tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 29-04-2016

  • Cập nhật : 29/04/2016

Forbes giải mã bí mật tâm trạng chống Nga trong truyền thông Ukraine

 Những người châu Âu và người Mỹ rất sợ rằng Nga sẽ thắng trong cuộc chiến thông tin mà họ dấy lên, nên đã tích cực tài trợ cho truyền thông Ukraine, Forbes viết.
phuong tay tich cuc tai tro cho truyen thong ukraine de "chien dau" voi cac thong tin den tu nga. anh tv-gromadske

Phương Tây tích cực tài trợ cho truyền thông Ukraine để "chiến đấu" với các thông tin đến từ Nga. Ảnh TV-Gromadske

Một trong những ví dụ nổi bật nhất về sự hỗ trợ của phương Tây cho "báo chí tự do Ukraine" là kênh truyền hình "TV-Gromadske" của Kiev.
Kênh này thực sự đã trở thành biểu tượng chiến tranh thông tin giữa Nga và thế giới phương Tây — trong cuộc chiến này phương Tây đang thua lực lượng "pháo binh thông tin hạng nặng" của Moscow, tờ Forbes cho biết.
 
Theo báo cáo tài chính của "TV-Gromadske" năm 2015, kênh này có rất nhiều khách hàng quen từ nước ngoài, thường xuyên cũng như tạm thời. Các nhà tài trợ quan trọng nhất cho kênh truyền hình này là Đại sứ quán các nước châu Âu tại Ukraine và Ủy ban châu Âu.
 
"Cách nào dễ nhất để có tiền cho các dự án truyền thông ở Ukraine? Đơn giản nhất là cứ cao giọng chống Nga, nhất định sẽ nhận được tài trợ từ Mỹ và châu Âu", Forbes ghi nhận.

Trung Quốc sắp tập trận đa phương với ASEAN trên Biển Đông

Trung Quốc hôm nay cho hay sẽ điều một tàu chiến và lực lượng đặc biệt tham gia cuộc tập trận vào tháng tới cùng nhiều quốc gia, trong đó có Philippines và các nước khác tranh chấp trên Biển Đông.
tau khu truc ten lua lan chau cua trung quoc. anh: xinhua

Tàu khu trục tên lửa Lan Châu của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

AP cho hay cuộc tập trận an ninh hàng hải và chống khủng bố kéo dài từ ngày 2 đến 12/5 sẽ có sự góp mặt của quân đội 10 nước trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Mỹ, Ấn Độ và 6 đối tác đối thoại khác.

Sự kiện này sẽ diễn ra ở Singapore và Bruinei, cùng các vùng biển lân cận trên Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết nước này sẽ điều tàu khu trục tên lửa Lan Châu và hơn 10 binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt tham gia. 

Cuộc tập trận sẽ giúp các quân đội "học hỏi lẫn nhau và làm sâu sắc thêm hợp tác thực tế trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh", ông Ngô nói.

Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông với 4 nước ASEAN và gần đây tăng cường xây dựng cũng như quân sự hóa trái phép các đảo đá nhân tạo với đường băng, bến tàu và các trạm radar. 

Những động thái này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước liên quan và Mỹ. Hồi tháng hai, ASEAN từng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về hoạt động cải tạo đất và những hành động làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông, đe dọa đến hòa bình, an ninh và sự ổn định của khu vực.

Mỹ đã và khẳng định sẽ tiếp tục hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh tức tối cáo buộc Washington gây căng thẳng khu vực.


Tây Ban Nha tạo được tinh trùng từ tế bào da người

Các nhà khoa học Tây Ban Nha hôm 27-4 cho biết họ đã tạo được tinh trùng từ tế bào da người, một kỳ tích y học mà cuối cùng có thể mở ra hướng điều trị cho bệnh vô sinh.

Theo The Telegraph, các nhà nghiên cứu cho biết họ đang cố gắng tìm ra một giải pháp cho khoảng 15% các cặp vợ chồng trên thế giới mà không thể sinh con, buộc phải nhờ vào trứng và tinh trùng hiến tặng.  

“Phải làm gì khi một người nào đó muốn có con nhưng lại thiếu trứng hoặc tinh trùng? Đây là vấn đề chúng tôi muốn giải quyết: Tạo ra trứng hoặc tinh trùng ở những người không có” - Carlos Simon, Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu Vô sinh Valencia, cơ sở y tế đầu tiên của Tây Ban Nha chuyên trách hỗ trợ các vấn đề về sinh sản, nói.

Kết quả nghiên cứu trên được thực hiện với sự hợp tác của Trường ĐH Standford tại Mỹ và đã được công bố hôm 26-4 trên tạp chí Scientific Reports. Các nhà khoa học đã lấy cảm hứng từ công trình của Shinya Yamanaka (người Nhật Bản) và John Gordon (người Anh), hai nhà khoa học vào năm 2012 đã được trao giải Nobel cho phát hiện các tế bào trưởng thành có thể được chuyển đổi ngược trở lại thành các tế bào gốc giống ở phôi thai.

tinh trung nguoi duoi kinh hien vi. (anh: the telegraph/alamy)

Tinh trùng người dưới kính hiển vi. (Ảnh: THE TELEGRAPH/ALAMY)

Simon và nhóm cộng sự đã tiến hành tái cấu trúc các tế bào da trưởng thành bằng cách đưa vào đó một hỗn hợp các gen cần thiết để tạo ra giao tử. Chỉ trong vòng một tháng, tế bào da đã biến đổi thành một tế bào mầm mà có thể phát triển thành tinh trùng hoặc trứng nhưng họ nhận thấy chúng không có khả năng thụ thai.

“Đây là một tinh trùng nhưng cần thêm một giai đoạn trưởng thành để trở thành một giao tử. Đây chỉ mới là khởi đầu” - Simon nói - “Với loài người, chúng tôi sẽ phải làm thử nghiệm nhiều hơn vì chúng ta đang nói tới việc tạo ra một đứa trẻ”.

Các nhà nghiên cứu cũng phải cân nhắc đến các ràng buộc pháp lý vì kỹ thuật liên quan đến việc tạo ra phôi thai nhân tạo mới chỉ được phép tiến hành ở một số nước.


Hàn Quốc ký thỏa thuận nghiên cứu vũ trụ với Mỹ

Ngày 27-4, Hàn Quốc trở thành quốc gia châu Á đầu tiên ký thỏa thuận hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ.

han quoc ky thoa thuan nghien cuu vu tru voi my - anh: stripes

Hàn Quốc ký thỏa thuận nghiên cứu vũ trụ với Mỹ - Ảnh: Stripes

Theo Stripes, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thỏa thuận khung vừa ký kết mở đường cho hai quốc gia đồng minh xúc tiến các trao đổi hợp tác về nghiên cứu khoa học trái đất, sử dụng Trạm vũ trụ quốc tế và dự án khám phá sao Hỏa trong tương lai.

Hàn Quốc cũng đang tìm kiếm hỗ trợ trong dự án đưa một phi thuyền nước này lên thám hiểm Mặt trăng, một phần quan trọng trong cam kết của Tổng thống Park Geun Hye nhằm phát triển ngành công nghiệp vũ trụ và các dự án nghiên cứu không gian của Hàn Quốc.

Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Mark Lippert cho biết Hàn Quốc là quốc gia châu Á đầu tiên ký kết với Mỹ một thỏa thuận dạng này.

Phát biểu tại lễ ký kết với bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc, đại sứ Lippert nói thỏa thuận mới sẽ góp phần làm “rộng hơn, sâu hơn và mạnh mẽ hơn” quan hệ đồng minh giữa hai quốc gia.

Trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, Hàn Quốc là nước đến sau và đang nỗ lực theo kịp các quốc gia láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản, vốn có trình độ công nghệ trong lĩnh vực này vượt trước họ cả thập kỷ.

Hàn Quốc phóng thành công vệ tinh đầu tiên của nước này năm 2013 sau hai lần thất bại và có một phi hành gia làm việc tại trạm ISS năm 2008.

Thỏa thuận mới giữa Hàn Quốc và Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đang tăng nhiệt. Cả hai nước đều nhấn mạnh thỏa thuận khung ký ngày 27-4 nhằm “các mục đích dân sự và hòa bình”.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se nói thỏa thuận nhằm phối hợp giữa hai nước trong việc đương đầu với các thách thức chung của cộng đồng quốc tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.


Ông Putin khiển trách Phó Thủ tướng Nga Rogozin

 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiển trách Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin sau lần thử phóng tên lửa đầu tiên lại sân bay vũ trụ Vostochny, theo Sputniknews.
tong thong nga vladimir putin da khien trach pho thu tuong dmitry rogozin vi su co lan thu phong ten lua cua nga. anh sputnik/mikhael klimentiev

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiển trách Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin vì sự cố lần thử phóng tên lửa của Nga. Ảnh Sputnik/Mikhael Klimentiev

Theo tờ "Kommersant", người đứng đầu nhà nước không hài lòng với nguyên nhân dẫn tới việc trì hoãn cuộc phóng tên lửa, ban đầu dự kiến sẽ tiến hành vào lúc 05:01 giờ Moscow, ngày 27 tháng Tư.
Các chuyên gia tưởng rằng van nhiên liệu bên trong tên lửa "Soyuz-2.1a" bị hỏng, nhưng về sau hóa ra không phải vậy, chỉ tại công nhân đã không kiểm tra dây cáp dẫn tới thiết bị này.
Ngoài ra, Tổng thống khiển trách nặng nề lãnh đạo của Roscosmos, ông Igor Komarov và đưa ra quyết định về việc ông Leonid Shalimov, Tổng giám đốc "Hiệp hội khoa học-sản xuất tự động hóa" đã không thực hiện đúng chức trách của mình. Chính xí nghiệp này đã cung cấp dây cáp là nguyên nhân gây nên sự cố.
 
Tên lửa "Soyuz-2.1a" đã được phóng lên từ sân bay vũ trụ Vostochny vào hồi 5.01 phút ngày 28 tháng 4. Tổng thống Putin đã đích thân theo dõi cuộc phóng tên lửa từ đài quan sát.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục