Obama: Sẽ tiêu diệt IS và bất cứ ai cố làm hại nước Mỹ
NATO không có kế hoạch đưa quân vào Syria
Trung Quốc muốn tăng gấp 4 lần số đường băng ở Biển Đông
Đông Nam Á đau đầu với mối đe dọa IS
Tỷ phú hối lộ Bạc Hi Lai chết trong tù
Tin thế giới đọc nhanh tối 25-04-2016
- Cập nhật : 25/04/2016
Tổng Thư ký ASEAN: Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc là chuyện "bình thường"
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho rằng việc Indonesia bắt giữ tàu đánh cá trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước này là "bình thường" và phù hợp với nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Trước thông tin các tàu chiến Indonesia bắt giữ một tàu cá Trung Quốc bị nghi ngờ hoạt động trái phép trong lãnh hải Indonesia, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho rằng việc Indonesia bắt giữ tàu đánh cá trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước này là "bình thường" và phù hợp với nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Bên lề một hội thảo được tổ chức tại Jakarta, Indonesia ngày 25/4, trả lời câu hỏi của phóng viên VietnamPlus liên quan đến thông tin mới nhất về việc tàu cá Trung Quốc bị phía Indonesia bắt giữ, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhấn mạnh: "Các vi phạm lãnh hải hay vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác cần phải được xử lý theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Tôi cho rằng việc Indonesia bắt giữ tàu cá, nếu như đánh cá trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền Indonesia, là việc bình thường và phù hợp với nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các nguyên tắc chỉ đạo các ứng xử của các nước ASEAN liên quan đến vấn đề xử lý tranh chấp và giải quyết các tranh chấp trên biển, đặc biệt là khu vực Biển Đông."
Về việc gần đây có xảy ra va chạm giữa các tàu cá của một số nước thành viên ASEAN với phía Trung Quốc, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho rằng "đây là một phần của vấn đề Biển Đông, có tranh chấp không chỉ giữa một nước với Trung Quốc mà nhiều khi là nhiều nước ASEAN với Trung Quốc."
"Về vấn đề Biển Đông, lập trường của ASEAN rất rõ. Luật trường 6 điểm của ASEAN là tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng và thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, nguyên tắc kìm chế, không có các hành động thay đổi hiện trạng trên Biển Đông và yêu cầu thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã ký năm 2002 và thỏa thuận đẩy mạnh đàm phán sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Đây là lập trường nhất quán và điều quan trọng là các nước thành viên ASEAN cần tuân thủ," ông Lê Lương Minh khẳng định.
Trước đó, hãng tin AFP dẫn thông báo của Hải quân Indonesia ngày 24/4 cho biết các tàu chiến của nước này đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc bị nghi ngờ hoạt động trái phép trong lãnh hải Indonesia.
Theo tờ South China Morning Post, tàu cá bị bắt là Hua Li-8. Con tàu này bị lực lượng Cảnh sát quốc tế (Interpol) tại Argentina truy nã vì đánh bắt cá trái phép và thực hiện hoạt động thương mại trái phép hồi đầu năm nay.
TTIP sẽ thất bại nếu Mỹ không chịu nhượng bộ
Phát biểu với nhật báo kinh doanh Handelsblatt của Đức ngày 24/4 ngay trước chuyến thăm nước này của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel cảnh báo các cuộc thương lượng về một thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) "sẽ thất bại" nếu Mỹ không chịu đưa ra những nhượng bộ.
Tổng thống Barack Obama dự kiến sẽ tham dự Hội chợ công nghiệp Hannover trong hai ngày 24-25/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Kinh tế kiêm Phó Thủ tướng Đức nhấn mạnh nếu phía Mỹ muốn duy trì sáng kiến "Người Mỹ dùng hàng Mỹ" thì điều đó là không thể chấp nhận. Ông nói rõ, đối với ông, điều đó đi ngược lại chính sách thương mại tự do. Ông cảnh báo: "Nếu người Mỹ cứ giữ lập trường này thì chúng ta không cần có hiệp ước thương mại tự do. Và Thỏa thuận thương mại và đầu tư liên Thái Bình dương (TTIP) sẽ đổ vỡ".
TTIP hiện gặp phải sự phản đối kịch liệt tại châu Âu, và đặc biệt mạnh mẽ tại Đức - nơi các nhà chỉ trích còn đề cập đến khả năng thỏa thuận này làm phương hại các tiêu chuẩn về sinh thái cũng như của thị trường lao động, đồng thời lên án sự giữ bí mật về các cuộc thương lượng.
