Việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn được gọi là Brexit, có thể làm cho EU mất đi một trong những thành viên lớn nhất của khối nhưng sự kiện đó sẽ không làm chậm lại tiến trình hội nhập kinh tế và chính trị đang diễn ra ở châu Á – khu vực đang có sức hấp dẫn nhất đối với kinh tế thế giới.
Tin thế giới đọc nhanh sáng 17-04-2016
- Cập nhật : 17/04/2016
Triều Tiên có thể sắp thử hạt nhân lần 5
Bình Nhưỡng đầu tháng sau dự kiến tổ chức đại hội đảng Lao động. Tại đây, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được dự đoán sẽ phô diễn những thành tựu mà nước này đã vươn tới trong công cuộc phát triển năng lực vũ khí. Các quan chức và chuyên gia Hàn Quốc cho rằng ông Kim sẽ khởi động đại hội bằng một màn thị uy sức mạnh chứ không phải một cuộc phóng tên lửa thất bại, theo Reuters.
"Triều Tiên có thể thực hiện một cuộc thử nghiệm hạt nhân mới vào bất cứ lúc nào nếu đó là quyết định của ông Kim Jong-un", một quan chức cấp cao về chính sách an ninh Hàn Quốc bình luận.
Khi được hỏi về việc thất bại trong vụ phóng tên lửa vừa qua có làm tăng khả năng ông Kim ra lệnh tiến hành thử hạt nhân hay không, quan chức này cho biết Triều Tiên dường như sẽ tiếp tục "đưa ra các hành động khiêu khích". Theo ông, những cố vấn quân sự của lãnh đạo Triều Tiên sẽ làm mọi cách để bù đắp cho vụ phóng tên lửa bất thành.
Một quan chức khác ở Seoul tiết lộ quân đội Hàn Quốc đang trong tư thế cảnh giác cao độ trước một vụ phóng tên lửa hay thậm chí là cuộc thử nghiệm hạt nhân mới của Triều Tiên.
Truyền thông Mỹ và Hàn Quốc hôm qua đưa tin Triều Tiên đã nỗ lực phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung ngoài khơi bờ biển phía đông nước này nhưng không thành công. Lầu Năm Góc gọi đây là thất bại "thê thảm" và "cay đắng".
Các chuyên gia ở Washington cho rằng đây là tên lửa lưu động bởi nó được khai hỏa từ một địa điểm không thường xuyên diễn ra các vụ phóng tên lửa đạn đạo. Hãng thông tấn Yonhap lại dẫn nguồn tin giấu tên cho hay đó có khả năng là tên lửa Musudan, còn gọi là BM-25, với tầm phóng hơn 3.000 km. Triều Tiên chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến vụ việc.
Không quân Nga sắp có tên lửa S-500
Tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ 5 mới của Nga
Tàu ngầm tấn công hạt nhân dự án lớp Husky thế hệ mới của Nga nhiều khả năng sẽ được thiết kế để tối đa hóa tính tương đồng với các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei dự án 955A, theo National Interest.
"Dự án chế tạo tàu ngầm thế hệ 5 đang được phác họa chi tiết các yêu cầu thông số kỹ thuật. Đó sẽ là một tàu ngầm hoàn toàn khác trên phương diện vật lý và sẽ là một tàu ngầm kết hợp các yếu tố quan trọng của tàu ngầm chiến lược và đa mục đích", Alexei Rakhmanov, chủ tịch Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất của Nga nói với TASS.
Theo Dave Majumdar, chuyên gia phân tích quốc phòng của National Interest, các nhà thiết kế Nga đang cố gắng tối đa hóa sự tương thích giữa các lớp tàu ngầm khác nhau để giảm thiểu chi phí cho thế hệ tàu ngầm mới.
Nga dường như đang đi theo mô hình của Hải quân Mỹ hiện nay khi tận dụng tối đa công nghệ từ tàu ngầm tấn công lớp Virginia để phát triển tàu ngầm tên lửa đạn đạo trong Chương trình Thay thế lớp Ohio mới (ORP). USS George Washington (SSBN-598), chiếc tàu ngầm hiện đại nhất thế giới, ban đầu cũng là một tàu ngầm tấn công lớp Skipjack, trước khi được bổ sung phần thân mới trong quá trình đóng.
Tuy nhiên, có thể Nga sẽ tiến sâu hơn và tích hợp hệ thống ống phóng tên lửa đạn đạo vào mẫu tàu ngầm tấn công thế hệ mới. Các nguồn tin cho thấy tàu ngầm lớp Husky Nga sẽ có hai phiên bản giống nhau ở lớp vỏ, chỉ khác ở các hệ thống vũ khí.
Phiên bản đánh chặn không có ống phóng tên lửa hành trình hay tên lửa diệt hạm tầm xa sẽ thay thế các tàu ngầm Shchuka-B dự án 971 (NATO gọi là Akula), tàu Sierra dự án 945 và tàu lớp Shchuka dự án 671RTM. Phiên bản tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSGN) sẽ thay thế tàu ngầm lớp Antey dự án 949A và được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Zircon.
