Trung Quốc tập trung giải quyết nợ xấu
Tỷ giá tham chiếu của nhân dân tệ giảm xuống thấp nhất kể từ năm 2011
Đôla Úc giảm mạnh do lo ngại NHTW nước này có thể giảm tiếp lãi suất
Đồng USD nối đà tăng trước phát biểu của quan chức Fed
IMF: Hy Lạp cần được các chủ nợ châu Âu giảm nợ trong dài hạn
Tin thế giới đọc nhanh 24-05-2016
- Cập nhật : 24/05/2016
Mỹ bỏ cấm vận vũ khí, Nga nghĩ gì?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (phải) và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo hôm 23/5. Ảnh: Reuters
Quân đội Mỹ đang có dấu hiệu suy thoái
Theo bài viết mới đây của nhà báo Justin Johnson đăng trên tạp chí The National Interest (Mỹ), có nhiều lý do để tin rằng quân đội Mỹ đang suy thoái.
Dấu hiệu suy giảm đầu tiên của quân đội Mỹ là thiếu các phương tiện chiến đấu đang hoạt động. Theo các chuyên gia, chỉ có 30% các máy bay quân sự sẵn sàng để bay. Còn lại 70% — thực tế chỉ là các hiện vật bảo tàng, có thể để hù dọa kẻ thù bằng vẻ ngoài dữ dằn khi đứng trên mặt đất.
Điểm thứ hai nhà báo cho là sự thiếu hụt lính chuyên nghiệp. Theo số liệu mới nhất, trình độ đào tạo lính bây giờ thấp hơn so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
Một lập luận ủng hộ sự cần thiết phải thay đổi — đó là tình trạng của lực lượng Hải quân Mỹ. Mặc dù có sự gia tăng liên tục số lượng tàu chiến, nhưng cũng như trước đây, vẫn còn thiếu nhiều. Hiện nay Hải quân Mỹ có 273 tàu, trong khi đó cần đến 350 tàu.
Ngoài ra, giới lãnh đạo quân đội Mỹ cũng chỉ trích tỷ lệ tai nạn cao đối với các máy bay và trực thăng. Nguyên nhân được nêu ra là do máy móc cũ kỹ, ví dụ như độ tuổi trung bình của loại máy bay ném bom nổi tiếng B-52 là 53 năm.
Tác nhân giúp châu Á - Thái Bình Dương phát triển bền vững
Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế của các nước châu Á - Thái Bình Dương được coi là kỳ tích, mang lại sự thịnh vượng, làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội của các quốc gia.
Tuy nhiên, chính sự phát triển “nóng” này cũng kéo theo những hệ lụy không nhỏ về môi trường, tình trạng mất cân bằng về kinh tế, xã hội, đòi hỏi các quốc gia trong khu vực phải có sự điều chỉnh, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Theo bài viết của TS. Shamshad Akhtar, Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) mới đăng trên báo “Jakarta Toàn cầu”, các nước châu Á cần đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới để đảm bảo phát triển bền vững.
Đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới cần phải được coi là xương sống của nền kinh tế để tăng năng suất và đảm bảo phát triển bền vững. Nhưng dù năng suất tăng đáng kể trong vài thập niên qua, sức tăng trưởng của một số nền kinh tế đang phát triển ở châu Á chủ yếu là do yếu tố tích lũy, sự gia tăng số vốn, kể cả nguồn lực con người.
Tốc độ tăng năng suất trung bình giữa giai đoạn 2000-2007 và 2008-2014 giảm 65% đã góp phần làm nền kinh tế giảm tốc và có thể làm lung lay các nỗ lực nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển bền vững đến năm 2030 đã được đề ra. Để thúc đẩy tăng năng suất, một trong những yếu tố then chốt là phải tạo ra một lực lượng lao động tay nghề cao.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có một số nền kinh tế năng động và sáng tạo nhất trên thế giới. Một báo cáo mới đây của ESCAP cho thấy, một số nền kinh tế của khu vực luôn được xếp hàng đầu về môi trường kinh doanh sáng tạo (như Singapore), các sáng kiến có chiều sâu về xã hội của chính phủ (Hàn Quốc) và nghiên cứu khoa học phức hợp (Trung Quốc).
Một số nền kinh tế trong khu vực cũng nằm trong số có tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu/GDP ở mức cao nhất và khu vực chiếm gần 43% tổng đầu tư toàn cầu cho nghiên cứu và phát triển (R&D).
Chỉ tính riêng trong năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển của châu Á - Thái Bình Dương đã đầu tư hơn 650 tỷ USD cho R&D. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, những thành tích ấn tượng chỉ được giới hạn trong một nhóm tương đối nhỏ các nền kinh tế. Ví dụ, 95% số nhà nghiên cứu chỉ ở 5 quốc gia hàng đầu.
