Nga triển khai tên lửa đất đối không đến Crimea
Đâm dao, phóng hoả trên tàu Thụy Sĩ, ít nhất 6 người bị thương
Canada phá âm mưu đánh bom của kẻ ủng hộ IS
Thái Lan: Phe áo đỏ bác bỏ liên quan 11 vụ nổ bom
Tin thế giới đọc nhanh trưa 12-08-2016
- Cập nhật : 12/08/2016
Biển Đông: Mỹ và Nhật Bản tìm cách liên thủ đối phó Trung Quốc
Mỹ có thể trực tiếp dẫn đầu đáp trả những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông, bao gồm cả việc thách thức dự án xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc. Nhật Bản có thể hỗ trợ các nước trong khu vực xây dựng lực lượng răn đe, National Interest đề xuất.
Quân đội Nhật Bản tập trận với lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ
Theo National Interest, sau một khoảng thời gian chiến lược, liên minh Mỹ - Nhật đã xác nhận lại nền tảng an ninh khu vực dưới thời của ông Abe – người cam kết đưa Nhật Bản lên vị trí hàng đầu trên đấu trường toàn cầu.
Việc củng cố liên minh này, minh chứng bằng việc sửa đổi Hướng dẫn quốc phòng Mỹ - Nhật, đã được thúc đẩy bằng một loạt các cải cách an ninh quốc gia bao gồm tái diễn giải Hiến pháp cho phép phòng thủ chung và bãi bỏ luật cấm xuất khẩu vũ khí tồn tại bấy lâu nay. Mặc dù sự phát triển này thể hiện khuynh hướng ý thức hệ của chính quyền Abe, chúng lại xuất phát chủ yếu từ môi trường an ninh cạnh tranh và đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Thách thức về sự trỗi dậy của Trung Quốc đến an ninh châu Á rất rõ ràng trong lĩnh vực hàng hải. Nhật Bản đã phải chịu gánh nặng này trong việc đáp trả lại sự hung hăng ngày càng lớn của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, mà đỉnh cao là tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển của Nhật Bản. Tuy nhiên, cuối cùng, cuộc tranh giành ở biển Hoa Đông đã thể hiện ý nghĩa của liên minh quan trọng nhất châu Á, minh chứng bằng sự điều đình rõ ràng của Trung Quốc sau khi Tổng thống Obama cam kết sẽ bảo vệ quần đảo Senkaku.
Sự ngăn chặn thành công của liên minh Mỹ- Nhật ở biển Hoa Đông đã làm rõ những khó khăn của Trung Quốc trong việc hung hăng hơn trên Biển Đông- vùng biển tranh chấp nóng. Bất chấp những nỗ lực của các bên yêu sách tận dụng mọi công cụ an ninh quốc gia theo cách của mình, từ tăng chi tiêu quốc phòng cho đến nhờ tòa trọng tài quốc tế xét xử, các đối thủ trong khu vực của Trung Quốc vẫn không ngăn được nỗ lực của nước này nhằm biến biển Đông Nam Á trở thành ao nhà của mình.
Mỹ-Nhật không thể khoanh tay
Theo National Interest, chiến thắng của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ là đe dọa hiện hữu rõ ràng đối với các bên yêu sách, nó đồng thời cũng là mối đe dọa chiến lược to lớn với cả Mỹ và Nhật. Cả hai nước đều thể hiện sự nhận diện mối nguy hiểm này thông qua ngôn từ cũng như hành động, ví dụ như hoạt động tự do hàng hải của Mỹ (FONOP) và việc Nhật Bản tham gia diễn tập quân sự. Và trong khi việc Mỹ dính dáng đến vùng biển tranh chấp này được coi là đương nhiên vì vị thế của Mỹ là nước đảm bảo an ninh cơ bản trong khu vực, thì đã có suy đoán rằng một nước Nhật Bản tự do hơn như hiện nay có thể sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc tăng cường an ninh hàng hải tại Đông Nam Á.
Về vấn đề này, các chuyên gia an ninh hàng hải đã kêu gọi Nhật Bản tham gia vào hoạt động tự do hàng hải của Mỹ. Tuy nhiên, thậm chí với lực lượng hải quân chuyên nghiệp nhất châu Á và những kiềm chế trong Hiến pháp đã được nới lỏng, sự tham gia của lực lượng tự vệ Nhật Bản ở Biển Đông vẫn rất hạn chế do các nguồn lực của nước này hiện vẫn dàn trải. Hơn nữa, rất nhiều người trong cộng đồng chính sách Nhật Bản tin rằng “Việc chủ động thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ dễ gây ra những hành động ngày càng hung hãn của nước này đối với quần đảo Senkaku của Nhật Bản và do đó sẽ phản tác dụng với lợi ích an ninh của Nhật Bản”.