Các chuyên gia phân tích Nga ước tính tàu ngầm thế hệ mới sẽ có trọng lượng khoảng 6.000 tấn, nhỏ hơn nhiều tàu ngầm trước đây của nước này. Điều đó chứng tỏ tàu ngầm mới sẽ sử dụng các lò phản ứng làm mát bằng dùng dịch kim loại có từ thời Liên Xô. Tàu ngầm lớp Lira và nhiều mẫu Liên Xô thiết kế khác đã sử dụng các lò phản ứng làm mát bằng hỗn hợp chì và bismuth có kích cỡ nhỏ hơn nhưng sản sinh năng lượng lớn hơn các lò phản ứng thông thường.
Các tàu ngầm hạt nhân thế hệ 5 của Nga có thể sử dụng cấu trúc composite để giảm đáng kể tiếng ồn, một nỗ lực tham vọng hơn so với Mỹ vốn chỉ sử dụng vật liệu này để giảm trọng lượng, tính phức tạp và chi phí sản xuất tàu ngầm lớp Virginia. Đây không phải lần đầu tiên Moscow sử dụng vật liệu mới để chế tạo tàu ngầm, bởi Liên Xô trước kia từng ưu tiên sử dụng vỏ titanium để tăng độ êm cho tàu ngầm.
"Các vật liệu composite đa tầng mới hạn chế độ rung từ máy móc, làm giảm tín hiệu thủy âm dội ra từ tàu ngầm, khiến đối thủ không thể thu được tín hiệu thủy âm phản hồi", Valeriy Polovinkin, cố vấn tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Krylov Nga nói với Izvestia.
Nga hy vọng sẽ sử dụng các vật liệu composite để chế tạo mọi thứ từ lớp phủ ngoài vỏ tàu cho đến bánh lái, chân vịt, thậm chí là cả lớp vỏ tàu. Nếu công nghệ này chứng tỏ được hiệu quả, nó sẽ làm giảm đáng kể trọng lượng, tăng độ tin cậy và giảm chi phí vận hành cho tàu ngầm, bởi vật liệu composite không bị ăn mòn và không cần sơn phủ, theo Polovinkin.
Vật liệu composite hiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, và Nga dự kiến vận hành thử mẫu động cơ đẩy bằng composite đầu tiên vào năm 2018.
"Đây là một trong số dự án triển vọng nhất của chúng tôi. Xu hướng làm giảm độ rung của cánh quạt và tăng hiệu suất chân vịt giúp tàu ngầm cải tiến độ êm khi hành trình trong lòng đại dương", Polovinkin nhấn mạnh
Đài Loan cho học giả quốc tế thăm trái phép đảo Ba Bình
Các học giả nước ngoài được Đài Loan đưa tham quan trái phép đảo Ba Bình - Ảnh: Cơ quan ngoại giao Đài Loan
Nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm Mã Anh Cửu tận dụng thời gian cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình để tổ chức các hoạt động ở Ba Bình nhằm gây sự chú ý của thế giới. Mục đích của ông ta còn là gây áp lực cho người kế nhiệm Thái Anh Văn, buộc bà Thái quan tâm đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Đài Loan.
‘Hải tặc’ tấn công tàu Indonesia, 4 thủy thủ bị bắt cóc
Theo tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Indonesia, một thủy thủ thứ năm đã bị bọn “hải tặc” bắn trong vụ cướp đoạt tàu. Tuy nhiên, phía cảnh sát biển Malaysia đã ra sức giải cứu thủy thủ này và vị thuyền viên hiện đang trong tình trạng ổn định.
Năm thuyền viên khác cũng đã được giải cứu và đưa đến các cảng ở Lahad Datu của Malaysia.
Hai tàu Cristi và TB Henry có treo cờ Indonesia lúc đó đang trên đường đi từ Cebu, Philippines đến Tarakan, Bắc Kalimantan thì bị bọn “hải tặc” cướp. Cả hai tàu đã được cảnh sát biển Malaysia đưa về cảng Lahad Datu.
Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết đang phối hợp với các chủ tàu để có thêm thông tin về vụ việc. Người phát ngôn cơ quan này nói thêm phía Indonesia cũng đang liên lạc với chính quyền Malaysia và Philippines.
“Chính phủ Indonesia sẽ đưa ra các giải pháp để tránh tái diễn những vụ cướp đoạt ở các khu vực này. Indonesia cũng sẽ kêu gọi các nước trong khu vực đẩy mạnh an ninh” -vị phát ngôn viên nói.
Hiện chưa rõ nhóm nào đứng sau vụ cướp tàu tối 15-4 và liệu nhóm bắt cóc bốn thủy thủ sẽ đòi bất kỳ khoản tiền chuộc nào cho việc thả các thủy thủ này hay không.
Trước đó, hôm 26-3, một con tàu Indonesia cũng bị tấn công tương tự. Mười thủy thủ người Indonesia hiện đang bị nhóm chiến binh Abu Sayyaf ở Philippines bắt giữ.