Malaysia sẽ xây trạm radar trên biển Đông
PKK sẵn sàng chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ
Philippines dùng máy bay không người lái giúp ứng phó thiên tai
Indonesia sẽ tiêm hormone nữ vào những kẻ ấu dâm
Tên lửa đẩy Nga đưa các thiết bị châu Âu lên quỹ đạo
Tin thế giới đọc nhanh sáng 26-04-2016
- Cập nhật : 26/04/2016
Ứng viên Tổng thống Philippines “dọa” ném bom tàu Trung Quốc
“Nếu tàu Trung Quốc đi vào vùng biển của Philippines để đánh cá, tôi sẽ lệnh ném bom các tàu này”, nghị sĩ Miriam Defensor-Santiago tuyên bố.
Đây là phát biểu của nữ nghị sĩ Philipines tại vòng tranh luận thứ 3, vòng cuối cùng của các ứng cử viên, diễn ra ngày 24/4 tại thành phố Dagupan. Bên cạnh đó, bà cũng nhấn mạnh vai trò của công cụ pháp lý, vì nó không chỉ giúp khẳng định quyền đánh bắt cá của Philippines ở vùng biển có tranh chấp, mà còn có khả năng chấm dứt xung đột.
Trước đó, bà Santiago chỉ trích chính quyền của Tổng thống Begnigno Aquino dường như đã “quá thỏa mãn” trước kết quả đấu tranh ở Biển Đông, mà gốc rễ nằm ở chỗ sớm tin tưởng rằng Tòa trọng tài quốc tế sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện nhằm vào “đường 9 đoạn” phi lý mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố.
Nữ nghị sĩ cũng nói rằng Manila đang dựa dẫm quá nhiều vào sự hỗ trợ từ Mỹ trong nỗ lực ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh. “Nếu được lựa chọn làm Tổng thống, tôi sẽ cùng với các nước khác trong khối ASEAN đàm phán với Trung Quốc”, ứng cử viên tranh cử Tổng thống này chia sẻ.
Bầu cử Tổng thống Philippines (tháng 5/2016) đang ở giai đoạn nước rút. Các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy, Thị trưởng thành phố Davao Rodrigo Duterte đang là người dẫn đầu (33%), tiếp đến là Thượng nghị sĩ Grace Poe (24%). Đứng thứ 3 và thứ tư lần lượt là cựu Bộ trưởng Nội vụ Manuel Roxas II (19%) và Phó Tổng thống Jejomar Binay (14%). Bà Santiago đứng cuối cùng, chỉ được 2%.
Triều Tiên có thể đóng tàu ngầm 3.000 tấn để bắn tên lửa đạn đạo
Yonhap dẫn lời quan sát viên quân sự cho rằng Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục thử tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm (SLBM) cho tới khi thử thành công SLBM tầm bắn 2.000 km.
Hôm 23/4, Triều Tiên bắn một SLBM từ tàu ngầm 2.000 tấn lớp Sinpo. Sau khi trồi lên mặt nước, tên lửa bay được 30 km, trong khi tên lửa đạn đạo thường đạt khoảng cách vài nghìn km. Tuy nhiên, Hàn Quốc đánh giá Triều Tiên đã đạt tiến bộ trong công nghệ SLBM và có thể tăng tầm bắn tên lửa trong những lần thử tiếp sau.
Hiện tàu ngầm lớp Sinpo của Triều Tiên chỉ có thể bắn tên lửa khi lặn ở độ sâu 10-15 m. Điều này khiến tàu ngầm dễ bị phát hiện. Tàu ngầm mới của Triều Tiên được kỳ vọng sẽ đủ khả năng ổn định khi lặn ở độ sâu 50 m để bắn vài tên lửa SLBM, có thể gây đe dọa cho cả Mỹ.
Đối phó với mối đe dọa đến từ Triều Tiên, Hàn Quốc đang chuẩn bị triển khai tàu ngầm với khả năng chiến đấu cao hơn. Theo dự án KSS III, Seoul sẽ có hạm đội 9 tàu ngầm 3.000 tấn vào những năm 2020.
