tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 26-04-2016

  • Cập nhật : 26/04/2016

Tổng thống Obama: Châu Âu tự mãn về khả năng phòng thủ

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25.4 kêu gọi các nước thành viên NATO đóng góp nhiều hơn cho khối này, nói rằng châu Âu đôi lúc hay tự mãn về khả năng phòng thủ của mình.
Trong bài phát biểu tại thành phố Hannover (Đức) ngày 25.4, Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi các nước châu Âu giữ vững đoàn kết chính trị và tăng cường đóng góp cho hệ thống phòng thủ chung tại châu lục, theo AFP ngày 25.4.
Tổng thống Mỹ cho biết sẽ nhấn mạnh tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Warsaw (Ba Lan) vào tháng 7 tới rằng mọi thành viên của liên minh phải có trách nhiệm đảm bảo an ninh của khối.
tong thong obama cho rang cac nuoc chau au hay tu man ve kha nang phong thu reuters

Tổng thống Obama cho rằng các nước châu Âu hay tự mãn về khả năng phòng thủ Reuters

Ông Obama nói NATO tăng cường quan tâm đến các nước ở phía đông như Ba Lan, Romania và các nước Baltic, trong khi đó thì bị hở sườn ở bờ phía nam. Tuy nhiên, “châu Âu đôi khi lại tự mãn về khả năng phòng thủ của mình”, ông Obama nói.
Tổng thống Obama thúc giục các nước NATO cần đóng góp nhiều hơn bằng cách nâng ngân sách quốc phòng mỗi nước lên mức 2% GDP. Ông Obama cũng hối thúc châu Âu và NATO hành động nhiều hơn trong cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tổng thống Obama thông báo Mỹ sẽ đưa 250 lính đặc nhiệm đến Syria giúp quân nổi dậy chống IS - mối đe doạ cấp bách nhất đối với các nước. Tổng thống Mỹ cũng hoan nghênh Thủ tướng Đức Angela Merkel vì đã tiếp nhận hơn 1,1 triệu người tị nạn. Ông thông báo Mỹ sẽ tiếp nhận 10.000 người Syria trong năm 2016.
my se gui them 250 linh dac nhiem toi syria afp

Mỹ sẽ gửi thêm 250 lính đặc nhiệm tời Syria AFP

Về vấn đề trừng phạt Nga, ông Obama kêu gọi châu Âu cần giữ nguyên lệnh trừng phạt vì vai trò của nước này trong cuộc xung đột tại miền đông Ukraine. Lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ chừng nào Nga tuân thủ thoả thuận hoà bình Minsk. “Tôi mong Nga nhận ra rằng sự cao cả đích thực không đến từ việc bắt nạt các nước láng giềng mà là hợp tác cùng thế giới”, tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Tổng thống Obama sẽ có cuộc họp cùng lãnh đạo các nước Đức, Anh, Pháp, Ý tại Hannover vào cuối ngày 25.4 để bàn về các vấn đề an ninh như Syria, Libya và việc đối phó Nga, theo hãng thông tấn DPA.


Mafia Nhật tiên phong giúp nạn nhân động đất

Thành viên của băng đảng xã hội đen Daimon-kai là những người đầu tiên xuất hiện cùng lực lượng cứu hỏa, cảnh sát và binh lính để giúp đỡ, hỗ trợ người gặp nạn trong các vụ động đất vừa qua ở tỉnh Kumamoto - Nhật Bản.

Ngay sau thông tin về động đất, Daimon-kai mau chóng hành động giữa lúc các cơ quan chức năng bị chỉ trích vì phản ứng chậm trước thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất kể từ trận động đất và sóng thần xảy ra vào tháng 3-2011.

Theo tạp chí Shukan Jitsuwa của Nhật, những tay anh chị trong Daimon-kai cung cấp ra nước đóng chai, thực phẩm đóng hộp và giấy cuộn cho hàng trăm cư dân tỉnh Kumamoto.