Ngày 23/4, hàng chục nghìn người đã tham gia cuộc biểu tình phản đối thỏa thuận này tại thành phố Hanover của Đức, nơi Tổng thống Mỹ Obama hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel nhân chuyến thăm của ông tới nước này nhằm đẩy mạnh những nỗ lực hoàn tất TTIP trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2017.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) thông báo sáng 24/4, 3 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông do Tokyo kiểm soát, mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Trước đó, ngày 5/4, JCG cho biết đã phát hiện các tàu Trung Quốc xuất hiện trong ngày thứ 10 liên tiếp ở quanh quần đảo Senkaku. Theo Sở chỉ huy JCG khu vực 11 đóng tại Naha, tỉnh Okinawa, 3 tàu của Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG), trong đó có 1 tàu dường như được trang bị súng, hoạt động ở khu vực tiếp giáp ngay bên ngoài vùng lãnh hải Nhật Bản.
Nhật Bản, ngày 4/4, đã thành lập một đơn vị đồn trú thuộc Lực lượng Phòng vệ mặt đất trên đảo Yonaguni cực Tây của nước này, cách quần đảo đang bị tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khoảng 150 km về phía Nam, nhằm theo dõi chặt chẽ các hoạt động hàng hải đang mở rộng của Trung Quốc.
Ukraine lầm tưởng về tương lai gia nhập NATO
Tạp chí Focus có bài bình luận cho rằng những tuyên bố ồn ã của Kiev về khả năng Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dựa trên sự thiếu hiểu biết hoàn toàn về chính trường thế giới, và đã tới lúc nước này phải hiểu rằng đây là chuyện phi thực tế.
Trong vòng hai năm vừa qua, thái độ của người dân Ukraine về việc nước này tham gia vào NATO đã thay đổi. Nếu trước kia 2/3 dân số phản đối việc gia nhập khối NATO thì hiện nay hơn nửa số người dân lại ủng hộ hướng đi này. Tác giả bài báo nhận xét Ukraine tích cực áp dụng các tiêu chuẩn mới cho quân đội nước nhà với hy vọng rằng chỉ trong nay mai NATO sẽ mở rộng vòng tay đón thêm một thành viên mới.
Theo tác giả bài bình luận, dù cho các nhà chính trị gia có tha hồ tuyên bố những lời rống tuếch thì việc Ukraine gia nhập NATO vẫn hoàn toàn vô vọng. Tất nhiên, các thành viên của liên minh luôn ủng hộ cho phúc lợi của Ukraine và an ninh ở Đông Âu. Tuy nhiên, số lượng các nước sẵn sàng nhận về mình nghĩa vụ bảo vệ vũ trang cho Ukraine là vô cùng ít ỏi.
Hy vọng của Kiev không bao giờ có thể trở thành hiện thực, vì hiện nay phương Tây biết rõ mười mươi rằng bước đi này sẽ chỉ làm xấu đi quan hệ với Nga, trong khi không ai muốn rơi vào tình trạng đối đầu, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn định ở miền Đông Ukraine.
Châu Âu run rẩy đón "mùa hè khủng bố"
NATO và EU chính thức cảnh báo: Mùa hè này, IS có thể tấn công Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu bằng vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Tại diễn đàn này, các quan chức phụ trách an ninh của NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) và EU (Liên minh châu Âu) đều bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang tìm cách sở hữu nguyên vật liệu để chế tạo vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (gọi tắt là CBRN).
Tắm máu bãi biển
Một nguồn tin từ diễn đàn nêu trên tiết lộ rằng sau vụ tấn công khủng bố ở Brussels, thủ đô nước Bỉ, hồi tháng rồi, một nhóm khủng bố tại đây đã quay phim lén một quan chức cao cấp Bỉ công tác trong ngành hạt nhân ngoài căn hộ thường trú của ông. Sự kiện này nói lên rất nhiều điều về âm mưu đen tối của IS.
Ông Jamie còn cho biết IS đang tách ra 2 nhóm. Một nhóm có nhiệm vụ bảo vệ ISIS (Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria) vì gần đây chúng mất khá nhiều đất vào tay lực lượng liên quân Mỹ - Iraq. Nhóm thứ hai tập trung xây dựng các tổ khủng bố nằm vùng khắp châu Âu chờ thời cơ tiến hành những vụ tấn công bất ngờ.
Mục tiêu sắp tới của IS là các điểm thu hút đông đảo khách du lịch. Chiến binh IS có thể giả dạng người bán dạo kem hoặc áo thun tại các bãi biển nổi tiếng.
