Tổng chưởng lý Ukraine kêu gọi bắt giữ Tổng thống Poroshenko
Tổng chưởng lý thứ nhất Ukraine Viktor Shishkin cho biết giá như có thể ông sẽ khởi tố vụ án hình sự chống Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm Vladimir Groisman và cựu thủ tướng Arseniy Yatsenyuk.
Tổng chưởng lý thứ nhất Ukraine Viktor Shishkin cho rằng Tổng thống Petro Poroshenko đã phạm tội "sơ suất và xao lãng nhiệm vụ. Ảnh Sputnik/Михаил Марки
Ông Shishkin tuyên bố điều này với trang tin Gordonua.com
Theo Tổng chưởng lý thứ nhất của Ukraine, cần phải bắt Poroshenko vì tội sơ suất và xao lãng nhiệm vụ, Yatsenyuk — về âm mưu phản quốc.
"Còn Groisman thì tôi nghĩ rằng can tội thao túng, làm giả tài liệu trong Quốc hội", ông Shishkin nói thêm.
Ông Shishkin cũng lưu ý rằng chính phủ Ukraine "đã bị mất cân bằng."
Gia đình phó cảnh sát trưởng tại Nga bị thảm sát tại nhà
Ngày 24-4, gia đình một viên phó cảnh sát trưởng tại khu vực Samara (Nga) đã bị thảm sát dã man. Nạn nhân còn sống sót duy nhất hiện đang mê man bất tỉnh.
Vụ việc kinh hoàng trên diễn ra tại khu làng Ivashovka tại Samara, miền Nam nước Nga. Nạn nhân là phó cảnh sát trưởng Andrey Gosht, 49 tuổi và năm thành viên khác trong gia đình ông gồm cha mẹ, vợ chồng anh trai và đứa con gái của họ.
Nguyên nhân cái chết được xác định là do đa chấn thương. Ngoài ra, một nạn nhân nữa là một em gái 7 tuổi đã may mắn sống sót nhưng đang trong tình trạng hôn mê.
Nạn nhân là phó cảnh sát trưởng Andrey Gosht, 49 tuổi và gia đình ông. (Ảnh: Reuters)
Thi thể các nạn nhân cùng bé gái đã được phát hiện trong ngôi nhà của ba mẹ ông, theo thông tấn xã TASS.
Báo chí địa phương cho biết các nạn nhân đã bị đánh đến chết bằng gậy. Bé gái sống sót đã được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng chịu nhiều vết thương ở đầu và các bộ phận khác.
Ông Gosht là phó cảnh sát trưởng khu vực Samara. Trước đó, ông làm cảnh sát trưởng tại thành phố Syzran trong vùng Samara. Ủy ban Điều tra của Nga đã bắt đầu điều tra vụ việc.
Tổng thống Obama giục Trung Quốc tăng áp lực lên Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hối thúc Trung Quốc tăng cường áp lực lên Triều Tiên sau vụ thử tên lửa gây khiêu khích. Liên Hiệp Quốc cũng lên án mạnh mẽ hành động của Bình Nhưỡng.
Tổng thống Obama nói rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục các hành vi khiêu khích của nước này, điển hình là vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hôm 23.4, theo AFP ngày 25.4.
“Chúng ta đã hợp tác với Trung Quốc để gây áp lực lên Triều Tiên, dù điều đó chưa hoàn toàn theo ý chúng ta”, ông Obama nói.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong ngày 24.4 nói với AP rằng nước này sẽ tạm ngừng thử hạt nhân nếu Mỹ hoãn các cuộc tập trận quân sự hằng năm với Hàn Quốc.
Tổng thống Mỹ nói rằng Washington không thể chấp nhận một lời hứa suông để rồi Triều Tiên lại tiếp tục thử vũ khí. Ông Obama cho rằng bước tiến sẽ chỉ đạt được nếu Triều Tiên sẵn lòng ngưng chương trình vũ khí hạt nhân lại.
Vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm của Triều Tiên được cho là thành công bất ngờReuters
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 24.4 lên án vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên là sự vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết trước đó mà Liên Hiệp Quốc thông qua.
“Các hoạt động thử tên lửa đạn đạo như vậy góp phần phát triển hệ thống vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và gia tăng căng thẳng trong khu vực hơn nữa”, AFP trích từ tuyên bố của Liên Hiệp Quốc.