 Đổ nát tại thị trấn Mashiki thuộc tỉnh Kumamoto Ảnh: BARCROFT MEDIA

Đổ nát tại thị trấn Mashiki thuộc tỉnh Kumamoto Ảnh: BARCROFT MEDIA

Khi trận động đất đầu tiên xảy ra vào ngày 14-4, Tatsuya Kiyosaki - thủ lĩnh nhóm Daimon-kai đang ở TP Kobe. Ngay lập tức, ông ta quay trở lại, thu xếp hoạt động cung cấp nhu yếu phẩm cho những người bị ảnh hưởng.

Thông qua tin nhắn trên mạng xã hội Twitter và truyền miệng trong cộng đồng địa phương, Daimon-kai mời người dân trong vùng đến nhận hàng cứu trợ. “Tôi không muốn tạo thanh thế cho thế giới ngầm nhưng giúp đỡ những người yếu thế là quy tắc của chúng tôi” - một thành viên của Daimon-kai nói.

Daimon-kai có liên hệ với tổ chức mafia khét tiếng Yamaguchi-gumi và đặt căn cứ tại trung tâm đảo Kyushu. Trước đây các băng nhóm xã hội đencũng từng hỗ trợ người dân gặp thiên tai, chẳng hạn như Yamaguch-gumi lập bếp ăn ở Kobe sau trận động đất tháng 5-1995, làm chết 6.000 người.

Còn sau thảm họa sóng thần, động đất năm 2011, các băng nhóm hoạt động trong thế giới ngầm cũng cung cấp hàng cứu trợ và nơi trú ẩn tạm thời cho người gặp nạn. Họ cũng tổ chức tuần tra sau khi có thông tin về nạn hôi của.

Các trận động đất giữa tháng 4 đã cướp đi sinh mạng của 48 người và hiện 2 người vẫn đang mất tích. Bên cạnh đó, 1.350 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy hay bị liệt vào tình trạng không an toàn vì các dư chấn vẫn tiếp tục trong khu vực.

Trong 10 ngày qua, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi nhận 884 chấn động và xuất hiện những lo ngại rằng một trận động đất lớn có thể làm các tòa nhà và cơ sở hạ tầng đổ sụp hoàn toàn.


Mối thâm tình hiếm có giữa tổng thống Mỹ và thủ tướng Đức

Giữa những diễn biến phức tạp của thế giới, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại tìm được sự đồng điệu từ nước Đức.

Đối với “ông chủ Nhà Trắng”, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã trở thành đối tác thân cận nhất của ông. Mối quan hệ được ràng buộc bởi các lợi ích chính trị và cá tính tương đồng.

Ông Obama đã đến Hanover, Đức vào hôm 24-4 để thể hiện sự ủng hộ đối với bà Merkel, khi mà bà đang phải đối mặt với những công kích xung quanh lập trường của bà về vấn đề người tị nạn từ Syria. Ông Obama đã ca ngợi sự dũng cảm và nhân văn của người đồng cấp tại Đức, khi bà mở cửa biên giới cho gần một triệu người di cư vào năm ngoái. Ông phát biểu: “Thủ tướng Merkel đã đứng về phía chính nghĩa của lịch sử trong vấn đề này. Tôi nghĩ bà đã gắn kết mọi người thay vì chia rẽ họ. Tôi rất tự hào về bà ấy và tự hào về người Đức vì điều đó”.

ong obama da den hanover, duc vao hom 24-4 de the hien su ung ho doi voi ba merkel.

Ông Obama đã đến Hanover, Đức vào hôm 24-4 để thể hiện sự ủng hộ đối với bà Merkel.

Đồng thời, ông Obama hy vọng đồng minh mạnh nhất của mình tại châu Âu có thể giúp Mỹ gây tác động lên các nhà lãnh đạo còn đang “chần chừ”, thúc đẩy họ nỗ lực chống lại IS. Đặc biệt là việc thực hiện các chương trình chống khủng bố mạnh mẽ hơn để nhanh chóng phát hiện ra những kẻ cực đoan bị nghi ngờ. Ông cũng mong đợi sự giúp sức của bà Merkel trong việc ký kết một hiệp ước thương mại giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Nếu Obama thành công, điều này là do giữa hai nhà lãnh đạo đã có một mối liên kết thực sự, giúp hai bên đều được hưởng những lợi ích của riêng mình. Theo các nhà phân tích, mối quan hệ này đã giúp Đức đảm nhận vai trò vượt trội trong quan hệ Mỹ với châu Âu, mà trước đây vị trí này thuộc về Pháp hoặc Anh. Các quan chức nói rằng sự tương đồng trong tính cách và lập trường của mỗi nhà lãnh đạo đã dẫn đến sự kết nối bền vững trước những thử thách trong nhiệm kỳ của họ.

ong obama cung ba merkel di dao ben ngoai lau dai elmau, nhan hoi nghi thuong dinh g7 tai duc nam 2015.

