‘Trung Quốc mở rộng hàng hải khiến thế giới cực kỳ lo ngại’
Quân đội Triều Tiên được kêu gọi trung thành với Kim Jong-un
Trung Quốc nhăm nhe dựng tiền đồn ở bãi cạn Scarborough
Israel sắm F-35 đối phó S-300 Iran
Trung Quốc truy lùng chủ tịch công ty ‘cuỗm’ hơn 150 triệu USD
Tin thế giới đọc nhanh trưa 25-04-2016
- Cập nhật : 25/04/2016
Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc bị cảnh sát quốc tế truy nã
Hai tàu hải quân Indonesia ngày 22/4 chặn tàu cá Hua Li 8 ngoài khơi thành phố Lhokseumawe, tỉnh Aceh, sau khi nhận được thông tin từ cảnh sát quốc tế Interpol Argentina rằng nó sẽ đi vào vùng biển Indonesia, theoTempo.
Hua Li 8 đã được đưa về một căn cứ hải quân ở Belawan, Bắc Sumatra, để điều tra. Interpol truy lùng con tàu này dựa vào thông tin từ Argentina, cho rằng nó đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Argentina hồi tháng 2.
"Chúng tôi đang thẩm vấn các thủy thủ để tìm hiểu thêm về vụ việc", AFPdẫn lời Edi Sucipto, người phát ngôn hải quân Indonesia, nói, cho biết thêm có một thuyền viên bị bắn vào chân. "Chúng tôi không bắn người này, có thể ông ấy bị nhà chức trách Argentina bắn".
Theo Achmad Santosa, thành viên lực lượng đặc nhiệm chống đánh bắt cá trái phép (Satgas 115), tòa án liên bang Argentina đã cho phép chính phủ Indonesia truy tìm và bắt Hua Li 8.
Argentina tháng trước bắn chìm một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở Nam Đại Tây Dương. Thuyền viên Trung Quốc nhảy xuống biển khi tàu chìm. Toàn bộ 32 người trên tàu được cứu sau đó và không ai bị thương.
Ngoại trưởng Argentina Susana Malcorra hôm 18/3 nói sẽ xử lý vụ việc theo hướng tôn trọng luật pháp quốc tế và luật pháp Argentina, đồng thời hy vọng nó không ảnh hưởng tới quan hệ với Trung Quốc.
Nhật Bản thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu tàng hình
Nhật Bản vừa chính thức bước vào hàng ngũ số ít các nước trên thế giới sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6.
Theo CNN ngày 24-4, nguyên mẫu tiêm kích thế hệ thứ 6 mang tên X-2 của Nhật Bản đã kết thúc thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ngày 22-4 vừa qua.
X-2 cất cánh từ sân bay Nagoya, thực hiện một loạt các bài tập kiểm tra và đáp xuống căn cứ không quân Gifu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Trong một tuyên bố sau đó, nhà sản xuất X-2, Mitsubishi Heavy Industries cho biết phi công thử nghiệm khẳng định máy bay vận hành “cực kỳ ổn định” trong các bài tập leo độ cao, bổ nhào và vượt núi.
Hãng này cũng tuyên bố X-2 được “tích hợp khung máy bay, động cơ và nhiều hệ thống, trang thiết bị tiên tiến khác, đáp ứng được tất cả yêu cầu của một máy bay chiến đấu tương lai”.
Việc thử nghiệm thành công nguyên mẫu X-2 đã đưa Nhật Bản trở thành một trong bốn nước trên thế giới tự phát triển và sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6. Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia thứ hai sau Trung Quốc sở hữu tiêm kích thế hệ thứ 6.
CNN nhận định, việc phát triển và thử nghiệm thành công X-2 là tín hiệu cho thấy Tokyo quyết tâm không muốn bị bỏ lại phía sau Bắc Kinh, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang có những động thái ngày càng hung hăng tại khu vực.
Sở dĩ các tiêm kích thế hệ 6 được gọi là tiêm kích tàng hình do bề mặt của chúng có khả năng hấp thụ hoặc làm chệch hướng các tín hiệu radar, làm chúng gần như trở nên “vô hình” trước các hệ thống radar của kẻ thù. Cho đến thời điểm hiện tại, đây là một trong những thách thức lớn khiến việc phát triển và chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 6 không phổ biến trên thế giới.
Ngoài ra, góp phần hỗ trợ thêm sự “vô hình” của các máy bay loại này là lớp sơn bề mặt đặc biệt bên ngoài và khả năng giấu vũ khí vào bên trong khoang máy bay.
Máy bay năng lượng mặt trời vượt Thái Bình Dương thành công
Chặng đường vượt Thái Bình Dương là phần nguy hiểm nhất của hành trình vì thiếu những địa điểm để máy bay có thể hạ cánh khẩn cấp khi gặp sự cố. Hồi tháng 7.2015, máy bay Solar Impulse 2 hạ cánh tại Hawaii và buộc phải ở lại đây vì hệ thống pin bị hư hỏng do nhiệt khi bay từ Nhật Bản đến.
