Nga và ASEAN đề ra các phương hướng hợp tác quốc phòng
Campuchia không có thỏa thuận mới với Trung Quốc về Biển Đông
Nhóm cực đoan Ukraine âm mưu đảo chính tại Nga
Chiến lược xoay trục sang châu Á của Nga thất bại vì Trung Quốc?
Mỹ lập "lá chắn" đối phó với Triều Tiên
Tin thế giới đọc nhanh sáng 27-04-2016
- Cập nhật : 27/04/2016
Malaysia sẽ xây trạm radar trên biển Đông
Malaysia nói mục đích xây dựng trạm radar nhằm bảo đảm an ninh lưu thông hàng hải, phòng ngừa tội phạm hàng hải ở biển Đông.
Nhiều khả năng sắp tới Malaysia sẽ xây dựng một trạm radar ở biển Đông, thể theo đề xuất của Cục Hàng hải nước này.
Thông tin trên được Tổng Giám đốc Cục Hàng hải Malaysia Baharin Abdul Hamid cho biết bên lề Hội nghị quốc tế về tình hình eo biển Malacca lần thứ 8 tại Malaysia ngày 25-4, theo báo Bernama (Malaysia).
Ông Baharin Abdul Hamid cho biết kế hoạch xây dựng trạm radar chỉ mới ở bước bàn bạc, chưa đề cập cụ thể vị trí định sẽ xây dựng.
Theo ông Baharin Abdul Hamid, khu vực biển Đông thời gian qua thường xuyên bị cướp biển và tội phạm hàng hải lộng hành. Nên mục đích của việc xây dựng trạm radar này là nhằm bảo đảm an ninh lưu thông hàng hải, phòng ngừa tội phạm hàng hải ở biển Đông.
Tàu cá Trung Quốc. Malaysia tuyên bố cấm mọi tàu nước ngoài đánh bắt cá trong vùng biển Malaysia kiểm soát hồi tháng 3, sau khi có thông tin 100 tàu cá Trung Quốc xâm nhập cụm bãi cạn Luconia. (Ảnh: REUTERS)
Trạm radar sẽ giúp phát hiện và báo động nhanh chóng các tàu khả nghị hoạt động trong khu vực vùng biển thuộc chủ quyền Malaysia ở biển Đông để ứng phó kịp thời và hiệu quả.
Hội nghị quốc tế về tình hình eo biển Malacca diễn ra trong hai ngày (25 và 26-4), tham gia gồm có đại diện 100 nước, trong đó có Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Nhật, Trung Quốc.
PKK sẵn sàng chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ
Thủ lĩnh PKK cho biết người Kurd sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ bản thân và dĩ nhiên PKK sẽ phải leo thang cuộc chiến với quân đội chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ lĩnh cấp cao của đảng Công nhân người Kurd (PKK) Cemil Bayik ngày 25/4 tuyên bố PKK "sẵn sàng tăng cường cuộc chiến" chống lại chiến dịch truy quét của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào các tay súng PKK, đồng thời cáo buộc chính Tổng thống Recep Tayyip Erdogan "đang làm leo thang cuộc chiến" với PKK.
Trả lời phỏng vấn hãng tin BBC của Anh, thủ lĩnh PKK cho biết người Kurd sẽ "chiến đấu đến cùng để bảo vệ bản thân và dĩ nhiên PKK sẽ phải leo thang cuộc chiến". Ông này tuyên bố PKK sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận các quyền lợi của người Kurd, bao gồm "người Kurd được sống tự do trong vùng đất của mình và có các đường biên giới phân cách với Thổ Nhĩ Kỳ".
Hồi đầu tháng 4 vừa qua, Tổng thống Erdogan cho biết 355 thành viên của lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng, trong khi phía PKK cũng mất hơn 5.000 tay súng, song con số này chưa được kiểm chứng độc lập.
Xung đột giữa lực lượng chính phủ và PKK đã bùng lên và ngày càng gia tăng kể từ giữa năm 2015, sau khi thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên (bắt đầu từ năm 2012) bị phá vỡ. Chính phủ Ankara đã mở nhiều chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm vào các tay súng người Kurd tại khu vực phía Đông Nam, trong khi Không quân Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện nhiều cuộc không kích qua biên giới, với mục tiêu là các căn cứ của PKK tại miền Bắc Iraq. Đáp lại, các tay súng của PKK liên tiếp tiến hành các vụ đánh bom nhằm chủ yếu vào binh lính và lực lượng an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến nhiều cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bị thương.
PKK cũng bị cáo buộc tiến hành hàng loạt vụ tấn công tại Thổ Nhĩ Kỳ trong những tháng gần đây, trong đó có hai vụ đánh bom đẫm máu tại thủ đô Ankara.