Ông Obama cùng bà Merkel đi dạo bên ngoài lâu đài Elmau, nhân hội nghị thượng đỉnh G7 tại Đức năm 2015.

Theo tiết lộ trong một email của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, bà Merkel tỏ ra “không ưa” và lo ngại về ông Obama khi ông mới nhậm chức. Sau đó, khi việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đang theo dõi điện thoại di động của bà Merkel bị tiết lộ, tình hình càng tồi tệ hơn nữa.

Giữa họ đã từng tồn tại những bất đồng. Nhưng cả hai đều là những người có tư duy thực tế, có cái nhìn rõ ràng về những thách thức mà quốc gia của họ phải đối mặt. Họ đã bắt tay ngay cả khi những bất đồng vẫn còn đó.  “Với tôi, trong thời điểm này, tương lai với ngài Tổng thống (Obama) quan trọng hơn nhiều so với những gì đã qua” - bà Merkel tuyên bố hôm 24-4.

moi quan he nay da giup duc dam nhan vai tro vuot troi trong quan he my voi chau au.

Mối quan hệ này đã giúp Đức đảm nhận vai trò vượt trội trong quan hệ Mỹ với châu Âu.

Ông Obama bày tỏ: “Đây là mối quan hệ quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Thủ tướng Merkel có quan điểm thống nhất, chắc chắn và đáng tin cậy. Bà ấy rất có khiếu hài hước nhưng không thường xuyên thể hiện trong các cuộc họp báo. Đó là lý do vì sao bà ấy lãnh đạo đất nước trong thời gian dài như vậy. Bởi vì Thủ tướng luôn để tâm tới những gì bà ấy nói”.

Theo lời các trợ lý của ông Obama, Tổng thống Mỹ đánh giá cao cách tiếp cận khoa học của bà Merkel đối với các vấn đề như: cuộc khủng hoảng kinh tế dai dẳng ở châu Âu, những hành động khiêu khích liên tục của Nga ở Ukraine và những nỗ lực chống khủng bố còn hời hợt trong khu vực.

Charles Kupchan - cố vấn của ông Obama về các vấn đề châu Âu cho biết: “Chúng tôi tin rằng Thủ tướng Merkel đã chứng minh được sự lãnh đạo táo bạo của mình khi ứng phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn. Tổng thống của chúng tôi muốn đưa ra sự hỗ trợ về chính trị để bà có thể thực hiện ý định đó”. 


Indonesia lập trung tâm chống khủng bố, bảo vệ công dân ở nước ngoài

Chính phủ Indonesia thành lập trung tâm chống khủng bố do Tổng thống Joko Widodo trực tiếp chỉ đạo nhằm đối phó những tình huống công dân nước này bị bắt cóc ở nước ngoài, Reuters cho hay ngày 25.4.
Trung tâm chống khủng bố bao gồm các bộ trưởng, những người đứng đầu quân đội và cảnh sát, có nhiệm vụ là phản ứng nhanh, đối phó với tình huống khủng bố nhằm tránh tạo ra "tác động xấu" cho Indonesia, Bộ trưởng phụ trách an ninh Luhut Pandjaitan nói với các phóng viên.
Vấn đề khủng bố được Jakarta đặt ra trong bối cảnh thời gian gần đây nhiều công dân nước này bị bắt cóc tống tiền ở nước ngoài.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2014, Tổng thống Widodo đặt vấn đề an ninh hàng hải lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ.
Jakarta nói rằng các vụ cướp biển ở vùng biển giữa Indonesia và Philippines đang gia tăng đáng lo ngại và có thể đạt đến mức độ nguy hiểm như ở Somalia. Giới chức Indonesia kêu gọi tàu bè đề phòng khi qua những khu vực có nhiều nhóm hải tặc đang hoạt động này.
canh sat bien indonesia tuan tra reuters

