tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 13-08-2016

  • Cập nhật : 13/08/2016

Tờ báo 'diều hâu' gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc

Gọi Australia là "con mèo giấy" và dọa tấn công nước này trên biển, Global Times (Thời báo Hoàn cầu) được coi là tờ báo hiếu chiến nhất của Trung Quốc.

logo global times tai tru so to bao o bac kinh, trung quoc. anh: quartz

Logo Global Times tại trụ sở tờ báo ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Quartz

Global Times là một ấn phẩm phụ của People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), và từ lâu đã nổi tiếng với các bài xã luận mang giọng điệu hung hăng của những cây bút được dư luận nước này coi là diều hâu. 

Chẳng hạn, ngày 30/7, Global Times chế giễu Australia khi gọi họ là "con mèo giấy", cách chơi chữ giống như ông Mao Trạch Đông từng gọi các đối thủ phương Tây là "con hổ giấy". Tờ này còn viết rằng "lịch sử vẻ vang" của Australia được tạo nên từ "nước mắt của thổ dân". TheoQuartz, những ngôn từ châm chọc đó nhằm đáp trả việc Australia ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài hôm 12/7, bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với nguồn tài nguyên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra. 

Họ đe dọa rằng nếu Australia tiến vào Biển Đông thì "sẽ trở thành mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc cảnh cáo và tấn công". Báo Anh The Sun gọi những lời lẽ này là lời "kêu gọi chiến tranh" của Trung Quốc. 

Truyền thông nước ngoài thường chú ý và trích dẫn những bài viết này như là "tiếng nói" của Bắc Kinh, mặc dù các tuyên bố chính thức từ CCP thường thận trọng hơn.

Tuy nhiên, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập lâu năm của Global Times, nói rằng điều này chưa hẳn đã sai. Global Times thường phản ánh những gì các quan chức đảng thực sự suy nghĩ, nhưng không thể trực tiếp nói ra, Hồ Tích Tiến giải thích. Là cựu sĩ quan quân đội và một đảng viên, Hồ Tích Tiến thường gặp gỡ các quan chức ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc và bộ phận an ninh. Ông nói rằng họ có những ý kiến tương tự những bài viết đăng trên báo ông. "Họ không thể thẳng thắn nói, nhưng tôi có thể", ông nhấn mạnh.

Sau khi bắt đầu ở Trung Quốc, Global Times đã mở rộng ra toàn cầu. Họ tung ra phiên bản Mỹ năm 2013, và phiên bản Nam Phi năm 2014. Ngày 7/7, Global Times trình làng phiên bản châu Âu và ngay lập tức chế giễu quyết định rời Liên minh châu Âu của Anh, và nỗi lo của châu Âu về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Có nhiều người cả trong và ngoài Trung Quốc đã lên án giọng điệu của tờ báo. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng không thể phủ nhận Global Times là công cụ để giúp thấu hiểu chủ nghĩa dân tộc đang phát triển ở Trung Quốc. "Dù không thích, bạn vẫn cứ phải đọc những gì họ viết", Zhan Jiang, giáo sư báo chí tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, bình luận.

Con đường phát triển

Global Times được thành lập năm 1993 với xuất phát điểm là một tuần báo. Năm 1999, tờ này đưa tin về vụ Mỹ đánh bom Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade, Nam Tư. Mỹ tuyên bố vụ việc là một tai nạn, nhưng công chúng Trung Quốc rất tức giận trước cái chết của ba công dân nước này.

Ấn bản Global Times đặc biệt về vụ đánh bom bán được 780.000 bản, gần gấp đôi so bình thường. Câu chuyện ở trang bìa là lời kể của đại sứ về cách ông sống sót trong vụ đánh bom. Ông gọi vụ việc là "cuộc tàn sát" người dân Trung Quốc. Bài báo kết thúc bằng những câu miêu tả: "Ngày 9/5, quốc kỳ Trung Quốc tại đại sứ quán ở Nam Tư vẫn bay trong đống đổ nát. Dưới bầu trời xanh và trong bối cảnh khói lửa, lá cờ đỏ 5 sao trông rất bắt mắt".Năm 2001, sau khi tờ này đưa tin về vụ khủng bố 11/9 tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở Manhattan, Mỹ, lượng phát hành hàng ngày của Global Times đã cán mốc hai triệu. Tháng 4/2009, Global Times mở phiên bản tiếng Anh trên báo in và báo điện tử. Hiện nay, phiên bản nhật báo tiếng Trung có lượng phát hành trung bình một ngày hơn một triệu, còn bản tiếng Anh khoảng 100.000. Trang web tiếng Trung thu hút 15 triệu lượt khách truy cập mỗi ngày. 700 nhân viên của tờ báo làm việc tại trụ sở People’s Daily tại Triều Dương, một trong những quận sầm uất nhất của Bắc Kinh.