Hải quân Mỹ và hải quân Nhật Bản tập trận trên biển
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản hành tiến cùng tàu sân bay Stennis của Mỹ
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Nhật Bản sẽ hoặc nên là người ngoài cuộc trong việc giải quyết vấn đề cấp bách nhất châu Á này. Cách tốt nhất để Nhật Bản có thể hỗ trợ cho sự phát triển của an ninh ở Biển Đông là thông qua việc xây dựng năng lực. Nỗ lực này nhằm hỗ trợ sự hạn chế hàng hải của các quốc gia Đông Nam Á trong việc giám sát và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế.
Nhật Bản đã có nỗ lực lớn trong việc hoàn thành mục tiêu này. Ngoài việc tham gia tập trận với các quốc gia trong khu vực, Nhật Bản đã thiết lập Hiệp định hợp tác khu vực về chống nạn cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ở châu Á (ReCAAP) để nâng cao năng lực chống cướp biển trong khu vực và giữ vai trò dẫn đầu trong việc kéo các quốc gia ven biển lại với nhau. Nhật Bản cũng ký vào hiệp ước đối tác chiến lược với Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam và đồng ý cung cấp tàu tuần tra và máy bay cho các nước này.
Hơn nữa, Nhật Bản cũng là nhà cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn. Điều này giúp kết nối viện trợ với lợi ích an ninh. Tài trợ của Nhật Bản cho mạng lưới sức mạnh, thiết bị sân bay và hải cảng là tiềm năng để phục vụ kép cho cơ sở hạ tầng kinh tế và quốc phòng, bổ sung sự chuyển giao vũ khí từ Nhật Bản, hợp tác và huấn luyện cho các quốc gia ven biển Đông Nam Á.
Hoạt động này làm vững chắc thêm nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy an ninh khu vực, bao gồm cả nỗ lực xây dựng năng lực của chính mình. Về vấn đề này, nên lưu ý rằng bất chấp những sự phát triển như dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí với Việt Nam và đàm phán về Hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường với Philippines, Mỹ vẫn tiếp tục chi tiền để hỗ trợ cho các đối tác ở Đông Nam Á. Trong khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã tìm cách xử lý sự yếu kém này bằng Sáng kiến an ninh hàng hải Đông Nam Á để cung cấp 425 triệu USD trong việc huấn luyện, xây dựng cơ sở hạ tầng và tàu thuyền cho các đối tác Đông Nam Á, Quốc hội chỉ phê chuẩn 50 triệu USD cho năm tài chính 2016 hơn là cho cả kế hoạch 5 năm.
Xây dựng năng lực răn đe cho các nước Đông Nam Á
National Interest cho rằng, với tình hình này, cũng như lợi ích chung của Mỹ và Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề mất an ninh hàng hải trong khu vực, việc xây dựng năng lực là ý tưởng tuyệt vời cho hợp tác khu vực Mỹ- Nhật. Mỹ có thể trực tiếp dẫn đầu đáp trả những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông, bao gồm cả việc thách thức dự án xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Nhật Bản có thể hỗ trợ các nước trong khu vực bằng cách áp dụng khả năng xây dựng lực lượng của nước này vào các quốc gia ven biển Đông Nam Á, phối hợp các công cụ khác nhau, ví dụ như ODA, hướng tới mục tiêu chung của liên minh. Nỗ lực này sẽ là một sự ứng dụng ở quy mô lớn hơn, theo mô hình tiền hô hậu ứng, áp dụng cho liên minh Mỹ- Nhật trong đó mỗi bên tận dụng lợi thế so sánh của mình.