Cảnh sát biển Indonesia tuần tra Reuters

Có ít nhất 18 người Indonesia và Malaysia đã bị bắt cóc trong 3 vụ tấn công hồi tháng 4.2016 ở vùng biển Philippines; những cuộc tấn công được cho do nhóm Abu Sayyaf hoặc những tổ chức có liên hệ với nhóm này tiến hành. Abu Sayyaf từng đăng video trên mạng xã hội cam kết trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria. Manila gọi đây là lực lượng khủng bố và là mục tiêu cần tiêu diệt của chính phủ.
Nhóm khủng bố này đòi Indonesia trả tiền chuộc để đổi lấy sự an toàn của các công dân nước này đang bị bắt làm con tin. Vừa qua, Jakarta tuyên bố trả tiền chuộc cho hải tặc. Tuy nhiên chưa thấy truyền thông Indonesia đưa tin vụ trao đổi con tin đã được thực hiện và các con tin đã được phóng thích hay chưa.

Trung Quốc “phủ đầu” phán quyết của PCA

Trung Quốc sẽ bắt đầu cải tạo, bồi đắp bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines tại biển Đông trong năm nay và có thể xây thêm một đường băng tại đó để phô trương sức mạnh không quân.

Thông tin chắc chắn sẽ làm tăng nhiệt ở vùng biển đang sôi sục này do tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa ra ngày 25-4.

Dẫn nguồn tin thân cận với lực lượng hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), SCMP cho biết Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh quá trình thành lập một tiền đồn mới ở khu vực cách bờ biển Philippines khoảng 230 km trong bối cảnh Mỹ và Philippines đẩy mạnh tăng cường hợp tác quân sự.

Cũng theo nguồn tin giấu tên này, kế hoạch bồi đắp nêu trên nhằm đáp trả chiến dịch “tự do hàng hải” do quân đội Mỹ tiến hành gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc lấn chiếm trái phép ở biển Đông. Việc Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague - Hà Lan dự kiến đưa ra phán quyết (vào tháng 5 hoặc 6-2016) về vụ Philippines kiện yêu sách “đường 9 đoạn” sai trái của Trung Quốc cũng là một phần lý do.

tau tuan duyen trung quoc phun voi rong vao tau ca philippines tai bai can scarborough nam ngoai anh: ap

Tàu tuần duyên Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu cá Philippines tại bãi cạn Scarborough năm ngoái Ảnh: AP

Theo chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Trường ĐH Hồng Kông, ông Willy Lau, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc bằng cách hướng sự chú ý vào vấn đề biển Đông trong khi người dân đang ăn không ngon, ngủ không yên vì “sức khỏe” suy giảm đáng lo ngại của nền kinh tế số 2 thế giới. “Ông Tập không còn đường lùi. Điều tệ hại nhất đối với nhà lãnh đạo này là phải gánh chịu sự mất mặt trước thế giới trong một vấn đề đối ngoại quan trọng” - ông Willy Lau nhận xét.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi cuối tuần qua tuyên bố họ đã đạt được đồng thuận với Brunei, Campuchia và Lào về hoạt động xây dựng phi pháp tại biển Đông. Đây cũng là động thái nhằm đón đầu phán quyết của PCA - được dự báo là sẽ bất lợi cho Bắc Kinh. Cái gọi là thỏa thuận riêng giữa 4 nước này cho rằng tranh chấp trên biển Đông “không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, không nên để nó ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN”.

Báo The Straits Times (Singapore) dẫn một nguồn tin ngoại giao ASEAN bình luận: “Trung Quốc lo lắng ASEAN sẽ đưa ra tuyên bố chung sau phán quyết của PCA”. Do đó, Bắc Kinh đang tìm cách vận động một số thành viên “dễ lấy lòng” nhất. Bà Phương Nguyễn, chuyên gia thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (CSIS - Mỹ), cũng nhận định: “Trung Quốc đang đẩy mạnh những nỗ lực ngoại giao hậu trường với một số chính phủ ở Đông Nam Á để thuyết phục họ phản ứng bất lợi đối với chính một thành viên ASEAN khác là Philippines”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục