Nhật Bản “chuyển trục” sang Đông Nam Á
Mỹ, Ấn Độ thảo luận tác chiến chống ngầm để 'cảnh giác' Trung Quốc
Bị Nhật bắt tàu cá, Đài Loan đưa hai tàu đến Okinotorishima
Nhật kêu gọi thông qua Quy tắc ứng xử ở biển Đông
Cú bắt tay sững sờ giữa Israel, Hamas và Ai Cập
Tin thế giới đọc nhanh 02-05-2016
- Cập nhật : 02/05/2016
Trung Quốc huấn luyện quân sự ngư dân, xua xuống Biển Đông
Trung Quốc trả tiền cho ngư dân tham gia các khóa huấn luyện quân sự kéo dài 4 tháng nhằm phát triển lực lượng dân quân biển.
Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc đang huấn luyện các ngư dân tại đảo Hải Nam để trở thành "dân quân" rồi xua xuống biển Đông, mang danh tàu đánh cá.
Một số ngư dân tại Hải Nam khẳng định nhiều tàu cá tại đây được trang bị vũ khí hạng nhẹ.
Để phát triển lực lượng dân quân biển, Trung Quốc đã đưa Lực lượng vũ trang nhân dân đến đảo Hải Nam để huấn luyện quân sự cho ngư dân.
Hãng tin Reuters cho biết những ngư dân tham dự khóa học kéo dài bốn tháng, từ tháng 5 đến tháng 8, và đều được trả tiền.
Trong khi trả lời phỏng vấn với Reuters, các quan chức chính phủ, giám đốc các công ty đánh cá... của Trung Quốc còn cho biết ngư dân được huấn luyện các bài tập trên biển cũng như khả năng thu thập thông tin của tàu nước khác.
Ngoài việc huấn luyện quân sự cơ bản, Trung Quốc còn trợ giá để ngư dân đóng tàu thép, đồng thời trang bị thiết bị Định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) cho 50.000 tàu cá để dễ liên lạc với Hải cảnh Trung Quốc với mục đích đối phó tàu nước ngoài.
Giới chức Trung Quốc từng xác nhận Bắc Kinh khuyến khích ngư dân liều lĩnh đi vào các vùng tranh chấp trên Biển Đông bằng cách trợ cấp và huấn luyện an ninh cho các ngư dân.
Mưu đồ dài hơi
Hồi đầu tháng 3/2016, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc dẫn lời Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Nam La Bảo Minh cho biết chính phủ nước này sẽ tài trợ và huấn luyện kỹ thuật quốc phòng cho lực lượng ngư dân để đưa ra Biển Đông.
Tại phiên họp thường niên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ở Bắc Kinh, ông La cho biết Hải Nam có hơn 100.000 ngư dân và với số lượng này thì việc giúp sức cho lực lượng hải quân tuần tra biển, giành lấy ngư trường truyền thống của ngư dân nước khác là chuyện "không khó"!
Vụ việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Indonesia hồi tháng 3/2016 là một ví dụ cho thấy chính quyền Trung Quốc đứng sau các hoạt động của ngư dân nước này tại các vùng biển tranh chấp.
Luật đánh cá của Trung Quốc ngang ngược xác định khu vực đánh cá ở Trường Sa bao gồm toàn bộ vùng biển bên trong "đường chín đoạn" và các cơ quan chính quyền cấp giấy phép và hỗ trợ ngư dân đánh cá trong khu vực này. Một phần của "đường chín đoạn" lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Bắc Kinh đã đẩy các ngư dân đến đánh bắt tại khu vực vùng biển Natuna của Indonesia để chứng minh đây là "vùng đánh cá truyền thống" của mình.
Trong khi đó, các tàu tuần duyên cũng có mặt để thực hiện hai nhiệm vụ chính: bảo vệ các ngư dân và khẳng định quyền kiểm soát của Bắc Kinh.
Căng thẳng Nhật-Trung sẽ hạ nhiệt vào tháng 9 tới?
Đài Loan triển khai tàu tuần tra xung quanh đảo Nhật Bản
Theo AFP, ngày 1/5, Đài Loan (Trung Quốc) đã điều 2 tàu tuần tra tới vùng biển xung quanh đảo Okinotori-shima của Nhật Bản, trong bối cảnh căng thẳng liên quan đến việc Tokyo bắt giữ một trong những tàu đánh cá Đài Loan tại khu vực trên.
Một tàu tuần duyên Đài Loan và một tàu khác của Hội đồng Nông nghiệp (COA) đã rời thành phố Cao Hùng vào sáng 1/5.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan ra tuyên bố nêu rõ: "Nhật Bản không có quyền cấm các tàu cá của chúng tôi vào khu vực này. Chính quyền (Đài Loan) sẽ quyết tâm bảo vệ các quyền và quyền tự do của ngư dân trong vùng biển quốc tế."
Sứ mệnh tuần tra này sẽ kéo dài từ 1-3 tháng.
Vụ bắt giữ tàu "Tung Sheng Chi 16" gần Okinotori-shima hồi tuần trước đã gây ra phản ứng giận dữ từ giới chức Đài Loan, những người cho rằng Tokyo không có thẩm quyền ở khu vực quanh Okinotori-shima.
Nhật Bản tuyên bố khu vực 200 hải lý xung quanh đảo này là vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Ông Putin sa thải một loạt quan chức cấp cao
Đánh bom xe kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều binh sĩ thương vong
Lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ điều tra tại hiện trường một vụ đánh bom ở Diyarbakir ngày 31/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các nguồn tin an ninh cho biết ngày 1/5, đã có 1 cảnh sát thiệt mạng và 13 người bị thương trong vụ đánh bom xe trước một trụ sở cảnh sát ở thành phố Gaziantep, miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Hình ảnh trên kênh truyền hình CNN bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy xác một chiếc xe gần cổng trụ sở cảnh sát và nhiều xe cứu thương, cứu hỏa tại hiện trường.
Vụ nổ này có thể được cảm nhận từ khoảng cách vài km và còn làm vỡ nhiều cửa sổ các tòa nhà gần đó.
Theo thông báo của nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài một cảnh sát thiệt mạng, trong số những người bị thương có tới 9 cảnh sát.
Cũng trong ngày 1/5, cho biết 3 binh sỹ nước này đã thiệt mạng và 14 người khác bị thương trong vụ tấn công được cho là do các tay súng thuộc Đảng Công nhân người Kurd (PKK) gây ra tại huyện Nusaybin thuộc tỉnh Mardin, nơi quân đội đang tiến hành chiến dịch truy quét các tay súng PKK và áp đặt lệnh giới nghiêm tại đây.
Hãng tin Dogan cho biết các tay súng của PKK đã bắn rốckét vào một đội ra phá bom mìn của quân đội, gây ra số thương vong trên.
Xung đột giữa lực lượng chính phủ và PKK bùng lên và ngày càng gia tăng kể từ giữa năm 2015, sau khi thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên (bắt đầu từ năm 2012) bị phá vỡ.
Chính phủ Ankara đã mở nhiều chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm vào các tay súng người Kurd tại khu vực phía Đông Nam, trong khi Không quân Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện nhiều cuộc không kích qua biên giới, với mục tiêu là các căn cứ của PKK tại miền Bắc Iraq.
Đáp lại, các tay súng của PKK liên tiếp tiến hành các vụ đánh bom nhằm chủ yếu vào binh lính và lực lượng an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến nhiều cảnh sát và binh lính Thổ Nhĩ Kỳ thương vong.