Căng thẳng gia tăng giữa thời điểm Triều Tiên đang chuẩn bị cho đại hội đảng vào đầu tháng 5. Lãnh đạo Kim Jong-un được cho đang cố gắng lấy uy tín bằng cách thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa lên tầm cao mới.
Các quan chức cấp cao Hàn Quốc từng dự đoán có thể Triều Tiên sẽ thử hạt nhân lần 5 để biểu dương sức mạnh và tỏ thái độ bất chấp ngay trước đại hội đảng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói muốn “quan hệ tốt” với Nga
Tôi muốn có quan hệ tốt với Nga, và chúng tôi đã làm rất nhiều việc để mối quan hệ với Nga được tốt đẹp," ông Obama nói khi phát biểu tại Hanover, theo Sputniknews.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh REUTERS/Yuri Gripas
Đồng thời, Tổng thống Mỹ khẳng định rằng biện pháp trừng phạt chống Moscow vẫn có hiệu lực cho đến khi thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk.
Tháng Tư năm 2014, Kiev đã phát động chiến dịch quân sự chống LNR và DNR, các nước Cộng hòa tự xưng tuyên bố độc lập sau cuộc đảo chính ở Ukraine hồi tháng Hai năm 2014.
Các vấn đề về việc giải quyết tình hình Donbass được thảo luận bởi nhóm liên lạc tại Minsk, trong đó có Nga, Pháp, Đức và Ukraine.
Phương Tây đã nhiều lần kết nối việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Moscow với việc thực hiện các thỏa thuận Minsk.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ ra rằng các nước Phương Tây hoàn toàn hiểu rõ các thỏa thuận này không hề có bất kỳ điều khoản nào đề cập đến Nga và liên quan với những nhiệm vụ mà ban lãnh đạo Kiev chưa hoàn thành.
Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng Nga không liên quan đến các sự kiện ở phía Đông Nam Ukraine và quan tâm đến việc nước này vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế.
Đảng đối lập Myanmar khai trừ cựu chủ tịch
Cựu chủ tịch đảng Đoàn kết và phát triển đối lập ở Myanmar, ông Shwe Mann cùng 16 đồng minh của ông này bị khai trừ khỏi đảng vì “không tuân thủ các quy định và nguyên tắc của đảng”
Trang Big News Network ngày 24.4 dẫn lời ông Tint Zaw thuộc Ủy ban Trung ương đảng Liên minh Đoàn kết và phát triển (USDP) đối lập ở Myanmar cho biết cựu Chủ tịch đảng Shwe Mann cùng 16 đồng minh của ông này bị khai trừ vì “không tuân thủ các quy định và nguyên tắc của đảng”.
Quyết định được đưa ra tại một cuộc họp các lãnh đạo cấp cao của USDP nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử bổ sung sắp tới. Ông Tint Zaw không nói rõ những quy định mà 17 đảng viên nói trên đã vi phạm, nhưng tỏ ý cho thấy có sự liên hệ giữa diễn biến này với việc ông Shwe Mann chấp nhận làm Chủ tịch Ủy ban Đánh giá các vấn đề pháp lý và các trường hợp đặc biệt, theo đề nghị của lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi hồi tháng 2. Chức năng của ủy ban này là hỗ trợ Ủy ban Dự luật của quốc hội Myanmar.
Ông Shwe Mann có mối quan hệ chặt chẽ với giới quân sự ở Myanmar, nhưng đồng thời cũng là "đồng minh" của bà Aung San Suu Kyi - Ảnh: Reuters
Ông Shwe Mann nắm giữ vai trò Chủ tịch Hạ viện Myanmar trong 5 năm cho đến tháng 1.2016, khi các nghị sĩ thuộc NLD nhậm chức sau thắng lợi áp đảo của đảng này trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11.2015.
Là một cựu tướng lĩnh, ông Shwe Mann có mối quan hệ chặt chẽ với giới quân sự vốn cầm quyền tại Myanmar trong hơn 50 năm. Tuy nhiên, ông cũng bị coi là một “đồng minh” của bà Suu Kyi do có lập trường gần gũi với người hiện giữ chức Cố vấn nhà nước Myanmar.
(
Tinkinhte
tổng hợp)