Philippines dùng máy bay không người lái giúp ứng phó thiên tai
Chính phủ Philippines bắt đầu triển khai máy bay không người lái nhằm hỗ trợ nông dân trong việc ứng phó thiên tai.
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) hôm 25-4 cho biết những máy bay không người lái này sẽ giúp phát hiện đất nông nghiệp ở khu vực nào đang đối mặt với nguy cơ bị thiên tai tàn phá nhất.
Từ đó, chính phủ sẽ nhanh chóng đánh giá những thiệt hại nhằm tìm ra giải pháp khắc phục nhanh nhất.
Chính phủ Philippines và FAO đã tài trợ thí điểm hai máy bay không người lái cho các tỉnh đang bị ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng El Nino.
Những máy bay này có thể bay quan sát khoảng 600 hecta đất mỗi ngày và đưa ra dữ liệu cũng như các bản đồ chi tiết từ các vùng đất đã được chúng chụp ảnh.
Dữ liệu từ máy bay có thể bao gồm cả những chỉ dẫn có thể được sử dụng để "phân tích sức khỏe" của hoa màu và cây trồng.
Hình ảnh được chụp từ máy bay cũng có thể tiết lộ những nơi nào có thể đặt hồ chứa nước cũng như hệ thống tưới tiêu nhằm phục vụ cho nông dân địa phương.
FAO cho rằng việc đánh giá vùng đất nông nghiệp bị tổn thương do thiên tai, có thể sẽ giúp đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu, lũ lụt và bão tố.
Philippines là một trong những quốc gia thường đối mặt với nguy cơ nhất từ những trận thiên tai, như động đất, bão, hạn hán và lũ lụt.
Dữ liệu từ FAO cho biết siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines năm 2003 làm 6.000 người chết, hủy diệt 600.000 hecta đất trồng trọt, gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp lên đến 700 triệu USD.
Indonesia sẽ tiêm hormone nữ vào những kẻ ấu dâm
Bộ trưởng Tư pháp Indonesia mới đây cho biết, nước này sẽ sớm áp dụng biện pháp xử tội phạm ấu dâm bằng cách tiêm hormone nữ vào những kẻ phạm tội.
Quyết định này được đưa ra sau khi xảy ra nhiều vụ tấn công tình dục nhằm vào trẻ em tại Indonesia. Trong đó mới đây nhất là vụ việc cưỡng bức và sát hại một em nhỏ mới 9 tuổi.
“Yêu râu xanh” Michael Jones bị chụp hình nhận dạng vào năm 2014 bởi các nhà điều tra của tổ chức APLE
Theo Bộ Tư pháp Indonesia, xử phạt những kẻ ấu dâm bằng cách tiêm hormone nữ sẽ buộc các đối tượng suy nghĩ hàng nghìn lần trước khi thực hiện các hành vi đồi bại đối với trẻ nhỏ.
Tên lửa đẩy Nga đưa các thiết bị châu Âu lên quỹ đạo
Tên lửa đẩy Soyuz-ST của Nga mang theo các thiết bị của châu Âu đã được phóng thành công từ Sân bay vũ trụ Kourou vào lúc 4 giờ sáng 26/4 giờ Việt Nam.
Tên lửa đẩy Soyuz-ST (Liên hợp) của Nga mang theo các thiết bị của châu Âu đã được phóng thành công từ Sân bay vũ trụ Kourou thuộc đảo Guiana của Pháp vào lúc 4 giờ sáng 26/4 giờ Việt Nam. Vụ phóng này đã bị hoãn 3 lần do điều kiện thời tiết xấu và trục trặc kĩ thuật của tên lửa.
Thẽo hãng tin Nga TASS, các thiết bị được phóng lên quỹ đạo gồm vệ tinh Sentinelo-1B của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) là vệ tinh thứ 2 trong chương trình theo dõi môi trường Copernicus của ESA. Vệ tinh này sẽ cung cấp dữ liệu theo dõi các đại dương, trong đó có thông tin về các vụ tràn dầu, các sông băng trên đại dương cũng như các tuyến đường hàng hải.
Thiết bị thứ 2 được Soyuz-ST đưa lên quỹ đạo là một vệ tinh nhỏ Microscope do Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia Pháp (CNES) chế tạo cùng để thực hiện các thí nghiệm kiểm tra nguyên tắc Einstein về sự tương đương giữa lực hấp dẫn và lực quán tính.
Ngoài ra, tên lửa đẩy của Nga cũng đưa lên quỹ đạo 3 thiết bị siêu nhỏ do các sinh viên từ Bỉ, Đan Mạch và Italy chế tạo trong khuôn khổ chương trình giáo dục Fly your satellite (Hãy phóng vệ tinh của bạn!) của châu Âu.