Trung-Mỹ ghi nhận bất đồng sau kết thúc đối thoại
“Gót chân Asin” của Ả rập Xê út
Trung Quốc 'cứng đầu' giữ lập trường về Biển Đông
Mỹ triển khai liền lúc 6 cụm tác chiến tàu sân bay
"Phớt lờ" lệnh trừng phạt, Triều Tiên lại sản xuất nhiên liệu hạt nhân
Tin thế giới đọc nhanh sáng 13-07-2016: Phán quyết Biển Đông
- Cập nhật : 13/07/2016
Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông
Sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) The Hague về vụ kiện Philippines - Trung Quốc, Mỹ liền kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết và tránh có hành động khiêu khích.
Người dân Philippines vỡ òa sau phán quyết của tòa PCA The Hague về vụ kiện Biển Đông - Ảnh: Reuters
“Quyết định hôm nay của phiên tòa phân xử Philippines - Trung Quốc đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên Biển Đông” - Reuters dẫn lời người phát ngôn bộ ngoại giao Mỹ John Kirby khẳng định.
Ông Kirby cho biết Mỹ vẫn đang nghiên cứu phán quyết và không có bình luận gì về lý lẽ của vụ kiện nhưng Washington ủng hộ các nỗ lực giải quyết tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình.
PCA hôm 12-7 phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý.
Trung Quốc, trước đó đã tẩy chay các phiên điều trần tại tòa, tiếp tục tuyên bố không thừa nhận phán quyết và cho biết các lực lượng vũ trang của Bắc Kinh sẽ bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải.
Người phát ngôn Mỹ nhấn mạnh các nước tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã đồng ý về tiến trình giải quyết tranh chấp bắt buộc và quyết định của PCA là phán quyết cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Quốc và Philippines.
"Hy vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình. Sau quyết định quan trọng này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên để tránh đưa ra các tuyên bố hoặc hành động khiêu khích" - ông Kirby nói.
Trong khi đó ở châu Á, Indonesia mới đây cũng lên tiếng kêu gọi các bên liên quan đến tranh chấp Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế sau phán quyết của PCA.
“Indonesia một lần nữa kêu gọi các bên kềm chế và tránh hành động làm gia tăng căng thẳng, cũng như bảo vệ khu vực Đông nam á khỏi bất cứ hành động quân sự nào có thể đe dọa đến hòa bình và ổn định, và tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS” - tờ Jakarta Post dẫn tuyên bố của bộ ngoại giao Indonesia.(TT)
Tập Cận Bình tuyên bố 'không chấp nhận' phán quyết của tòa trọng tài
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ tòa trọng tài đối với "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương đưa ra để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói Trung Quốc "cống hiến cho duy trì hòa bình và ổn định" ở Biển Đông nhưng sẽ "không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ tòa án liên quan đến tranh chấp", Reuters đưa tin.
Trước đó, jãng thông tấn Trung Quốc Xinhua hôm nay cho biết Trung Quốc "không chấp nhận và không công nhận" phán quyết từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), The Hague, Hà Lan, về "đường lưỡi bò".
Hãng này mô tả tòa án đã ra "phán quyết yếu kém" về Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát thông cáo ngang nhiên cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền đối với các đảo" ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Cơ quan này bao biện rằng lập trường của Bắc Kinh là "phù hợp với luật pháp quốc tế" và các đảo "có vùng đặc quyền kinh tế, nơi người dân Trung Quốc hoạt động tại đây từ hơn 2.000 năm trước".
Apple Daily dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố rằng phán quyết của tòa là "vô hiệu" và "không có sự ràng buộc" với Trung Quốc. Ông cáo buộc phán quyết về "đường lưỡi bò" gây "gia tăng căng thẳng" trong khu vực, làm "tổn hại nghiêm trọng" đến hòa bình và ổn định chính trị ở Biển Đông.
Bình luận trên được đưa ra ngay sau khi tòa trọng tài PCA ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự đưa ra để đòi chủ quyền với Biển Đông. Theo PCA, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". Tuyên bố đòi quyền lịch sử dựa trên "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc.
Trong bản phán quyết dài 497 trang, Tòa Trọng tài thuộc PCA cũng kết luận không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc. Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, đang bị Đài Loan kiểm soát cũng không thể tạo ra EEZ.
Theo Tòa Trọng tài, Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa. Tòa khẳng định các tàu hành pháp Trung Quốc tạo ra nguy cơ xảy ra va chạm cao khi tiếp cận tàu Philippines, StraitsTimes dẫn phán quyết của tòa.
Phán quyết cho rằng Trung Quốc đã cản trở các quyền của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough bằng cách ngăn họ tiếp cận khu vực này. Ngoài ra, việc Trung Quốc cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia trong quá trình giải quyết tranh chấp.(VNEX)
Phán quyết PCA là phép thử cho tình đoàn kết ASEAN
Giới phân tích nhận định phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) về tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông sẽ là phép thử cho sự đoàn kết của các thành viên ASEAN.
Phần lớn chuyên gia đều tin rằng phán quyết sẽ có lợi cho Philippines. Khi nộp đơn kiện vào năm 2013, Manila cũng yêu cầu PCA bác bỏ đường chín đoạn vô căn cứ của Bắc Kinh. “Nó như chiếc lưới đánh cá phủ hết cả vùng biển” - Bangkok Post dẫn lời chuyên gia Somkiat Onwimon mô tả.
Trung Quốc ngay từ đầu đã từ chối tham gia phiên tòa, cho rằng PCA không có thẩm quyền phân xử tranh chấp này. Bắc Kinh đến nay vẫn tuyên bố không thừa nhận kết quả phán quyết.
