Tàu ngầm hạt nhân, súng trường tấn công, máy bay tiêm kích và xe tăng là những vũ khí lợi hại của các cường quốc trong cuộc chạy đua vũ trang thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trung Quốc tung đòn chí mạng vào Mỹ
- Cập nhật : 14/10/2015
(The gioi)
Hôm nay, Trung Quốc chính thức mở cuộc thảo luận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), quy tụ Trung Quốc, Ấn Độ và 14 quốc gia Đông Á. Đây được coi là đòn đáp trả chính thức Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu vừa hoàn tất đàm phán cách đây một tuần.
Cuộc thảo luận về RCEP bắt đầu sáng nay (12/10) tại Busan, Hàn Quốc, giữa 10 quốc gia ASEAN và 6 nước mà ASEAN đã ký kết hiệp định thương mại tự do, gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, nối tiếp cuộc thảo luận đầu tiên diễn ra tại Indonesia hồi 2011 và tại Campuchia hồi 2012.
Tin tức bên lề hội nghị Busan nói rằng các quốc gia tham dự RCEP đặt mục tiêu sẽ hoàn tất đàm phán nội trong năm nay.
Nhiều người cho rằng mục tiêu này được nói đến vì áp lực của thành quả đàm phán TPP, cho dù những cường quốc kinh tế như Trung Quốc và Ấn Độ đều bắn tiếng nói thỏa thuận mà Mỹ đạt được với các nước tham gia TPP không liên quan gì đến cuộc họp và mục tiêu được đề ra.
Sáng 11/10, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng TPP và RCEP đều có cùng mục tiêu là mở rộng thị trường kinh tế châu Á, tạo thuận lợi cho các nước trong khu vực khi trao đổi hàng hóa.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao New Zealand cũng đưa ra phát biểu tương tự, cho hay theo quan điểm của nước này, TPP và RCEP đều là những bước quan trọng, đặt nền tảng cho một bản hiệp định thương mại tự do cho toàn vùng châu Á-Thái Bình Dương sẽ thành hình trong tương lai.
Câu hỏi đang được đặt ra là liệu đàm phán RCEP có thể hoàn tất nội trong năm nay như Trung Quốc và Ấn Độ mong muốn hay không?
Nhiều chuyên gia đều tỏ vẻ hoài nghi về điều này, cho rằng không thể một sớm một chiều mà có thể đạt được thỏa thuận, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước tham gia đang có những vướng mắc chính trị với Trung Quốc, đồng thời quyền lợi kinh tế, thương mại, của 3 nước lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng là lý do khiến cuộc đàm phán phải kéo dài thêm nhiều năm nữa trước khi đạt được kết quả.
Một viên chức Nhật Bản đồng ý với điều này, cho biết thành quả đàm phán TPP thúc đẩy đàm phán RCEP phải đi đến kết quả nhanh hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là các quốc gia tham dự chấp nhận nhượng bộ.
Nếu hình thành, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP sẽ là hiệp định kinh tế mang tầm cỡ lớn nhất thế giới, với hơn 3 tỷ dân số các nước hội viên, tổng GDP ở khoảng 17.000 tỷ USD và chiếm 40% hoạt động thương mại toàn cầu.
Việt Nam là một trong 7 nước tham gia cả TPP lẫn RCEP. Sáu nước khác là Úc, Nhật Bản, Malaysia, Siangapore, Brunei và New Zealand.
Sự hối hả của Trung Quốc đối với RCEP một phần được thúc đẩy bởi sự chỉ trích thái độ thờ ơ của chính quyền Bắc Kinh khi không tham gia TPP. Mới đây hãng Tân Hoa Xã lập luận rằng cánh cửa mở vào TPP không thể đóng lại với Trung Quốc mãi mãi. Bài báo trích dẫn lời nhà khoa học chính trị nổi tiếng Dương Hy Vũ nói rằng mặc dù TPP xuất hiện ngay ở ngưỡng cửa của Trung Quốc và để Trung Quốc đứng ngoài.
Người dân Trung Quốc cũng tỏ ra sốt ruột. Nhiều người lo ngại về tác động mà việc thiếu sự tham gia của Trung Quốc có thể gây ra, với một lời cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đối mặt với "một cái chết từ từ trước mắt nếu không tham gia TPP".