Nhật Bản: Không nước nào ngoài cuộc trong tranh chấp ở Biển Đông
Ông Tập Cận Bình đang đi ngược với những nguyên tắc thành công?
Các nước đồng loạt chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nhật-Ấn-Mỹ nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng
Trung Quốc sắp xây đập thủy điện lớn nhất thế giới ở Congo
Tin thế giới đọc nhanh 17-04-2016
- Cập nhật : 17/04/2016
Ông Putin và Medvedev, ai có thu nhập cao hơn?
Tổng thống Putin (trái) cùng Thủ tướng Medvedev nâng chén chúc mừng nhau. Sputnik/Yekaterina Shtukina
Ba Lan coi Nga là mối đe dọa lớn hơn IS
Trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ diễn ra vào tháng 7 tới đây, Ba Lan đang tích cực thúc giục để NATO tăng cường điều động binh sĩ đến những vùng biên giới của nước này. Phát biểu trước một hội nghị về an ninh diễn ra hôm qua ở thủ đô Bratislava, Slovakia, Ngoại trưởng Ba Lan Witold Waszczykowski đã nhắc tới Nga như một "mối đe dọa hiện hữu", theo Sputnik.
"Chúng ta có những mối đe dọa hiện hữu và không hiện hữu. Tất nhiên, hành động của người Nga là một mối đe dọa hiện hữu bởi chúng có thể tiêu diệt nhiều quốc gia", ông Waszczykowski nói.
Theo ông, các tổ chức khủng bố hay làn sóng di cư khổng lồ đang tràn vào châu Âu là những "mối đe dọa không hiện hữu". Khi được hỏi về phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), ông Waszczykowski tuyên bố Moscow mang tới mối đe dọa lớn hơn cả tổ chức này.
IS "là một hiểm họa nghiêm trọng nhưng không phải mối đe dọa hiện hữu với châu Âu", ông Waszczykowski nói và nhấn mạnh rằng Ba Lan rất mong muốn sự hiện diện quân sự của các thành viên NATO trong khu vực, như là một "biểu tượng cho thấy quyết tâm" của khối nhằm "bảo vệ sườn phía đông".
Lầu Năm Góc tháng trước cũng thông báo sẽ triển khai luân phiên thêm một lữ đoàn thiết giáp chiến đấu tới châu Âu như một phần trong nỗ lực đối phó với cái mà Mỹ gọi là hành vi gây hấn của Nga ở châu lục này. Lữ đoàn thiết giáp nói trên dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 2/2017, sẽ phối hợp tiến hành các cuộc tập trận chung với Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Bulgaria và Hungary.
Quan hệ Nga - phương Tây trở nên xấu đi kể từ khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ. Mỹ và một số nước châu Âu bên cạnh đó còn cáo buộc Nga can thiệp quân sự vào Ukraine khiến khủng hoảng ở quốc gia láng giềng càng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, Moscow phủ nhận mọi lời buộc tội.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hồi tháng hai công bố ngân sách đề xuất của Lầu Năm Góc cho năm tài khóa tới, trong đó, số tiền chi cho các hoạt động quân sự ở châu Âu tăng 4 lần so với năm ngoái, lên mức 3,4 tỷ USD.
Gã khổng lồ Facebook sẽ chống lại Donald Trump?
Theo Sputnik (Nga), vào tháng trước, một số nhân viên Facebook đã đưa ra một câu hỏi trong phần nội bộ truyền thống “Hỏi và trả lời” với giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg. Câu hỏi có nội dung: “Facebook có trách nhiệm gì để giúp ngăn chặn ông Trump thành tổng thống Mỹ vào năm 2017?".
Nhìn chung, chính sách của ông Trump được coi là “hung thần” của thung lũng Silicon đối với sự nhất trí ủng hộ nhập cư, ủng hộ quyền riêng tư và ủng hộ việc mở rộng các chính sách Internet tại thung lũng này.
Trong tuần này ông Zukerberg đã lên tiếng mạnh mẽ chống lại các chính sách do ông Trump đưa ra. "Tôi nghe thấy tiếng nói sợ hãi kêu gọi xây dựng những bức tường và khoảng cách với những người mà họ gán cho cái tên “người ngoài”” - ông Zuckerberg phát biểu tại cuộc hội thảo mở F8 của Facebook nhưng không đề cập đến tên bất kỳ ứng cử viên nào.
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberge trong buổi hội thảo tại India New Deli vào ngày 9-10-2014 (hình ảnh: AFP 2016/Chandan Khanna)
"Tôi nghe họ kêu gọi ngăn chặn tự do ngôn luận, cản trở vấn đề di dân để giảm giao dịch thương mại, và trong một số trường hợp thậm chí còn cắt quyền truy cập vào Internet" - vị này nói thêm.
Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Facebook công khai đưa ra sự chọn lựa quan điểm chính trị, mặc dù trước đó Zuckerberg đã đóng góp cho các chiến dịch bầu cử khác nhau.
Nếu công ty đã thông qua chính sách chống lại ông Trump thì việc tiếp cận với 1,04 tỉ người dùng trên toàn thế giới có thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay.
Mạng xã hội có thể chặn hoặc thúc đẩy bất kỳ nội dung nào nó muốn. "Facebook có quyền chỉnh sửa đầu tiên giống như New York Times. Họ hoàn toàn có thể chặn Trump nếu họ muốn" - giáo sư luật Eugene Volokh, ĐH California, cho biết.
Tàu ngầm mới của Nga khiến Hải quân Mỹ và NATO bất an
Mỹ tăng tốc phát triển vũ khí laser bắn hạ tên lửa đạn đạo
Các máy bay không người lái cỡ nhỏ của Mỹ sẽ được trang bị vũ khí laser để diệt tên lửa đạn đạo. Ảnh: Military
Giám đốc Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA), trung tướng James Siring, tuyên bố quân đội nước này sẽ phát triển thành công hệ thống vũ khí laser có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của đối phương trong 5 năm tới, theo Sputnik.
"Chúng tôi đang thúc đẩy tiến độ, hy vọng sẽ nhìn thấy hệ thống này phô diễn sức mạnh trước năm 2021", ông Siring phát biểu trong một buổi họp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đầu tháng 4.
Trước đó hai tháng, Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch trang bị vũ khí laser cho máy bay không người lái (UAV) có tầm hoạt động trên 20.000 mét để bắn hạ tên lửa đạn đạo.
Theo đó, một UAV mang vũ khí laser sẽ túc trực ở độ cao khoảng 18.000 m trên địa điểm mà "kẻ thù" có thể sẽ phóng tên lửa đạn đạo. Chiếc UAV sẽ khởi động tia laser để tiêu diệt tên lửa đạn đạo khi nó vừa rời bệ phóng.
Năm 2011, sau hơn 15 năm phát triển, MDA buộc phải ngừng chương trình phát triển vũ khí laser lắp trên các máy bay có kích thước lớn do yêu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng. Mỹ đã chi hơn 5 tỷ USD để phát triển dự án không hiệu quả này.
Với việc nối lại chương trình đầy tham vọng này, quân đội Mỹ hy vọng có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức triển khai các cuộc chiến trong tương lai.