Truyền thông Đức mới đây cho biết ISIS đã cài người vào các khu nghỉ dưỡng ở Tây Âu. Khi du khách tập trung đông, những tên này sẽ kích hoạt đai bom trong người. Quả bom có thể chứa tác nhân hóa học hoặc sinh học. Nạn nhân sẽ chết vì hít phải khí độc hoặc nhiễm khuẩn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nhật báo Đức Bild dẫn nguồn tin BND - Cơ quan Phản gián Đức - tiết lộ IS đang có kế hoạch biến các khu nghỉ dưỡng thành nơi tắm máu.
Theo kế hoạch này, chiến binh IS sẽ dùng súng tự động xả đạn vào các đám đông tụ tập trên những bến tàu, đánh bom liều chết và kích hoạt chất nổ chôn trong cát dưới gầm giường tắm nắng trên bãi biển. Những bãi biển nổi tiếng ở miền Nam nước Pháp, ở Ý và Costa del Sol của Tây Ban Nha đã được đặt trong tình trạng báo động đỏ mùa hè này.
Thời CBRN đã điểm
Các chuyên gia NATO và EU còn nhiều ý kiến khác nhau về thực lực của IS với vũ khí CBRN nhưng tất cả đều nhất trí rằng thời khủng bố bằng CBRN, đặc biệt là vũ khí sinh hóa học, đã điểm. Đã có nhiều báo cáo đáng lo ngại về một cuộc chiến mà trước đây khó tưởng tượng, theo đó, một số kho vũ khí hóa học ở Iraq và Syria đã rơi vào tay lực lượng chiếm đóng IS.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về cấp độ hiểu biết và chuyên môn của IS về CBRN. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng trong số các chiến binh Ả Rập và người nước ngoài tham gia IS, không ít người có bằng đại học Âu - Mỹ hoặc từng làm trong những lĩnh vực liên quan.
Ví dụ, Salih Jasaim Muhammad Falah al-Sabawi là chuyên gia về vũ khí CBRN, từng tham gia chương trình sản xuất vũ khí hóa học thời cựu tổng thống Saddam Hussein tại Al Muthanna. Al-Sabawi đã bị máy bay không người lái Mỹ hạ sát gần Mosul ngày 24-2-2015.
Sau cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris - Pháp tháng 11-2015 giết chết 130 người, Nghị viện châu Âu đã công bố một bản báo cáo cảnh báo công dân EU: "IS đang chuẩn bị tấn công châu Âu bằng vũ khí CBRN. Chúng đang tung tiền tuyển mộ các nhà khoa học về vật lý, hóa học và máy tính để thực hiện âm mưu ghê gớm này. Một số vật liệu CBRN đã được bí mật chuyển tới châu Âu".
Bản báo cáo nhấn mạnh đây sẽ là mối đe dọa tiềm tàng trong 10 năm tới mà chính phủ các nước châu Âu cần hết sức quan tâm.
Để chống lại âm mưu thâm độc của IS, chính phủ các nước Âu - Mỹ đang ra sức kiểm soát chặt chẽ các nguồn nguyên vật liệu CBRN ở những nước có mặt IS. Trước đây, Al-Qaeda không thể thực hiện được tham vọng CBRN do không tiếp cận được các nguồn nguyên liệu.
Tuy nhiên, vài tháng qua, tin tức IS làm được chuyện này đã được công khai. Tại Syria, dù chính phủ tuyên bố đã đưa ra khỏi lãnh thổ các nguyên vật liệu vũ khí hóa học, một số vẫn còn sót lại trong nước và có nguy cơ lọt vào tay IS, đặc biệt là chlorine mà IS từng dùng để tấn công quân đội Syria và lực lượng chống chính phủ.
Đáng chú ý hơn, IS từng kiểm soát cơ sở Al Muthanna của Iraq trong vài tháng hồi giữa năm 2014. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho hay ở đó có 2.000 đầu đạn pháo rỗng nhiễm khí mù tạt. Trên lý thuyết, số đầu đạn này không còn dùng được nhưng trong tay IS, chúng vẫn có thể gây hại bằng cách nào đó.
Một nỗi lo khác là IS có nguồn tài chính hùng mạnh hơn Al-Qaeda rất nhiều. Ngoài nguồn tiền bán dầu thô, IS còn kiếm tiền bằng cách bắt cóc đòi tiền chuộc và dã man hơn là bán nội tạng nạn nhân của chúng - theo một báo cáo của đại sứ Iraq tại Liên Hiệp Quốc.
IS cũng tổ chức các đường dây buôn người có tiền từ Libya và Syria đến châu Âu. Với lợi thế này, IS không khó mua các nguyên vật liệu CBRN trôi nổi trên chợ đen quốc tế để thực hiện giấc mơ CBRN của mình.