Đề phòng Trung Quốc, các nước Đông Nam Á sắm chiến đấu cơ mới
Một chiến đấu cơ Su-35 của Không quân Nga. Loại tiêm kích hiện đại này đang chào hàng với Đông Nam Á AFP
Trung Quốc cũng đang tăng cường sự hiện diện trên bảy đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp trên bảy đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Vào ngày 17.4, một máy bay quân sự Y-8 của Trung Quốc lần đầu tiên đáp xuống Đá Chữ Thập thuộc Trường Sa. Washington lâu nay luôn cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, điều này khiến các quốc gia láng giềng Đông Nam Á quan ngại.
Đây là lý do khiến Mỹ nhất định muốn Anh ở lại EU
Trong chuyến thăm Anh vào ngày 22/4, tổng thống Mỹ Obama đã cùng 8 cựu bộ trưởng tài chính Mỹ thuyết phục Anh tiếp tục là thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rút lui hay ở lại Liên minh châu Âu sau 40 năm là thành viên sẽ diễn ra trong hai tháng tới.
Kết quả cuộc bỏ phiếu này 23/6 cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ vì mối quan hệ thương mại rất 'đặc biệt' giữa Anh và Mỹ.
Thị trường Anh có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty Mỹ. Các công ty Mỹ có thể hoạt động ở bất kỳ đâu trong EU nếu thành lập một cơ sở hay chi nhánh ở một trong 28 nước thành viên EU. Song London luôn là sự lựa chọn tiện lợi nhất đối với nhiều công ty Mỹ vì ngôn ngữ, nguồn nhân lực có trình độ cao và là cửa ngõ để các công ty Mỹ đến với phần còn lại của châu Âu. 30% số hàng bán của các công ty Mỹ và các chi nhánh của các công ty này ở châu Âu được sản xuất tại Anh. Nhiều ngân hàng Mỹ sử dụng London làm bàn đạp để triển khai hoạt động của mình trên khắp châu Âu vì là nước thành viên EU, Anh có "tấm hộ chiếu” cho phép các công ty tài chính cung cấp dịch vụ khắp 27 nước thành viên khác.
Song Brexit có thể làm phá vỡ đường kết nối này. Theo các cựu bộ trưởng tài chính Mỹ, Anh sẽ vẫn tiếp tục là một trung tâm tài chính hấp dẫn ngay cả khi Anh rời EU, song Anh không còn giữ được tính ưu việt toàn cầu của mình khi không còn là cửa ngõ vào châu Âu.
Ngoài ra, Brexit còn đe doạ những rủi ro cho thương mại hai chiều giữa Anh và Mỹ. Hiện tại, Mỹ là đối tác kinh doanh lớn thứ hai của Anh sau EU. Trong khi đó, Anh là nước đối tác kinh doanh lớn thứ bảy của Mỹ, sau Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc. Trong năm 2015, xuất khẩu của Anh đến Mỹ đạt 58 tỉ USD , chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, trong khi giá trị xuất khẩu hàng hoá Mỹ đến Anh đạt 56 tỉ USD.
Mối quan hệ này càng trở nên quan trọng hơn trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ. Anh là nước cung cấp lớn nhất các dịch vụ trên thị trường Mỹ và ngược lại. Viễn thông, các dịch vụ công nghệ và tài chính là những lĩnh vực hàng đầu của cả hai bên.
Cục diện này cũng có thể thay đổi nếu Anh rời EU. Mỹ và EU hiện nay đang trong quá trình đàm phán về một hiệp định thương mại tự do cho tổng cộng 800 triệu dân.
Những người ủng hộ Brexit cho rằng Anh có thể đạt được các thoả thuận thương mại của riêng mình với Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khác. Tuy nhiên, những người phản đối Brexit lại cho rằng vị thế thương lượng của Anh có thể suy yếu đi nhiều khi không còn lại thành viên của EU.
Mỹ có thể sẽ ưu tiên thương mại tự do với châu Âu song các quan hệ song phương với Anh vì thế có thể bị ảnh hưởng. Hiện nay, không có bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào giữa Anh và Mỹ.
Về phương diện đầu tư, các công ty Anh là các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Mỹ, nắm giữ khoảng 519 tỉ USD trị giá tài sản tích luỹ vào cuối năm 2014. Cũng trong năm này, đầu tư của Anh chiếm trên 18% tổng đầu tư nước ngoài vào Mỹ và các công ty Anh tuyển dụng khoảng 1 triệu nhân công tại Mỹ. Ngược lại, các công ty Mỹ cho đến nay là nguồn cung cấp đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Anh và đem lại 1,2 triệu việc làm.
Anh tiếp nhận khoảng 30% tổng đầu tư của Mỹ vào EU, một tỉ lệ lớn hơn bất kỳ nước nào khác. Các nhà nghiên cứu ở trường đại học John Hopkins ước tính, các công ty Mỹ nắm giữ 5 ngàn tỉ trị giá tài sản đầu tư ở Anh trong năm 2014, chiếm trên 20% tổng giá trị tài sản toàn cầu của các công ty Mỹ.