Lở đất ở Myanmar, 100 người bị chôn vùi
Núi tiền nghìn tỷ USD của các công ty Mỹ
Chân dung thủ lĩnh tiềm năng rất nguy hiểm của Taliban
Lừa đảo 1,4 tỉ yen Nhật từ máy rút tiền ATM
Nga lo ngại tên lửa NATO đe dọa an ninh
Tin thế giới đọc nhanh sáng 23-05-2016
- Cập nhật : 23/05/2016
Xả súng điên cuồng gây nhiều thương vong tại Áo
Đã có hai người thiệt mạng và 11 người bị thương trong một vụ xả súng đẫm máu xảy ra sáng ngày 22/5 (theo giờ Việt Nam) tại một ngôi làng ở tỉnh Voralberg, miền Tây nước Áo.
Trong khi đó, theo Reuters, người phát ngôn cảnh sát Áo cho hay nam thanh niên gây án dường như bị kích động do “mâu thuẫn tình cảm cá nhân”.
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ
Ngoại trưởng Mỹ thăm Myanmar nhằm thúc đẩy dân chủ
Ngày 22-5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có chuyến thăm ngắn đến Myanmar trước khi sang Việt Nam cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo hãng tinReuters (Mỹ). Ông có hai cuộc gặp với Ngoại trưởng kiêm Cố vấn quốc gia Aung San Suu Kyi và Tổng Tham mưu quân đội Min Aung Hlaing.
Trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Suu Kyi, ông Kerry cho biết sẵn sàng hỗ trợ chính phủ mới của Myanmar vượt qua các trở ngại trong quá trình tìm kiếm dân chủ.
Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Myanmar ngày 22-5. Ảnh: REUTERS
Tuần rồi, Mỹ đã dỡ bỏ thêm một số lệnh trừng phạt kinh tế với Myanmar, đưa một số ngân hàng và công ty quốc doanh Myanmar ra khỏi danh sách trừng phạt. Mỹ cũng đã dỡ bỏ một số hạn chế về thương mại, tạo điều kiện cho các công ty Mỹ làm ăn ở Myanmar. Hiện vẫn còn hơn 100 cá nhân và tổ chức Myanmar nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ.
Ông Kerry cho biết quá trình dỡ bỏ trừng phạt liên quan đến quá trình tiến lên dân chủ của Myanmar. Và với Hiến pháp hiện tại của Myanmar - ngăn cản bà Suu Kyi lên làm tổng thống - thì việc Mỹ dỡ bỏ thêm trừng phạt là khó xảy ra.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ sau khi Myanmar có chính quyền dân sự đầu tiên sau 50 năm. Lần thăm Myanmar gần đây nhất của ông Kerry là vào tháng 8-2014.
Mỹ khẳng định quan hệ đồng minh với Nhật Bản
Phát biểu ngày 22/5 trên đường công du châu Á, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định chuyến thăm thành phố Hiroshima sắp tới của ông sẽ góp phần khẳng định quan hệ hữu nghị giữa hai cựu thù trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Trả lời phỏng vấn hãng tin NHK của Nhật Bản, Tổng thống Obama nêu rõ trải qua quá khứ đau thương và hận thù, mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản giờ đây đã trở thành một trong những quan hệ đối tác chặt chẽ nhất thế giới và hai nước giờ là những đồng minh gần gũi nhất của nhau.
Trước đó, Nhà Trắng thông báo trong khuôn khổ chuyến công du châu Á tới Việt Nam và Nhật Bản, Tổng thống Obama sẽ có chuyến thăm lịch sử tới thành phố Hiroshima của Nhật Bản, nơi đã phải hứng chịu quả bom nguyên tử do quân đội Mỹ thả xuống trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Chính giới Mỹ nhấn mạnh hoạt động này cho thấy cam kết của nhà lãnh đạo Mỹ trong việc tiếp tục thúc đẩy hòa bình và an ninh trong một thế giới không vũ khí hạt nhân. Như vậy, ông Obama sẽ trở thành vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến thăm thành phố Hiroshima, bị bom nguyên tử Mỹ phá hủy vào ngày 6/8/1945. Hồi tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã tới thăm tượng đài tưởng niệm các nạn nhân trong vụ bom nguyên tử tại Hiroshima.