Để đạt được các kỳ vọng trong Chương trình phát triển bền vững đến năm 2030, khu vực cần phải khai thác tất cả các nguồn lực tiềm năng của mình, đặc biệt là tập trung vào việc mở rộng mạng lưới khoa học, công nghệ và đổi mới (STI). Quy mô và chiều sâu của Chương trình này đòi hỏi một cách tiếp cận hoàn toàn khác và mang tính đột phá mà cốt lõi là đổi mới cùng với những đột phá lớn về khoa học và những tiến bộ công nghệ. T
uy nhiên, những thành tích hạn chế về STI cho đến nay sẽ không đủ để đạt được các mục tiêu trong 15 năm tới. Có bốn vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng: Thứ nhất, cần làm cho STI trở nên phổ quát về mặt xã hội và kinh tế hơn, trong khi vẫn tăng khả năng ứng phó về khí hậu và giảm khí thải cácbon.
Thứ hai, các chính phủ cần xây dựng các chính sách STI tích hợp và có tầm nhìn, trong khi tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong việc hỗ trợ ba khía cạnh của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ ba, để hỗ trợ phát triển bền vững, các chính sách và chiến lược về STI cần mang tính phổ quát, công khai và hợp tác. Các đổi mới phát triển có thể tiếp cận và trong tầm tay của những người nghèo là cần thiết để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau.
Cuối cùng, tiềm năng hợp tác khu vực về STI là rất lớn. Điều đó sẽ phát triển công nghệ và đổi mới bền vững, chia sẻ các cơ hội, góp phần thu hẹp các khoảng cách còn tồn tại.
Báo cáo của ESCAP là một lời kêu gọi hành động về hợp tác STI của khu vực. Châu Á - Thái Bình Dương có rất nhiều cơ hội để đổi mới các doanh nghiệp tư nhân, đổi mới con người và chuyển giao công nghệ quốc tế. Hợp tác khu vực là thiết yếu để chia sẻ kiến thức, thích ứng với những thách thức và cơ hội mà một chương trình nghị sự không ngừng thay đổi đặt ra.
Tin tức cho hay tại khóa họp lần thứ 72 ESCAP vừa bế mạc tại Bangkok (Thái Lan), các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế-xã hội bền vững và toàn diện và nhất trí cần thúc đẩy hợp tác khu vực nhằm thực hiện đầy đủ Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai, Chương trình Hành động Addis Ababa về tài trợ cho phát triển, Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Trong ba ngày (17-19/5) tham dự kỳ họp với chủ đề “Khoa học, công nghệ và sáng tạo vì phát triển bền vững”, các nước thành viên đã đồng thuận thông qua 12 nghị quyết nhằm tăng cường hợp tác khu vực về kinh tế, thương mại, xã hội; tăng cường kết nối giao thông; thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và sáng tạo; ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đoàn Việt Nam tham gia Khóa họp nhằm triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham khảo kinh nghiệm quý báu của các nước về thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững và toàn diện.
Tại hội nghị, Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã thông báo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, khẳng định Việt Nam cam kết nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và cho rằng bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững.
Trợ lý Bộ trưởng cũng thông báo về những tác động nghiêm trọng của El Nino và xâm nhập mặn tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long và kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ khẩn cấp cho những người dân Việt Nam tại các khu vực này.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương đưa ra tại khóa họp đánh giá kinh tế Việt Nam đang chuyển biến tích cực, dự kiến năm 2016 đạt mức tăng trưởng 6,9%, cao hơn mức 6,7% năm 2015; cho rằng việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ tạo thêm cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thụy Sĩ lại bàn chuyện phát tiền cho dân
Ảnh minh họa.
Ngày 6/5 tới, Thụy Sĩ sẽ bỏ phiếu về việc có nên sử dụng mức lương cơ bản không điều kiện cho toàn dân thay cho nhiều loại trợ cấp xã hội như hiện nay hay không.
Lương toàn dân hay thu nhập cơ bản (basic income) thực tế là thu nhập cơ bản không điều kiện, nghĩa là người dân được hưởng khoản lương này mà không cần phải làm bất cứ điều gì ngoài việc chứng minh mình là công dân của nước đó.
Mặc dù cho đến nay chưa có con số cụ thể nào được đưa ra, mức đề xuất là 2.500 franc (tương đương 2.520 USD) cho một người lớn và 630 USD cho mỗi trẻ em.
