tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 29-04-2016

  • Cập nhật : 29/04/2016

Trung Quốc sốc vì bị Singapore cáo buộc gây chia rẽ ASEAN

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói cảm thấy sốc khi Singapore nhận xét Bắc Kinh gây chia rẽ ASEAN về vấn đề Biển Đông. 
ngoai truong trung quoc vuong nghi (trai) gap thu tuong campuchia hun sen hom 22/4. anh: reuters

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 22/4. Ảnh: Reuters

Tại Diễn đàn cộng đồng ASEAN ở Jakarta, Indonesia, hôm 25/4, hai nhà ngoại giao Singapore cáo buộc Trung Quốc chia rẽ ASEAN khi đạt đồng thuận riêng với ba nước trong khối về vấn đề Biển Đông. 

Phát biểu bên lề một cuộc họp giữa Trung Quốc và ASEAN, ông Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) nói ông "bị sốc" với tuyên bố của Singapore. Ông Lưu cho rằng "ý định của Trung Quốc đã bị hiểu lầm" và mỗi nước ASEAN có chủ quyền của riêng mình, Trung Quốc không có ý định "chia cắt ASEAN". Ông cũng đòi Singapore giải thích về tuyên bố của mình, Straits Times hôm nay đưa tin.

Hôm 23/4, Trung Quốc tuyên bố đạt đồng thuận với Campuchia, Lào và Brunei, rằng các nước cần xử lý tranh chấp Biển Đông riêng với Trung Quốc thay vì với tư cách một khối. 

Cựu tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong chỉ trích động thái của Trung Quốc không khác gì "can thiệp" vào công việc nội bộ của ASEAN. Còn ông Bilahari Kausikan, cố vấn chính sách của Bộ Ngoại giao Singapore, cho biết việc này có thể khiến ASEAN bị chia rẽ nếu có phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ Philippines kiện yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Phay Siphan, phát ngôn viên chính phủ Campuchia, hôm 26/4 phủ nhận về thỏa thuận Biển Đông như Trung Quốc công bố. "Không có thỏa thuận hay các cuộc thảo luận nào, chỉ có một chuyến thăm của ngoại trưởng Trung Quốc", Phnompenh Post dẫn lời ông Siphan.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của nhiều nước láng giềng, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và trên tinh thần của Tuyên bố của các bên (DOC).

Với những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước, Việt Nam theo đuổi biện pháp giải quyết song phương. Đối với những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, ví dụ như quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà một số bên cũng tuyên bố chủ quyền như Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei, thì không thể chỉ giải quyết song phương mà cần có sự tham gia của các bên liên quan.

Những vấn đề liên quan đến các nước ngoài khu vực, ví dụ như vấn đề an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thì phải được bàn bạc, giải quyết với tất cả các nước có chung lợi ích và chung mối quan tâm. 


Tập Cận Bình cảnh báo “người ngoài” trong vấn đề Biển Đông

Chủ tịch Trung Quốc phát biểu rằng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan, không phải việc của nước bên ngoài.
chu tich trung quoc tap can binh phat bieu tai hoi nghi ve tuong tac va bien phap xay dung long tin o chau a (cica). anh: getty

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị về Tương tác và Biện pháp Xây dựng Lòng tin ở châu Á (CICA). Ảnh: Getty

"Chúng tôi nhấn mạnh rằng cần giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua các tổ chức hiệp thương hữu nghị và đàm phán với các bên trực tiếp liên quan", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị về Tương tác và Biện pháp Xây dựng Lòng tin ở châu Á (CICA) tại Bắc Kinh ngày 28/4. 

Theo SCMP, chủ tịch Trung Quốc đồng thời nhắc lại "tầm nhìn an ninh khu vực châu Á" mà ông từng đưa ra tại hội nghị cách đây hai năm. Theo đó, các vấn đề châu Á cần được người châu Á giải quyết và các quốc gia bên ngoài không có vai trò trong tranh chấp khu vực. 

Bình luận của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh Toà án Trọng tài Thường trực (PCA) vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 dự kiến đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông.

Philippines khởi kiện Trung Quốc ra toà quốc tế từ tháng 1/2013. Quyết định của PCA có thể coi là thắng lợi quan trọng cho các nước nhỏ ở khu vực đang lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc nhiều lần bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài nhưng đơn kiện của Philippines đã được cơ quan này tiếp nhận cũng như khẳng định quyền xét xử. Tháng 3 năm nay, Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố thành lập "Trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế" để tạo đối trọng với PCA. 