Lô tàu ngầm đầu tiên của Hàn Quốc sẽ có ba tàu, mỗi tàu trang bị 6 ống phóng tên lửa đánh chặn. Lô tiếp theo được giao vào năm 2025 cũng gồm ba tàu, nhưng được trang bị tới 10 ống phóng tên lửa đánh chặn. Tính năng của ba tàu ngầm cuối cùng chưa được Hàn Quốc tiết lộ.
Năm 2015, Triều Tiên từng tuyên bố phóng thành công SLBM, song các nhà phân tích cho rằng Bình Nhưỡng đã thất bại và hình ảnh được đăng tải sau đó là ảnh chỉnh sửa.
Thổ Nhĩ Kỳ ép châu Âu giữ lời hứa miễn thị thực
Một tháng sau khi áp dụng thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ cho phép trục xuất người tị nạn từ Hi Lạp trở lại Thổ Nhĩ Kỳ, số người tị nạn bất hợp pháp vào nước này đã giảm từ 6.000 người mỗi ngày...
Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel và các lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Âu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thỏa thuận về vấn đề di cư với EU đang có hiệu quả nhưng cảnh báo sẽ ngưng triển khai nếu EU không giữ lời hứa miễn thị thực cho người dân nước này.
Trong cuộc gặp hôm 23-4, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu khoe rằng số người tị nạn bất hợp pháp vào nước này đã giảm từ 6.000 người mỗi ngày hồi cuối năm ngoái xuống còn 130 người/ngày vào đầu tháng 4-2016, tức một tháng sau khi áp dụng thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ cho phép trục xuất người tị nạn từ Hi Lạp trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên Ankara không ngần ngại cảnh báo có thể ngưng việc tiếp nhận người tị nạn nếu châu Âu không giữ lời hứa miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ.
“Việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư cần sự hợp tác chặt chẽ hơn và đối với chúng tôi, một phần của sự hợp tác chặt chẽ hơn là bãi bỏ thị thực. Hai vấn đề này phải đi cùng nhau” - Hãng tin AFP dẫn lời ông Davutoglu.
Ủy ban châu Âu (EC) đã hứa sẽ đề xuất thông qua việc miễn thị thực cho Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng sau nếu nước này thực hiện đầy đủ thỏa thuận di cư. Trong khi đó, bà Merkel khẳng định Ankara cần đáp ứng đủ 72 điều kiện của châu Âu để được miễn thị thực.
Trong chuyến thăm nhằm thúc đẩy thỏa thuận di cư EU - Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Đức Merkel đã đến khu trại tị nạn lớn Nizip ở Gaziantep nằm gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.
Bà tuyên bố việc đào tạo cho những người tị nạn là hết sức quan trọng và EU có thể hỗ trợ nhiều dự án trong lĩnh vực này, trên cơ sở thỏa thuận đã ký kết với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, bà Merkel nhắc lại đề xuất lập một vùng cấm bay ở khu vực miền bắc Syria tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ cho người tị nạn. “Khi người dân càng cảm thấy an toàn, họ càng ít rời bỏ nhà cửa hơn” - bà giải thích. Việc giữ người tị nạn bên trong biên giới Syria sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho châu Âu và cho Ankara, vốn đang tiếp nhận gần 2,7 triệu người di cư.
Liệu Nga có về phe Trung Quốc ở biển Đông?
Nga sẽ không can dự sâu vào vấn đề biển Đông vì đây không phải là ưu tiên đối ngoại Nga.
Trả lời các nhà báo Trung Quốc, Nhật, Mông Cổ về quan điểm của Nga với vấn đề tranh chấp biển Đông mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định quan điểm truyền thống của Nga là ủng hộ giải quyết tranh chấp biển Đông bằng con đường ngoại giao.
Giải pháp ngoại giao phải phù hợp Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002. Nga hy vọng các bên nhanh chóng thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Tuy nhiên, ông Lavrov lại không đồng ý quốc tế hóa tranh chấp biển Đông. Giống Trung Quốc, ông Lavrov cho rằng vấn đề tranh chấp biển Đông nên được giải quyết trực tiếp giữa các nước tranh chấp, không nên có sự can thiệp của bất kỳ bên thứ ba nào hay bất kỳ nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp.
Ông Lavrov còn chỉ trích các nỗ lực quốc tế hóa vấn đề biển Đông tại các diễn đàn quốc tế như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Hợp tác Á-Âu.