Không cần phải làm gì mà vẫn có được 2.500 franc mỗi tháng. Điều này nghe thật tuyệt. Nhưng, vẫn có 2 điều cần chú ý ở đây. Thứ nhất, số tiền 2.500 franc chưa thể giúp người dân Thụy Sĩ vượt qua ngưỡng đói nghèo (ngưỡng đói nghèo được quy định bằng 60% thu nhập khả dụng trung bình trên toàn quốc). Trong khi đó Thụy Sĩ lại là một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới.
Những người đưa ra kiến nghị này cho rằng số tiền 2.500 franc là đủ để đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Tuy nhiên, tính cả năm, mỗi người dân Thụy Sĩ sẽ được cấp 30.000 franc – chỉ cao hơn một chút so với ngưỡng nghèo đói 29.501 franc của năm 2014.
Theo số liệu thống kê, gần 1/8 người dân Thụy Sĩ sống dưới mức này trong năm 2014, cao hơn tỷ lệ ở Pháp, Đan Mạch và Na Uy. Trong nhóm người trên 64 tuổi, 20% đang có nguy cơ rơi vào diện đói nghèo.
Thứ hai và cũng là điều quan trọng hơn, điều này không dễ dàng xảy ra. Đặc trưng của một đất nước dân chủ trực tiếp như Thụy Sĩ là các cuộc bỏ phiếu toàn dân. Sáng kiến thu nhập cơ bản chỉ được đem ra bỏ phiếu như hiện nay sau khi đã thu thập được 100.000 chữ ký và những cuộc thăm dò ý kiến mới nhất cho thấy sáng kiến này khó có thể đi xa hơn nữa.
Trong số những người ủng hộ chính sách thu nhập cơ bản có cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis – người từng nói rằng điều này là cần thiết vì tự động hóa và các robot đang khiến ngày càng nhiều việc làm bị mất đi.
“Một đất nước giàu có như Thụy Sĩ là nơi thích hợp nhất để thử nghiệm chính sách này”, ông nói.
Trong khi đó Chính phủ Thụy Sĩ phản đối đề nghị này, cho rằng thu nhập cơ bản đồng nghĩa với tăng thuế, không khuyến khích người dân làm việc và sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nhân công trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đồng franc quá mạnh.
Và, quan điểm của Chính phủ Thụy Sĩ cũng nhận được sự đồng tình từ phía những người bỏ phiếu: các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy 60% người dân sẽ phản đối chính sách thu nhập cơ bản.
Đánh bom liên hoàn ở Syria, 120 người chết
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm, tuyên bố mục điêu mà nhóm nhắm tới là các thành viên cộng đồng dân tộc thiểu số Alawite, theo Reuters.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) trụ sở ở Anh cho biết chuỗi các vụ nổ cướp đi sinh mạng của hơn 120 người. Truyền thông nhà nước Syria lại cho hay con số thương vong chỉ là 78.
Latakia là vùng lãnh thổ do chính quyền Syria kiểm soát, đồng thời là nơi đặt các căn cứ quân sự của Nga ở nước này.
Những kẻ tấn công đã kích hoạt ít nhất 5 khối bom tự sát và hai thiết bị nổ gắn trong xe hơi tại hai thành phố Tartous và Jableh. Quân đội Nga hiện vẫn duy trì hoạt động một cơ sở hải quân ở Tartous.
"Đây chắc chắn là những cuộc tấn công đẫm máu nhất" ở hai thành phố kể trên kể từ khi nội chiến bùng phát ở Syria hồi năm 2011, lãnh đạo SOHR Rami Abdel Rahman khẳng định.
Một trong 4 vụ đánh bom ở thành phố Jableh xảy ra tại một địa điểm gần bệnh viện, một vụ khác xảy ra tại một bến xe buýt. Trong khi đó, những cuộc tấn công ở Tartous đều nhằm vào các bến xe buýt.
Đoạn băng ghi hình phát trên kênh Ikhbariya của Syria cho thấy tại hiện trường ở Jableh, nhiều ôtô bị móp méo và bốc cháy đen.
Bộ trưởng thông tin Syria Omran al-Zoubi cho hay quân khủng bố đã phải chuyển hướng dùng bom để tấn công dân thường thay vì đối đầu trực tiếp trên chiến trường. Ông thề sẽ chiến đấu với IS đến cùng. Damascus coi tất cả các phần tử nổi dậy chống lại chính quyền trong cuộc xung đột kéo dài suốt 5 năm qua đều là khủng bố.
IS cùng ngày cũng thừa nhận tiến hành vụ đánh bom kép nhằm vào quân đội Yemen ở thành phố miền nam Aden, khiến hơn 40 người chết và 60 người bị thương.