Trong một diễn biến khác, tại hội nghị, ông Tập cũng đưa ra thông điệp được cho là nhằm vào nước láng giềng Triều Tiên. Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ không cho phép chiến tranh và hỗn loạn xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

"Là hàng xóm gần nhất của bán đảo Triều Tiên, chúng tôi hoàn toàn không cho phép chiến tranh hay sự hỗn loạn xảy ra ở đây. Điều này không mang lại bất kỳ lợi ích cho bên nào", ông Tập nói.

Trung Quốc là đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng khiến Bắc Kinh không hài lòng, và thậm chí ủng hộ việc Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên.

Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên liên tiếp có những hành động khiến thế giới quan ngại như thử nghiệm hạt nhân lần 4, phóng tên lửa tầm xa, và đe dọa tấn công Hàn Quốc vì tập trận với Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc cũng đề nghị sớm nối lại đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân Triều Tiên. Ông cũng yêu cầu các bên kiềm chế, tránh khiêu khích nhau có thể dẫn đến xung đột.

Sau cấm vận mới nhất của Liên Hợp Quốc, giới quan sát dự đoán Triều Tiên có thể tiến hành một vụ thử nghiệm hạt nhân lần 5 trước kỳ họp của đảng cầm quyền, bắt đầu vào ngày 6/5. 

Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh nên tình hình chính trị giữa hai nước luôn ẩn chứa nhiều bất ổn. Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn, thay vì một hiệp ước hòa bình.


Trung Quốc bắt kẻ mua bán 14 cô dâu Việt Nam

Trương Mỗ Kiến và 24 nghi phạm khác đã bị công an huyện Linh Bích, tỉnh An Huy bắt với tội dụ dỗ mua bán 14 cô dâu Việt Nam, trong đó có một người là vợ của Trương.

mot co dau viet nam voi ten trung quoc a linh dang o nha chong o huyen an khanh, tinh an huy - anh: news.cbg.cn.

Một cô dâu Việt Nam với tên Trung Quốc A Linh đang ở nhà chồng ở huyện An Khánh, tỉnh An Huy - Ảnh: news.cbg.cn.

Báo mạng Tân Lãng ngày 27-4 cho biết từ năm 2011, Trương bắt đầu đến tỉnh Vân Nam mua phụ nữ được đưa từ Việt Nam sang, sau đó đem về bán cho đàn ông trong huyện Linh Bích với giá khoảng 60.000 nhân dân tệ (hơn 9.220 USD)/ người. 

Công an Linh Bích cũng đã giải cứu được 10 cô dâu Việt.

Trương khai rằng trước khi trở thành một kẻ “buôn cô dâu Việt”, y đang làm việc ở Đơn Dương, tỉnh Giang Tô. Một người bạn cùng quê đã khoe với Trương rằng anh ta có vợ là người tỉnh Vân Nam.

Vì chân trái của Trương bị tật nên không thể cưới được vợ người bản địa, người bạn đồng hương trên hỏi Trương có muốn kiếm hay không, Trương và cha mẹ y đều đồng ý.

Sau đó, người bạn này đưa cho Trương xem bức hình một phụ nữ lưu trong điện thoại của anh ta, người này đã trở thành vợ của Trương sau khi y bỏ ra 49.180 nhân dân tệ trả cho người môi giới và 6.000 nhân dân tệ trả công cho người bạn đồng hương.

Từ lần đó, Trương bắt đầu trở thành kẻ môi giới, đến tỉnh Vân Nam để mua phụ nữ về làm dâu tại gia đình họ hàng và hàng xóm của y để hưởng phí môi giới.

Theo thông tin từ Bộ Công an Trung Quốc, Trương đã môi giới cho người quen mua 14 phụ nữ Việt Nam với giá tương đương 200 triệu VND/ người.

Ngày 4-12-2015, công an huyện Linh Bích lập chuyên án và triển khai hơn 140 công an viên, cảnh sát hình sự đến vây bắt Trương Mỗ Kiến tại địa phương y cư trú, đồng thời giải cứu được 10 phụ nữ bị bán đến đây.


Mỹ chia rẽ trước ván cờ khó đoán của Putin ở Syria

Nội bộ nước Mỹ đang bất đồng sâu sắc vì không có cách nào nắm được ý đồ thực sự của Tổng thống Nga Putin khi thực hiện các động thái quân sự gần đây ở Syria.
phao binh cua quan doi syria. anh: sputnik

Pháo binh của quân đội Syria. Ảnh: Sputnik

 

Giới chức chính quyền và quân đội Mỹ đang tranh cãi về việc liệu Tổng thống Nga Putin thực lòng ủng hộ một sáng kiến hòa bình do Liên Hợp Quốc bảo trợ nhằm chấm dứt cuộc nội chiến Syria hay ông đang dùng nước cờ đàm phán để che giấu những nỗ lực mới hỗ trợ quân sự cho chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, theo Reuters.

Một số quan chức hàng đầu của Mỹ cho biết Nga vừa triển khai pháo binh đến gần thành phố Aleppo, nơi đang bị phe nổi dậy Syria chiếm giữ. Họ cáo buộc sau khi tuyên bố rút quân khỏi Syria hồi tháng ba, Nga vẫn tiếp tục củng cố lực lượng tại đây bằng các trực thăng chiến đấu tân tiến trang bị súng hạng nặng, đồng thời mở hàng loạt đợt oanh kích mới nhằm vào các nhóm phiến quân ôn hòa Syria.

Nhiều người còn cảnh báo nếu Washington không phản ứng, Moscow sẽ xem đây như một dấu hiệu cho thấy sự rụt rè của Mỹ. Theo họ, thái độ im lặng sẽ khuyến khích Nga leo thang các thách thức đối với Mỹ và quân đội đồng minh bằng những hoạt động không quân hay hải quân mang tính khiêu khích hơn.

Họ cũng lập luận rằng việc Washington làm ngơ trước những động thái của Moscow ở Syria sẽ gây tổn thương thêm cho quan hệ giữa Mỹ với Arab Saudi, các nước vùng Vịnh đang tìm cách phế truất ông Assad cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đã hỗ trợ Mỹ tấn công Nhà nước Hồi giáo (IS).

Theo đó, giải pháp tối ưu mà Mỹ nên thực hiện lúc này là đẩy mạnh cung cấp vũ khí, như tên lửa chống tăng hay súng phóng lựu, cho các nhóm phiến quân ôn hòa thông qua nước thứ ba.

Song, các quan chức khác, bao gồm cả Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, lại bác bỏ mọi kế hoạch leo thang quân sự của Mỹ ở Syria.

"Bà Rice đang phá hỏng kế hoạch", một nguồn tin am hiểu vấn đề cho hay.

Bản thân Tổng thống Barack Obama từ lâu cũng không muốn Mỹ can dự quá sâu vào cuộc nội chiến Syria. Hồi tháng 10 năm ngoái, ông khẳng định Washington sẽ không bị lôi kéo vào một cuộc chiến giấu mặt với Moscow. Kể từ đó, chính quyền Mỹ chỉ tập trung đẩy mạnh chiến dịch không kích IS ở đông bắc Syria.

Nhà Trắng hiện từ chối đưa ra bình luận liên quan đến thông tin nội bộ Mỹ tranh cãi về vấn đề Syria hay ý đồ của Tổng thống Nga tại Syria.Bất đồng trước tính toán của Putin

ong bashar ja'afari, truong doan dam phan hoa binh cua chinh phu syria hom 22/4 phat bieu tai cuoc hop bao o geneva, thuy si. anh: reuters

Ông Bashar Ja'afari, trưởng đoàn đàm phán hòa bình của chính phủ Syria hôm 22/4 phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters

Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây đã phải rất vất vả tìm cách đọc ý đồ của ông Putin kể từ khi Nga bất ngờ triển khai lực lượng đến Syria vào tháng 9 năm ngoái với mục tiêu đề ra là tấn công các nhóm khủng bố. Việc Tổng thống Nga đột ngột ra lệnh rút một phần lực lượng khỏi Syria cùng các bước đi khác của ông tại chiến trường này đang tiếp tục khiến những nhà hoạch định chính sách phương Tây phải đau đầu dự đoán nước cờ tiếp theo của ông là gì, cây bút Jonathan Landay và Phil Stewarttừ Reuters nhận định.

Những cuộc tranh luận đang diễn ra về cách phản ứng trước các động thái quân sự của Nga ở Syria phần nào cho thấy những mối bất đồng tồn tại ở Washington quanh việc liệu ông Putin có thành thực khi thể hiện thái độ ủng hộ tiến trình đàm phán hòa bình cho Syria tại Geneva, Thụy Sĩ, do Liên Hợp Quốc bảo trợ hay không, giới phân tích nhận định.

Nhiều quan chức và chuyên gia Mỹ nghi ngờ ông Putin không có khả năng hoặc không sẵn sàng thúc ép Tổng thống Syria Assad đưa ra nhiều nhượng bộ hơn trong đàm phán.

"Hoặc là Nga đã lừa dối ông Obama và Ngoại trưởng Kerry hoặc là họ tự lừa dối chính mình", nguồn tin nắm rõ cuộc tranh cãi nội bộ Mỹ nói.