Ông Lavrov còn kêu gọi các nước đứng ngoài tranh chấp không đứng về bên nào hay lợi dụng tranh chấp để đơn phương tạo ảnh hưởng cho mình ở khu vực, tìm cách cô lập một nước tranh chấp nào đó.
Những lời của ông Lavrov dẫn đến băn khoăn, vậy liệu Nga có về phe Trung Quốc ở biển Đông? Câu trả lời là không, trang tin Diplomat (Nhật) đưa ý kiến của chuyên gia Anton Tsvetov thuộc tổ chức nghiên cứu chính sách Hội đồng Các vấn đề quốc tế Nga.
Cả Nga và Trung Quốc đều phản đối quốc tế hóa tranh chấp biển Đông nhưng lý do hoàn toàn khác, theo ông. Trung Quốc muốn trở thành kẻ mạnh nhất trong các nước cùng tranh chấp, lấy tư thế này để thương lượng một-một với từng nước tranh chấp. Trung Quốc không muốn quốc tế hóa biển Đông để phải chịu sự phân xử của luật pháp quốc tế, chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các nước không trực tiếp tranh chấp.
Nga thì khác, không đồng tình quốc tế hóa vấn đề biển Đông vì cách ứng xử này nằm sẵn trong chính sách ngoại giao hiện đại của Nga. Nga vẫn thường xuyên chỉ trích các nước, đặc biệt là Mỹ, Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên minh châu Âu (EU) can thiệp vào nội bộ các nước ở Đông Âu, ở khu vực Balkan và các nơi khác.
Ngoài ra, biển Đông không phải là ưu tiên của chính sách đối ngoại Nga khi Nga đang phải chịu gánh nặng kinh tế trong nước, dính líu quân sự ở Syria, xung đột quyền lợi với phương Tây. Nga đang chú ý làm mới quan hệ với châu Á mà Trung Quốc là điểm nhấn, tuy nhiên đến lúc này Nga vẫn chưa tỏ ra quá hào hứng can dự vào tranh chấp biển Đông.
Thêm nữa, quyền lợi của Nga ở khu vực tùy thuộc vào sự gìn giữ và cân bằng quan hệ với cả hai đối tác chiến lược Trung Quốc và Việt Nam.
Và cuối cùng, tranh chấp biển Đông rất phức tạp và chứa rất nhiều vấn đề, quốc tế hóa không phải là vấn đề duy nhất và quan trọng nhất. Nga chưa công khai quan điểm về tất cả vấn đề liên quan tranh chấp biển Đông như chủ quyền, kiểm soát thực tế, quân sự hóa, cải tạo hiện trạng, tự do hàng hải, quản lý tài nguyên. Tránh né dính líu vào các vấn đề này giúp Nga có thể đứng ngoài tranh chấp biển Đông vốn đang có nguy cơ leo thang trong tương lai.
Ngoại trưởng Nhật: Thế giới quan ngại Trung Quốc bành trướng
Ông Fumio Kishida hôm nay cho rằng việc Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự "nhanh chóng và mờ ám", cùng những âm mưu đơn phương thay đổi nguyên trạng biển Hoa Đông và Biển Đông nhằm trở thành quốc gia biển hùng mạnh đang khiến không chỉ người dân Nhật mà các nước châu Á - Thái Bình Dương và cộng đồng quốc tế "rất quan ngại".
Ông Kishida hôm nay nói trước các lãnh đạo doanh nghiệp ở Tokyo, khi đang có kế hoạch tới Trung Quốc vào cuối tuần này. Theo Kyodo, ông dự kiến gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Tranh chấp Biển Đông được cho là đứng đầu trong chương trình nghị sự khi nhà ngoại giao Nhật gặp các quan chức Trung Quốc.
"Thông qua đối thoại với phía Trung Quốc, tôi muốn thúc đẩy tiến trình nhằm tạo ra mối quan hệ Trung - Nhật phù hợp với thời đại mới", ông nói.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố của các nước láng giềng Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Bắc Kinh gây quan ngại trong khu vực với các hoạt động xây dựng và quân sự phi pháp ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc cũng tranh chấp chủ quyền với Nhật xung quanh chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.