Chiến hạm hải quân Nhật Bản ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam
Đồng thời, hai bên cũng nên củng có vị thế an ninh chung trong khu vực với các chiến lược an ninh quốc gia và hướng dẫn quốc phòng sửa đổi. Mỹ cũng nên tiếp tục theo đuổi các cam kết lớn hơn về xây dựng lực lượng vì đó là lợi thế tuyệt đối của Mỹ trong lĩnh vực này. Nỗ lực này cũng nên phối hợp công khai hơn với nỗ lực của Nhật Bản. Chẳng hạn, Nhật Bản nên tham gia vào các nhóm xây dựng năng lực song phương hiện nay với các nước ASEAN, ví dụ như những nhóm được thành lập với Indonesia và Việt Nam. Hành động thực tế này có thể ngăn chặn những nỗ lực dư thừa hoặc mâu thuẫn lẫn nhau, trong khi vẫn tối đa hóa ảnh hưởng của liên minh với khu vực.
Theo National Interest, thông qua hợp tác với các nước ven biển ở Đông Nam Á trong xây dựng năng lực, Mỹ và Nhật Bản có thể thúc đẩy mạnh hơn việc xây dựng khả năng răn đe tối thiều cho các nước ven biển Đông Nam Á giữa áp lực ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc. Để làm được như vậy, Mỹ và Nhật Bản phải có khả năng để thể hiện giá trị của liên minh hai nước không chỉ vì lợi ích quốc gia mà còn vì lợi ích của khu vực, xây dựng nền tảng cho đối tác ở Thái Bình Dương như là một công cụ để giải quyết vấn đề trong khu vực. (VietTimes)
Hàng loạt nhà tài phiệt Đảng đối lập quay sang ủng hộ cho bà Hillary Clinton
Bà Clinton đang vượt xa ông Trump về khoản tiền tài trợ từ nhóm tài phiệt ủng hộ Đảng Cộng hòa. Bà nhận được 2,2 triệu USD từ những nhà tài trợ Đảng Cộng hòa – hơn ông Trump 600.000 USD.
Một con số bất ngờ những nhà tài phiệt của Đảng Cộng hòa đang nhảy sang tài trợ tiền cho ứng viên Đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton thay vì ông Donald Trump.
Tạp chí New York Times cho biết, đây đều là những nhà tài trợ ủng hộ ít nhất là 200 USD cho những vị ứng viên Đảng Cộng hòa trong vòng bầu cử sơ bộ như Jeb Bush, John Kasich, Chris Christie, và Lindsey Graham. 303 trong số 397 nhà tài trợ cho Jeb Bush - ứng cử viên Đảng Cộng hòa trong vòng bầu cử sơ bộ đều chuyển sang ủng hộ bà Clinton thay vì ứng viên đội nhà.
Điều đặc biệt là, những vị tỷ phú ủng hộ cho 2 ứng viên bỏ cuộc thuộc Đảng Cộng hòa trong vòng sơ bộ năm nay lại là nhóm chủ yếu ủng hộ ông Trump. Vị ứng viên Đảng Cộng hòa này đã nhận được tiền tài trợ từ 697 nhà tài trợ cho cựu ứng viên Ted Cruz – ứng viên tranh cử Đảng Cộng hòa đã bị ông Trump hạ gục. 509 nhà tài trợ cho Ben Carson – một thành viên tranh cử thuộc Đảng Dân chủ - cũng đổ tiền cho ông Trump. Trong khi đó chỉ có rất ít (chưa đến 100 người) nhà tài trợ thuộc 2 nhóm này ủng hộ bà Clinton.
Tuy nhiên, xét về tổng số lượng cho đến thời điểm hiện nay, bà Clinton vẫn vượt xa ông Trump về khoản tiền tài trợ. Bà nhận được 2,2 triệu USD từ những nhà tài trợ Đảng Cộng hòa – hơn ông Trump 600.000 USD. Số liệu lấy từ báo cáo của Ủy ban bầu cử Liên bang.
Báo cáo cũng đến trong bối cảnh nhiều thành viên máu mặt trong Đảng Cộng hòa công khai từ chối ủng hộ ứng cử viên Đảng nhà. Trong những cái tên chủ chốt có Maine Sen, Susan Collins. Cả hai Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đều tuyên bố sẽ không ủng hộ vị tỷ phú nhiều tai tiếng đến từ New York này.
Trong cùng ngày hôm đó, 50 cựu quan chức an ninh Đảng Cộng hòa cũng ký một bức thư công khai thái độ không ủng hộ dành cho ông Trump.
Nga - Trung tập trận ở Biển Đông: Tướng Mỹ nói thẳng
"Cuộc tập trận mang tên Joint-Sea 2016 không nên diễn ra ở Biển Đông, nơi đang có những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền".
Đó là nhận định của Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương, khi nói về cuộc tập trận hải quân giữa Nga với Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng 9 tới.