Trái lại, một nhóm quan chức tình báo và quân sự Mỹ tin rằng ông Putin thực sự ủng hộ tiến trình đàm phán hòa bình cho Syria. Song theo họ, ông Assad sẽ tìm cách cản trở tiến trình đàm phán ở Geneva và phớt lờ lệnh ngừng bắn với phe nổi dậy Syria nhằm khiêu khích lực lượng này phản ứng, từ đó khiến lệnh ngừng bắn đổ vỡ. Lúc này, ông Putin không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tăng cường ủng hộ đồng minh Syria.

"Tôi nghĩ chính quyền Syria đã chơi một nước cờ cao tay. Họ đang trì hoãn vì biết rõ sự kiên nhẫn của phe đối lập sẽ cạn kiệt", chuyên gia Charles Lister từ Viện nghiên cứu Trung Đông, nhận xét.

Trong khi đó, một nhóm quan chức và chuyên gia Mỹ khác lại cho rằng ông Putin chưa bao giờ thành thực về ngoại giao và Tổng thống Obama cũng như Ngoại trưởng Kerry đã quá ngây thơ khi tin vào những tuyên bố ủng hộ đàm phán hòa bình cho Syria.

Theo họ, quyền lực của ông Assad là quân bài đảm bảo Nga vẫn giữ được quân cảng Tartus bên bờ Địa Trung Hải và một căn cứ không quân ở phía bắc Syria, hai căn cứ quân sự duy nhất của Nga nằm ngoài phạm vi lãnh thổ Liên Xô trước đây.

Đồng tình với nhận định trên, ông Jeffrey White, cựu chuyên gia cấp cao thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, nay làm việc tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông, cho rằng "đây là một ván cờ gieo hoài nghi mà ông Putin đã chủ trương ngay từ đầu".

"Tôi không nghĩ ông Assad bị qua mặt. Tôi nghĩ họ có cùng suy nghĩ", White bình luận.

Trong bối cảnh các quan chức Washington còn tồn tại hàng loạt bất đồng quanh động thái của Moscow tại Syria, chính quyền Obama hôm 21/4 công khai bày tỏ lo ngại trước thông tin Nga đưa thêm nhiều trang thiết bị tới quốc gia Trung Đông này.

Một ngày trước đó, Lầu Năm Góc từ chối đưa ra suy đoán về động cơ của điện Kremlin.

"Tôi không biết động cơ của họ là gì. Những gì tôi biết là chúng tôi thấy các lực lượng của chính quyền Syria, với sự hỗ trợ của Nga, bắt đầu tập trung hỏa lực chiến đấu quanh thành phố Aleppo", đại tá Steve Warren, người phát ngôn của liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu, hôm 20/4 nói.

"Đây là điều chúng tôi lo ngại và sẽ tiếp tục theo sát", ông Warren nhấn mạnh.


Tập đoàn súng máy Kalashnikov dự kiến tăng gấp đôi doanh số

 Nhà sản xuất vũ khí cá nhân lớn nhất của Nga là tập đoàn Kalashnikov dự kiến đến năm 2017 sẽ tăng gấp đôi khối lượng bán hàng, ông Alexei Krivoruchko, Tổng Giám đốc tập đoàn tuyên bố với các phóng viên hôm thứ Tư tại lễ khai trương các cơ sở sản xuất mới của Kalashnikov.
sung ak-103 cua hang kalashnikov tai mot hoi cho vu khi. anh sputnik/vladimir astapkovich

Súng AK-103 của hãng Kalashnikov tại một hội chợ vũ khí. Ảnh Sputnik/Vladimir Astapkovich

Tập đoàn Kalashnikov đã đưa vào vận hành năm phân xưởng đổi mới và những c tòa nhà mới dành để sản xuất vũ khí nhỏ và thiết bị kỹ thuật chuyên dụng đặc biệt.
Trong lễ khai trương cơ sở mới có sự tham gia của Tổng giám đốc của Rostec, ông Sergey Chemezov; Tổng Giám đốc Kalashnikov, ông Alexei Krivoruchko, cũng như người đứng đầu Udmurtia, ông Alexandr Soloviev.
 
"Bên cạnh việc phát triển những thể loại sản phẩm mới trong năm 2017 chúng tôi hy vọng sẽ khởi động sản xuất hàng loạt không dưới 10 sản phẩm mới", ông Krivoruchko cho biết.
 
Kalashnikov là điển hình rực rỡ sinh động về thành công hiện đại hóa và phát triển doanh nghiệp trong hình thức hợp tác đối tác Nhà nước-tư nhân.
Hiện ban lãnh đạo tập đoàn này đang dành sự quan tâm cho ứng dụng công nghệ mới và ra mắt những mẫu mã sản phẩm mới riêng theo hướng vũ khí xạ kích cá nhân", ông Chemezov tuyên bố với các phóng viên.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục