhiều bên liên quan và không có "viên đạn bạc" nào có thể giải quyết vấn đề một cách dễ dàng.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya One cũng vào hôm qua, Tổng thống Putin nhấn mạnh Moscow chỉ muốn "xây dựng các điều kiện cho thỏa hiệp chính trị" tại Syria và "ổn định" chính quyền ở thủ đô Damascus.
Ông khẳng định Nga chỉ tấn công Nhà nước Hồi giáo (IS) chứ không nhằm vào các nhóm phiến quân ôn hòa ở Syria. Nếu Moscow không hỗ trợ Tổng thống al-Assad thì Syria nhiều khả năng sẽ bị hủy hoại hoàn toàn dưới tay các nhóm khủng bố. Ông chủ điện Kremlin tiếp đó kêu gọi tất cả các quốc gia "chung tay chống lại chủ nghĩa khủng bố".
Với những mục tiêu và tính toán khác nhau, Mỹ và Nga đang rơi vào cuộc ganh đua địa chính trị ở Syria. Theo chuyên gia James Nixey, phụ trách chương trình Nga và lục địa Á - Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), mục đích của Nga cho những động thái trên có thể là nhằm đạt được sự công nhận, tôn trọng và ảnh hưởng. Trong khi đó, mối quan tâm lớn nhất của Mỹ và phương Tây ở Syria là an ninh và chính bản thân họ.
Anh bác tin cho phép phi công bắn máy bay Nga
Bộ Ngoại giao Anh bác bỏ bản tin về việc phi công có quyền bắn rơi máy bay Nga tại Syria. Ảnh: Gov.uk
Việc này đã được tùy viên quốc phòng Anh báo cáo trong cuộc gặp với phía Nga hôm qua, Reuters dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Anh cho biết.
Ông này cũng nhắc lại mối quan ngại của Anh về chiến dịch của Nga tại Syria, cho rằng việc đó làm phức tạp thêm tình hình. Truyền thông Nga trước đó đưa tin Bộ Quốc phòng Nga triệu tập tùy viên của Anh tại Moscow đến để làm rõ thông tin đăng tải trên Daily Star Sunday.
Tờ báo dẫn nguồn tin quốc phòng giấu tên cho biết các phi công của Không lực Hoàng gia Anh (RAF) khi tham gia chiến dịch truy tìm các phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria, được hướng dẫn tránh khu vực mà máy bay Nga hoạt động. Trong trường hợp họ bị bắn hoặc tin rằng mình bị đe dọa thì có thể tự vệ. Các thông tin này cho thấy xung đột "chỉ là vấn đề thời gian".
Anh cùng nhiều đồng minh khác của Mỹ đang xúc tiến truy quét IS tại Iraq, nơi các phiến quân chiếm giữ một phần lớn lãnh thổ. IS cũng hoành hành ở nhiều khu vực của Syria.
Kể từ hôm 30/9, Nga vẫn tăng cường các cuộc không kích tại Syria, trong đó có nhiều lần xuất kích và tấn công các căn cứ của IS, tiêu diệt được nhiều mục tiêu quan trọng của phiến quân. Trong khi đó, các nước Phương Tây bày tỏ lo ngại cuộc nội chiến tại Syria sẽ càng thêm rối.