tong bien tap global times ho tich tien. anh: scmp

Tổng biên tập Global Times Hồ Tích Tiến. Ảnh: SCMP

Tranh cãi

Tổng biên tập Hồ Tích Tiến, 56 tuổi, không tự tay viết tất cả bài xã luận trên Global Times, mà ông truyền đạt lại ý kiến ​​cho một biên tập viên, đôi khi dưới bút danh Shan Renping. Các bài viết thường mang giọng điệu gay gắt, khiến dư luận nước khác phẫn nộ.

Global Times ngày càng được ưa chuộng ở Trung Quốc khi Bắc Kinh áp dụng chính sách đối ngoại kiên quyết hơn.

Độc giả trung thành ở Trung Quốc chủ yếu là nam giới, học đại học và làm công việc văn phòng, tờ báo cho biết. Họ dường như đánh giá cao lập trường tự tin, đặt Trung Quốc lên trên hết và ủng hộ chính phủ của Global Times.

Cheng Ming, 20 tuổi, một sinh viên tài chính từ Đại học Kinh tế và Luật Hà Nam ở miền trung Trung Quốc, nói rằng Global Times là một trong số ít các hãng tin Trung Quốc "đưa tin đúng". "Họ luôn nói sự thật, bác bỏ tin đồn, và tát vào mặt những người nghi ngờ chính phủ", Cheng nói.

Những người chỉ trích tờ này thì cho rằng Global Times luôn đơn giản hóa mọi việc và có khả năng gây nguy hiểm. Hồi tháng 4, Ngô Kiến Dân, cựu đại sứ Trung Quốc ở Pháp, chỉ trích Hồ Tích Tiến là không hiểu gì về vấn đề thế giới, và cho rằng các bài viết của ông rất cực đoan.Tờ báo lôi kéo dư luận bằng cách đưa ra các "thuyết âm mưu yêu nước", nhà báo Trung Quốc kỳ cựu Chen Jibing viết. Global Times cho rằng "bất kỳ ý kiến phê bình nào về tình hình Trung Quốc cũng đều mang âm mưu lật đổ xấu xa". Thay vì tranh luận bằng các cơ sở lập luận, ông Hồ Tích Tiến luôn đặt ra câu hỏi về động cơ của các nhà phê bình nhằm "cố tình dẫn dắt cuộc thảo luận theo hướng sai lầm", ông Chen viết. "Global Times càng phổ biến thì cách nhìn xã hội và thế giới của người Trung Quốc càng méo mó hơn", ông bình luận.

van phong global times phien ban tieng anh. anh: quartz

Văn phòng Global Times phiên bản tiếng Anh. Ảnh: Quartz

Tuy có một nhóm độc giả trung thành ngưỡng mộ ông Hồ Tích Tiến, nhiều người dùng mạng Trung Quốc gọi ông là "kẻ nhặt đĩa", chế giễu những bài viết mang đậm tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của ông.

Tại Trung Quốc, những ý kiến ​​trái chiều về ông Hồ Tích Tiến và Global Times phản ánh sự chia rẽ giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc và những người giữ tư duy phê phán với Bắc Kinh. Do đó, cách tờ báo đưa tin đôi khi trở thành chủ đề tranh cãi căng thẳng.

Một trong những chủ đề thu hút nhiều tranh cãi là việc Hồ Tích Tiến thường lặp đi lặp lại luận điểm "Trung Quốc phức tạp", nói rằng Trung Quốc quá lớn nên không thể tránh khỏi có một số sai lầm. Đó là lý do không thỏa đáng mà ông này đưa ra để giải thích bất kỳ sự quản lý yếu kém nào của chính phủ, các nhà phê bình Trung Quốc nhận xét.

Tuy nhiên, đôi khi chính ông Hồ Tích Tiến cũng phê bình chính phủ. Ông từng viết trên Weibo rằng cần phải đấm thủng một số lỗ trong Vạn Lý tường lửa (hệ thống lọc và kiểm soát Internet cấp quốc gia của Trung Quốc) và xé bỏ nó hoàn toàn trong tương lai. Trong bài đăng khác, ông nói rằng Trung Quốc nên được tự do ngôn luận hơn nhưng sau đó bài đăng này của ông bị xóa.

"Rất nhiều người chửi bới tôi và tôi chấp nhận những nhận xét đó", Hồ Tích Tiến nói. "Tôi hy vọng chính phủ cũng có thể chấp nhận một số nhận xét như vậy".(Vnexpress)


Mỹ quan ngại về căng thẳng tại khu vực biên giới Nga-Ukraine

cac binh sy chinh phu ukraine trien khai vu khi tai bai bien azov, mien dong ukraine. (anh: ap)

Các binh sỹ chính phủ Ukraine triển khai vũ khí tại bãi biển Azov, miền Đông Ukraine. (Ảnh: AP)

Theo Reuters, ngày 11/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau cho biết, nước này hết sức quan ngại về căng thẳng tại khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine, đồng thời kêu gọi cả 2 bên giảm căng thẳng cũng như các tuyên bố khoa trương.

Bà Trudeau nêu rõ: "Chúng tôi cho rằng bất cứ hành động gì, kể cả các bình luận hay tuyên bố khoa trương, đều có khả năng làm leo thang tình hình vốn đã rất căng thẳng và nguy hiểm."

Hôm 10/8, Nga đã cáo buộc Ukraine áp dụng chiến thuật khủng bố để tìm cách làm bất ổn Crimea, khu vực mà Moskva sáp nhập từ Ukraine hồi năm 2014.(Vietnamplus) 


Báo động về sử dụng 
lao động nô lệ

Hơn một nửa số nước và vùng lãnh thổ được khảo sát có nguy cơ cao trong việc sử dụng lao động nô lệ, trong đó CHDCND Triều Tiên đứng đầu danh sách chỉ số Nô lệ hiện đại toàn cầu (MSI) do Công ty Verisk Maplecroft công bố hôm 11-8.

tre em bi buoc phai lam viec tai new delhi, an do - anh: afp

Trẻ em bị buộc phải làm việc tại New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: AFP

Công ty phân tích nguy cơ Verisk Maplecroft có trụ sở tại Anh đã thu thập dữ liệu về các vụ buôn người, luật pháp và việc thực thi pháp luật liên quan tới lao động nô lệ tại 198 quốc gia trên thế giới trong vòng một năm. Kết quả, công ty này nhận thấy 115 quốc gia có nguy cơ cao hoặc cực kỳ cao trong việc sử dụng lao động nô lệ.

Nô lệ hiện đại là thuật ngữ chung để chỉ nạn buôn người, bị cưỡng bức lao động, buôn bán tình dục, cưỡng ép kết hôn hoặc các hình thức bóc lột khác.

Nhà phân tích trưởng của bộ phận nghiên cứu quyền con người tại Verisk Maplecroft là Alex Channer cho biết MSI nhằm giúp các doanh nghiệp xác định các nước có nguy cơ lao động nô lệ.

Vấn đề này đã thu hút sự chú ý trong những năm gần đây và được phơi bày trong nhiều lĩnh vực như đánh cá, khai khoáng và dệt may.

ttĐứng đầu trong bảng xếp hạng của Verisk Maplecroft là Triều Tiên, theo sau là Nam Sudan, Sudan và Cộng hòa dân chủ Congo. Liên minh châu Âu nằm ở nhóm có “nguy cơ trung bình” của việc sử dụng nô lệ lao động. Anh, Đức, Đan Mạch và Phần Lan là bốn nước lớn tại EU có nguy cơ thấp. Pháp, Thụy Điển và Ireland nằm ở rìa của nhóm “nguy cơ thấp”.

Đặc biệt báo cáo cho biết các nhà xuất khẩu lớn tại Ấn Độ và Trung Quốc thuộc nhóm “rất có nguy cơ” sử dụng lao động trong chuỗi cung ứng của họ bên cạnh Congo, Iran và Bờ Biển Ngà.