Tuy nhiên giới chuyên gia lo ngại các nước ASEAN sẽ chia rẽ sau phán quyết. Campuchia đã khẳng định không ủng hộ việc ASEAN ra tuyên bố chung ủng hộ kết quả phiên tòa.
Ngược lại, một số quốc gia đã tỏ thái độ mạnh mẽ như Tổng thống Indonesia Joko Widodo tổ chức họp nội các trên tàu chiến tại vùng biển Natuna, nơi thường xảy ra đụng độ với tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép. Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan mới đây cũng khẳng định không ủng hộ nguyên tắc “kẻ mạnh có quyền”.
Trong khi đó, Thái Lan lại dè dặt bởi mối quan hệ với Trung Quốc ngày một khắng khít sau cuộc đảo chính năm 2014 khiến Bangkok chịu một số cấm vận của phương Tây.
Tuy nhiên nhà khoa học chính trị Thitinan Pongsudhirak thuộc Đại học Chulalongkorn của Thái Lan cho rằng phán quyết cũng có thể là cơ hội để ASEAN và Trung Quốc hợp tác theo các nguyên tắc chung.
“Không đáng khi liên quan đến tranh chấp đảo với các nước láng giềng nhỏ hơn và rồi phớt lờ phán quyết quốc tế về tranh chấp đó trong khi mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là trở thành một siêu cường. Với thói ứng xử đó thì sẽ không thể nào trở thành một cường quốc được tôn trọng” - ông Thitinan nhận định.
Bên ngoài khối, các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc... đều yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và tuân thủ phán quyết của PCA.(TT)
Lực lượng khẩn cấp Bắc Kinh trực chiến trước phán quyết 'đường lưỡi bò'
Cơ quan phụ trách các vấn đề khẩn cấp của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ra thông báo về "trạng thái thời chiến" trước phán quyết của Tòa Trọng tài.
Theo Apple Daily, Văn phòng Ủy ban các vấn đề khẩn cấp của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc hôm nay yêu cầu các đơn vị trực thuộc đặt vào "trạng thái thời chiến". Động thái này được coi là có liên quan đến phán quyết "đường lưỡi bò" mà Tòa Trọng tài Thường trực ban hành chiều nay.
Văn phòng Ủy ban các vấn đề khẩn cấp của Trung Quốc được đặt ở các tỉnh, phụ trách xử lý những vấn đề khẩn cấp như thiên tai, an ninh công cộng. Thông báo nêu rõ các đơn vị trực thuộc Văn phòng Ủy ban ở thủ đô Bắc Kinh phải trực chiến 24/24 từ 8h sáng nay đến hết ngày 17/7.
Truyền thông Hong Kong cho rằng Trung Quốc lo ngại phán quyết "đường lưỡi bò" của Tòa Trọng tài sẽ khiến người dân phản ứng tiêu cực. An ninh trước cửa đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh đã được thắt chặt, ít nhất 20 cảnh sát mặc sắc phục, hai xe tải chở hàng rào ngăn cản đám đông đã được bố trí ở khu vực này.
Hôm nay, PCA ra phán quyết Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". Tuyên bố đòi quyền lịch sử dựa trên "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc.
Trong bản phán quyết dài 497 trang, Tòa Trọng tài thuộc PCA cũng kết luận không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc.
Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc ra PCA từ năm 2013. Trung Quốc khăng khăng không tham gia vụ kiện và không chấp nhận phán quyết của tòa.
Trung Quốc bị "trúng đòn pháp lý mạnh mẽ"
Giới phân tích nhận định phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague - Hà Lan về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc đã giáng một "đòn pháp lý mạnh mẽ" vào yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông.
Chuyên gia Ian Storey của Viện ISEAS Yusof Ishak (Singapore) nhận định Bắc Kinh dĩ nhiên là sẽ phản ứng giận dữ và có thể leo thang khiêu khích tạibiển Đông này để đáp trả phán quyết của PCA. Tuy nhiên , đài BBC dẫn lời các nhà quan sát cho rằng danh tiếng của Bắc Kinh trên trường quốc tế sẽ bị tổn hại nếu nước này làm thế.
Trong khi đó, ông Paul Reichler, luật sư người Mỹ đóng vai trò trưởng nhóm cố vấn pháp lý cho chính phủ Philippines trong vụ kiện, ca ngợi chiến thắng của Manila trước Bắc Kinh.
The ông Reichler, đây không chỉ là chiến thắng của Philippines mà còn là chiến thắng của nền pháp trị và các mối quan hệ quốc tế. Ông nói thêm phán quyết đã làm gia tăng sức mạnh của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Người Philippines biểu tình phản đối bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP Makati trước thềm phán quyết của PCA hôm 12-7. Ảnh: AP
Một số chuyên gia thậm chí cho rằng phán quyết của PCA đi xa hơn dự đoán của nhiều người. "Tòa án đã bác bỏ hoàn toàn đường 9 đoạn. Đó là phán quyết mạnh nhất mà họ có thể đưa ra. Trung Quốc đối mặt một phán quyết bất lợi hơn dự đoán của mọi người" - bà Yanmei Xie, nhà phân tích của Tổ chức Nghiên cứu khủng hoảng Quốc tế (ICG, trụ sở ở TP Brussels - Bỉ), nhận định.
Theo tờ Financial Review (Úc), phán quyết sẽ tăng sức ép buộc Trung Quốc chấm dứt chương trình bồi đắp, xây dựng trái phép ở biển Đông.(NLĐ)