Núi lửa Indonesia phun trào, 9 người thương vong
Đã có 6 người chết và 3 người nguy kịch vì núi lửa phun ở miền đông Indonesia chiều 21-5, hãng tin AFP (Pháp) dẫn lời người phát ngôn Cơ quan Kiểm soát thảm họa Indonesia Sutopo Purwo Nugroho ngày 22-5.
Theo ông Sutopo Purwo Nugroho, núi lửa Sinabung ở đảo Sumatra bắt đầu hoạt động từ chiều 21-5, phun ra hàng loạt đợt khói bụi nóng, nhiệt độ có thể lên đến 700 độ C.
Tất cả 9 nạn nhân đều đang làm đồng trong khu vực 4 km cách núi lửa Sinabung.
Hiện lực lượng cứu hộ đang kiểm tra từng hộ dân trong khu vực 4 km. Những hộ dân này đã được lệnh phải rời khỏi nơi này từ năm 2014 vì rủi ro từ núi lửa quá lớn. Trong năm này đã có 16 người chết vì núi lửa Sinalung phun. Tuy nhiên, nhiều hộ dân vẫn bất chấp ở lại vì lý do sinh kế.
Núi lửa Sinalung trong một đợt phun trào ngày 27-2-2016. (Ảnh: AFP)
Sinalung là một trong 129 núi lửa có khả năng hoạt động ở Indonesia, bắt đầu hoạt động mạnh trở lại vào năm 2013 sau một thời gian dài ngủ yên. Các đợt phun trào của núi lửa Sinalung thường rất nghiêm trọng và gây thương vong với từng cột khói bụi cao hàng km lên bầu trời. Indonesia vẫn đang đặt mức cảnh báo cao nhất với núi lửa Sinalung.
Thổ Nhĩ Kỳ có Thủ tướng mới
Ông Binali Yildirim - Bộ trưởng Giao thông Thổ Nhĩ Kỳ - đã được bầu giữ chức Chủ tịch AKP, đồng nghĩa với việc sẽ trở thành tân Thủ tướng của nước này.
Tại đại hội bất thường của đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ngày 22/5, với 1.405 trong số 1.470 đại biểu AKP ủng hộ, ông Binali Yildirim - Bộ trưởng Giao thông - đã được bầu giữ chức Chủ tịch AKP. Theo quy định, điều này đồng nghĩa với việc ông Yildirim sẽ trở thành tân Thủ tướng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự kiến, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ giao nhiệm vụ thành lập nội các mới cho ông Yildirim trong thời gian tới. Như vậy, ông Yildirim đã trở thành Chủ tịch thứ 3 của AKP kể từ khi đảng này thành lập năm 2002. Chủ tịch đầu tiên của AKP là đương kim Tổng thống Erdogan.
Ông Ahmet Davutoglu, người vừa tuyên bố từ chức hôm 5/5 vừa qua, là Chủ tịch thứ hai của AKP. Ông Davutoglu khẳng định quyết định từ chức là vì sự đoàn kết của đảng AKP cầm quyền. Trong khi đó, giới phân tích cho rằng sự bất đồng giữa ông Davutoglu và Tổng thống Erdogan âm ỉ trong nhiều tháng qua là nguyên nhân dẫn đến quyết định ra đi này.
Ông Yildirim, 60 tuổi, là một đồng minh thân cận của Tổng thống Erdogan. Có thông tin cho rằng việc ông Davutoglu từ chức và một người thân cận với Tổng thống Erdogan được đề cử giữ chức Thủ tướng sẽ tăng thêm quyền lực cho nhà lãnh đạo này.