Theo biểu đồ của MSI, nhóm “rất có nguy cơ” chiếm 13% trong tổng số các quốc gia được khảo sát, nhóm “nguy cơ cao” chiếm 45%, nhóm “nguy cơ trung bình” chiếm 34% và nhóm “nguy cơ thấp” là 8%.

Theo kết quả nghiên cứu, gần như toàn bộ EU đều được xếp hạng “nguy cơ trung bình”. Thực tế khu vực không được xếp hạng tốt hơn phần lớn là vì cuộc khủng hoảng di cư và sự bóc lột người di cư và người tị nạn nước ngoài tại EU.

“Nhìn chung hầu hết các quốc gia đều có khung pháp lý từ trung bình đến tốt. Tuy nhiên cái khác nhau là ở chỗ họ thực thi luật hiệu quả như thế nào” - ông Channer kết luận.

Trong khi đó chỉ số Nô lệ toàn cầu (GSI) 2016 của nhóm nhân quyền Walk Free Foundation chỉ ra rằng gần 46 triệu người trên thế giới đang sống trong cảnh nô lệ, bị buộc phải làm việc trong các nhà máy, các hầm mỏ và nông trại; bị bán làm nô lệ tình dục, bị lệ thuộc vì nợ hoặc sinh ra trong cảnh nô lệ. Theo bảng xếp hạng này, những quốc gia có GSI cao nhất là Triều Tiên, Uzbekistan, Campuchia, Ấn Độ và Qatar.(Tuổi Trẻ)


Ông Trump thừa nhận có thể thua bà Clinton

Ông Trump thừa nhận có thể thua bà Clinton vì thiếu tác phong chính trị.

Ngày 11-8, lần đầu tiên ông Donald Trump, đại diện tranh cử tổng thống đảng Cộng hòa, thừa nhận chiến dịch tranh cử tổng thống của ông đang gặp nhiều thách thức và có khả năng ông sẽ thua đối thủ Hillary Clinton trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Ông Trump thừa nhận sự thiếu hụt nền tảng và phong thái chính trị có thể khiến ông thua trong cuộc bầu cử tổng thống nếu cử tri Mỹ không chấp nhận thái độ và cách tiếp cận thẳng thắn của ông.

“Nếu sau 90 ngày tới tôi thua... thì ok thôi. Tôi sẽ quay lại cuộc sống tốt đẹp của mình” - ông Trump nói với kênh truyền hình CNBC (Mỹ).

ong trump lan dau tien thua nhan co kha nang se thua ba clinton trong cuoc dua tong thong. anh: breibart

Ông Trump lần đầu tiên thừa nhận có khả năng sẽ thua bà Clinton trong cuộc đua tổng thống. Ảnh: BREIBART

Bà Clinton đang dẫn trước ông Trump trong các cuộc thăm dò ở Mỹ. Trong khi đó, ngày càng nhiều thành viên đảng Cộng hòa tuyên bố không ủng hộ ông Trump, thậm chí sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton.

Về phần mình, phát biểu tranh cử tại Warren (bang Michigan, Mỹ) ngày 11-8, bà Clinton tiếp tục phản pháo đối thủ Trump rằng bà không tin tưởng ông Trump sẽ đánh thuế cao lên bộ phận người giàu vì bản thân ông Trump cũng thuộc thành phần đó. Đây là điều ông Trump đề cập trong kế hoạch kinh tế đưa ra ba ngày trước.

Bà Clinton cố gắng ghi điểm với cử tri Mỹ khi tuyên bố sẽ không nhượng bộ Trung Quốc và cương quyết bảo vệ quyền lợi của Mỹ một khi đắc cử tổng thống.

“Tôi sẽ quyết liệt với Trung Quốc cũng như với bất kỳ nước nào muốn chiếm ưu thế của người lao động và doanh nghiệp Mỹ”.

“Khi có nước nào phá vỡ quy luật, chúng tôi sẽ không ngần ngại vận dụng tới công cụ thuế”.

Bà Clinton cũng cho biết bà phản đối các thỏa thuận kinh tế thu hẹp việc làm và thu nhập người dân Mỹ như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

Đây là điều khó xử với bà Clinton khi Hiệp định NAFTA được chồng bà là Tổng thống Bill Clinton ký năm 1993, còn Hiệp định TPP thì được Tổng thống Dân chủ Obama ủng hộ và đang đàm phán với 11 nước khác.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục