Trung Quốc lo bị quan hệ Việt - Mỹ đe dọa
Hillary Clinton từ chối tranh luận lần cuối với đối thủ
Pakistan triệu tập đại sứ Mỹ vì lo ngại 'xâm phạm chủ quyền'
"Thân Trung Quốc", Anh đối mặt với cơn giận của Mỹ, Nhật tại G7
G7 sẽ phản đối quân sự hóa Biển Đông
Tin thế giới đọc nhanh 23-05-2016
- Cập nhật : 23/05/2016
Trung Quốc thừa nhận còn lâu mới vượt được Mỹ
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Mỹ sẽ vẫn là cường quốc số 1 thế giới trong một thời gian dài nữa.
Phát biểu này được ông Vương đưa ra khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Al Jazeera bên lề Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - các nước Ả Rập lần 7 diễn ra vào tuần trước. Nhưng phải đến tối ngày 19.5, các phương tiện truyền thông mới công bố bài phỏng vấn này.
Cụ thể, khi được hỏi rằng liệu Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có sẵn sàng để thay thế Mỹ trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới hay chưa, ông Vương Nghị đã cho biết "với những gì ông biết về Mỹ thì quốc gia này vẫn sẽ là số 1 trong dài hạn".
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng, điều đó không có nghĩa là thế giới sẽ chỉ được dẫn dắt bởi một quốc gia, và thực tế là chuyện này không thể xảy ra.
Quan hệ trong khu vực, đặc biệt là quan hệ Mỹ - Trung, theo ông Vương đã trở nên căng thẳng khi Mỹ không ngừng tố cáo Trung Quốc quân sự hóa vùng biển tranh chấp cũng như xây dựng và bồi đắp trái phép.
Ngược lại, Trung Quốc cũng "ăn vạ" khi cáo buộc Mỹ đang tăng cường sự hiện diện và tiến hành tập trận trong khu vực Biển Đông.
"Ai đang tham gia vào các cuộc tập trận quy mô lớn trong khu vực? Ai đang gửi vũ khí tân tiến và xây dựng các căn cứ quân sự mới tại Biển Đông? Câu trả lời đã rất rõ ràng. Đó là Mỹ", ông Vương Nghị nói.
Biện bạch cho những hành động trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua, ông Vương cho rằng mọi quốc gia đều có"quyền tự vệ" và việc Trung Quốc xây dựng và bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, là "hoàn toàn bình thường".
Phát biểu của ông Vương được đưa ra trong bối cảnh Tòa trọng tài thường trực tại The Hague chuẩn bị đưa ra phán quyết đối với yêu sách"đường chín đoạn" của Trung Quốc trong vài tuần tới, theo đơn kiện của Philippines.
Ngoài vấn đề quyền lực của Mỹ và Biển Đông, ông Vương cũng đã trả lời về tình hình tại Trung Đông.
Ông phủ nhận khả năng Trung Quốc sẽ "lấp vào khoảng trống quyền lực" mà Mỹ để lại sau khi nước này rút dần các lực lượng về nước. Thay vào đó, các quốc gia trong khu vực nên chung tay xây dựng tương lai cho chính mình, và các quốc gia ngoài khu vực có thể giúp đỡ.
Ông Vương cũng nhấn mạnh, quan hệ với các nước Ả Rập giữ một vị trí quan trọng trong việc hiện thực hóa sáng kiến "một vành đai, một con đường" của Trung Quốc.
Ông Poroshenko: Ukraine là người bảo vệ nền văn minh châu Âu khỏi sự man rợ
Quốc tế lo ngại tình hình Venezuela
Quốc tế mong muốn Venezuela đối thoại chính trị trong bối cảnh chính phủ nước này phải chịu sức ép lớn vì bạo lực và bất ổn xã hội ngày càng tăng.
Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đang phải chịu áp lực rất lớn vì bạo lực và bất ổn xã hội ngày càng tăng do khủng hoảng kinh tế, khan hiếm thực phẩm và hàng tiêu dùng gây ra. Áp lực càng nặng hơn khi phe đối lập nhân thực tế này ráo riết yêu cầu Tổng thống Maduro tổ chức bầu cử mới.
Lãnh đạo phe đối lập Henrique Capriles - từng thua ông Maduro trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2013 sau cái chết của Tổng thống Hugo Chavez - muốn chính phủ ông Maduro giải tán trong hòa bình, không để đảo chính xảy ra.
Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Padrino Lopez (đầu hàng thứ nhất bên phải) chỉ đạo binh sĩ trong cuộc tập trận tại thủ đô Caracas (Venezuela) ngày 21-5. (Ảnh: AFP)
Sự lo ngại của cộng đồng quốc tế với cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị Venezuela ngày càng tăng, theo hãng tin AFP (Pháp).
Các nước Mỹ Latinh như Chile, Uruguay, Argentina cũng tuyên bố ủng hộ Venezuela đối thoại chính trị.
Về phần mình, Mỹ có thái độ thận trọng sau khi Venezuela cáo buộc mình xúi giục bất ổn và muốn lật đổ Tổng thống Maduro. Ngày 20-5, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố ủng hộ nỗ lực giải quyết khủng hoảng chính trị Venezuela bằng đối thoại do Nam Phi bảo trợ và do cựu Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero làm trung gian.
Bản thân mình, cựu Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero bi quan đối thoại giữa Venezuela và phe đối lập sẽ rất khó khăn và không có gì bảo đảm thành công.
Trong khi Tổng thống Maduro hy vọng đối thoại sẽ thuyết phục phe đối lập từ bỏ chống đối chính phủ thì phe đối lập phải khăng khăng ưu tiên hàng đầu của cuộc đối thoại phải là tổ chức bầu cử mới ở Venezuela.
Ngày 21-5, quân đội Venezuela vừa hoàn thành cuộc tập trận kéo dài hai ngày do Tổng thống Nicolas Maduro chỉ thị nhằm nâng cao năng lực đối phó các đe doạ chính trị trong và ngoài nước mà ông cho là do Mỹ xúi giục. Tham gia cuộc tập trận này có máy bay chiến đấu và bệ phóng tên lửa do Nga sản xuất.
Tuần trước, Tổng thống Maduro đã ban hành tình trạng khẩn cấp trong hai tháng để đối phó với căng thẳng chính trị.
Phát biểu trên truyền hình ngày 21-5, Tổng thống Maduro tuyên bố “Venezuela đã sẵn sàng để chiến thắng cả cuộc chiến tranh ác liệt nhất”.
Xả súng điên cuồng gây nhiều thương vong tại Áo
Đã có hai người thiệt mạng và 11 người bị thương trong một vụ xả súng đẫm máu xảy ra sáng ngày 22/5 (theo giờ Việt Nam) tại một ngôi làng ở tỉnh Voralberg, miền Tây nước Áo.
Trong khi đó, theo Reuters, người phát ngôn cảnh sát Áo cho hay nam thanh niên gây án dường như bị kích động do “mâu thuẫn tình cảm cá nhân”.
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
G7 cam kết đấu tranh chống tài trợ khủng bố
Đây là kết quả của hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương các nước G7 tại Nhật Bản hôm 21/5.
Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương các nước G7 tại Nhật Bản, ngày 21/5. (Nguồn: Reuters)
Cụ thể, các nền kinh tế thành viên G7 đã nhất trí hành động quyết liệt hơn để chống lại việc tài trợ cho khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực, vốn là mối đe dọa với sự ổn định toàn cầu.
Bên cạnh đó, G7 cũng đã đưa ra một "kế hoạch hành động", trong đó kêu gọi tăng cường trao đổi thông tin tình báo tài chính, hạn chế các giao dịch xuyên biên giới cũng như phối hợp để trừng phạt nhằm vào các mạng lưới tài chính của khủng bố.
Tuyên bố chung sau hội nghị cũng đưa ra cảnh báo phản đối việc phá giá tiền tệ nhằm kiếm lợi thế cạnh tranh, trong bối cảnh các quốc gia thành viên G7 đang bất đồng về chính sách.
Ngoài ra, tuyên bố cũng cảnh báo về nguy cơ từ "cú sốc" mà nền kinh tế thế giới sẽ phải trải qua nếu Vương quốc Anh quyết định rời Liên minh châu Âu (EU) vào tháng sau.