Theo AP, Đô đốc Swift khẳng định: “Còn có nhiều nơi khác để tiến hành tập trận. Vì thế tôi nghĩ đây là vấn đề gây quan ngại và những cuộc tập trận chung như thế không đóng góp gì cho ổn định ở khu vực”.
Ông Swift đồng thời nhấn mạnh bất kỳ quyết định nào của Trung Quốc nhằm thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông là “gây bất ổn về mặt quân sự”.
Cùng với đó đưa ra những tuyên bố trên khi đang có chuyến thăm Hạm đội Bắc Hải tại thành phố cảng Thanh Đảo, Trung Quốc, một phần trong nỗ lực nhằm xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa Hải quân hai nước.
Đô đốc Scott Swift - Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương
Trong bình luận với AP, đô đốc Swift cho biết việc Bắc Kinh không đưa ra được lời giải thích nào về lời từ chối vào phút chót cho nhóm tàu tấn công sân bay John C.Stennis cập cảng Hong Kong là một thất bại trong tính minh bạch quân sự.
Đô đốc Mỹ còn dẫn ra hai ví dụ về sự thiếu minh bạch là: Trung Quốc không cho phép tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis ghé Hồng Kông hồi đầu năm 2016, và Bắc Kinh không hề giải thích vì sao lại xây những nhà chứa máy bay, đồng thời nhấn mạnh việc thiếu minh bạch về mặt quân sự là “hành động gây bất ổn”.
Ông Swift cho biết thêm ông tự tin rằng Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông, mặc dù các quyết định là do Washington đưa ra.
Trước đó, ngày 28/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby trong cuộc họp báo thường kỳ tuyên bố đã biết về thông tin Nga - Trung chuẩn bị diễn tập quân sự ở Biển Đông.
"Như tôi đã nói nhiều lần, quân đội có nhiệm vụ diễn tập để củng cố khả năng, đó cũng là một phần của nhiệm vụ bảo vệ quốc gia. Và chúng tôi cũng làm điều đó.
Chúng tôi diễn tập quân sự song phương với nhiều nước. Như các quý vị biết, Trung Quốc cũng tham gia, hoặc được mời tham gia cuộc tập trận RIMPAC gần đây", thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lời ông Kirby nói.
Người phát ngôn cho hay, một số cuộc tập trận của Mỹ là song phương, một số khác đa phương. Ông Kirby hy vọng, Trung Quốc và Nga sẽ theo đuổi cơ hội diễn tập đa phương hoặc song phương.
Hải quân Nga và Trung Quốc tập trận chung ngoài khơi Thượng Hải đầu năm 2014
"Nhưng cũng giống như những gì chúng tôi đã làm trong các cuộc diễn tập quân sự, chúng tôi hy vọng tập trận quân sự Nga - Trung sẽ tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế”, ông Kirby nói.
Dự báo về việc liệu cuộc diễn tập Nga-Trung có làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông hay không, ông Kirby trả lời: "Bản chất của các cuộc diễn tập không nhằm, và không cần thiết phải gây thêm căng thẳng. Tập trận là để trau dồi khả năng. Nó không diễn ra theo cách gây căng thẳng.
Nhưng nó thực sự phụ thuộc vào cách thức tiến hành. Như tôi đã nói, chúng tôi kỳ vọng cuộc tập trận Nga-Trung sẽ tuân thủ các nghĩa vụ và luật pháp quốc tế”.
Trước đó, trong thông báo ngày 28/7, Trung Quốc chỉ nói vắn tắt là cuộc tập trận với Nga sẽ diễn ra vào tháng 9. Dự kiến tham gia cuộc tập trận Nga-Trung năm nay là Hạm đội Nam Hải - hạm đội chịu trách nhiệm ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói rằng, cuộc tập trận sẽ diễn ra cả trên biển và trên đất liền, là "diễn tập thường kỳ" giữa Nga và Trung Quốc, và không nhằm đến bên thứ ba. (Đất Việt)
Trung Quốc lắp radar trên giàn khoan: Tiếp tục lớn tiếng
''Nhật Bản không có quyền can thiệp vào việc Bắc Kinh lắp đặt thiết bị radar trên một giàn khoan khí đốt ở biển Hoa Đông.''
Tuyên bố trên được Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Nhật Bản lên tiếng phản đối sau khi Trung Quốc tiến hành lắp đặt thiết bị radar trên một giàn khoan khí đốt ở Biển Hoa Đông.
Cụ thể, bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 6/8 cho rằng, thiết bị radar này được xây dựng trên một trong số 16 giàn khoan khí đốt ở gần đường ranh giới giữa hai bên có thể được sử dụng cho các mục đích quân sự trong tương lai.
Nhật Bản đã thúc giục Trung Quốc dừng phát triển hệ thống giàn khoan khí đốt và dỡ bỏ radar càng sớm càng tốt.
Radar quân sự được cho là lắp đặt trên giàn khoan Trung Quốc đặt tại biển Hoa Đông
Từng trao đổi với Đất Việt về phản ứng này của phía Nhật Bản, Thạc sĩ Luật Hoàng Việt, Đại học Luật TP HCM (Nhà nghiên cứu các tranh chấp trên biển Đông, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông kiêm cố vấn học thuật của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa) phân tích:
''Việc radar quân sự của Trung Quốc được lắp trên giàn khoan là điều gây căng thẳng và đáng lo ngại của Nhật Bản, do đó họ mới yêu cầu Trung Quốc giải thích hành động này.
Việc đưa một giàn khoan ra biển thực sự không mang lại nhiều lo ngại nếu chỉ nhằm mục đích thăm dò dầu khí. Tuy nhiên, trên giàn khoan này nếu có thiết bị radar quân sự thì là điều phải xem xét lại bởi việc thăm dò dầu khí không cần thiết đến sử dụng radar.
Do vậy, nhiều khả năng cho thấy Trung Quốc đang dùng giàn khoan để ngụy trang cho số radar theo dõi nhằm mục đích do thám, xem xét năng lực, thông số các phương tiện quân sự của đối phương.
Giàn khoan dầu khí vốn là một hệ thống kết cấu trên biển có thể di chuyển được. Việc lắp radar, đặc biệt là radar quân sự như cáo buộc của Nhật Bản sẽ biến giàn khoan dầu này trở thành một phương tiện quân sự được ngụy trang dưới một thiết bị dân sự hoàn hảo.
Radar được lắp tại giàn khoan trên biển có thể tạo ra nhiều lợi thế đối với Trung Quốc như do thám các thiết bị trong phạm vi kiểm soát trên vùng trời và dưới vùng biển.''
Mưu đồ của Trung Quốc
Đáp trả lại những cáo buộc từ phía Nhật Bản, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, thiết bị radar được lắp đặt tại vùng biển không có tranh chấp thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Đây là hệ thống camera hồng ngoại thông thường để giám sát khu vực xung quanh vì lý do an ninh. Vị quan chức này nói thêm rằng Nhật Bản đang làm ầm lên về những vấn đề nhỏ mà không rõ ý đồ là gì.
Về động thái của Trung Quốc trong vụ việc này, Thạc sĩ Luật Hoàng Việt nhận định, trước mắt Trung Quốc đang do thám các thiết bị quân sự từ phía Nhật Bản thông qua các radar quân sự này.
''Việc này tạo cho Trung Quốc có khả năng nắm bắt các hoạt động quân sự và dân sự cả vùng biển và vùng trời diễn ra trên vùng radar giám sát. Điều này đã là bước tiến cho việc lập ADIZ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang thử xem xét thái độ, phản ứng của các quốc gia ra sao. Nếu Nhật Bản làm không đủ mạnh, Trung Quốc sẽ sẵn sàng làm tới như họ đã từng làm ở Biển Đông với Việt Nam.
Việc đặt một giàn khoan ra ngoài vùng biển tranh chấp và lắp đặt radar quân sự lên đó có thể không đơn phương gây ảnh hưởng lớn nhưng đứng giữa bối cảnh Trung Quốc luôn luôn có một chuỗi các hành động gây căng thẳng trên biển tranh chấp một cách liên tục sẽ khiến các quốc gia lo ngại.'' ông Việt nhấn mạnh.
Trước đó, vào năm 2008 Nhật Bản và Trung Quốc đã từng nhất trí rằng hai bên sẽ cùng hợp tác phát triển những mỏ khí đốt ở khu vực mà 2 nước có vùng đặc quyền kinh tế chồng chéo. Thế nhưng, các cuộc đàm phán về một hiệp định mới đã bị đình trệ. Hiện tại, phía Trung Quốc vẫn đơn phương tiếp tục phát triển các mỏ khí này.(Đất Việt)