tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 07-06-2016

  • Cập nhật : 07/06/2016

NATO khởi động cuộc diễn tập lớn nhất từ trước đến nay

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hôm nay bắt đầu cuộc diễn tập chung tại Ba Lan với hơn 30.000 quân tham gia.
cuoc dien tap cua nato tai ba lan co quy mo lon nhat tu truoc den nay. anh minh hoa: afp

Cuộc diễn tập của NATO tại Ba Lan có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Ảnh minh họa: AFP

Với tên gọi Anaconda-16, cuộc diễn tập này do Ba Lan chủ trì tại thủ đô Warsaw và kéo dài đến ngày 16/6, hãng AP đưa tin.

Khoảng 31.000 quân từ Ba Lan, Mỹ, 17 nước thành viên khác của NATO và 5 quốc gia đối tác tham gia, mục đích là kiểm tra sự phối hợp giữa các chỉ huy và quân trong khối nhằm đáp trả các mối đe dọa về quân sự, hóa học và từ mạng. 

Theo Sputnik, có 3.000 phương tiện, 105 máy bay và 12 tàu hải quân tham gia. 5 nước đối tác của NATO là Macedonia, Phần Lan, Georgia, Thụy Điển và Ukraine. Mỹ có số lượng quân lớn nhất là 14.000 người.

Đây là một phần chương trình diễn tập của NATO, được tổ chức vài tuần trước khi khối này có cuộc họp thượng đỉnh quan trọng tại Warsaw. Dự kiến NATO đưa ra quyết định quan trọng về số lượng quân và thiết bị sẽ đặt tại Ba Lan và ở các nước thuộc Baltic. Những nước này đặc biệt quan ngại về cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine.

Anaconda được Ba Lan đưa ra từ 2006 và dần dần có sự tham gia của các thành viên NATO. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh các nước trung và đông Âu đang tìm kiếm những sự bảo đảm an ninh mạnh mẽ khi họ lo ngại về những hành động của Nga thời gian qua.

Moscow gần đây cho biết bất kỳ sự hiện diện nào của quân đội thuộc NATO gần biên giới Nga đều là mối đe dọa tới an ninh của nước này, cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả.


Đài Loan sẽ không công nhận ADIZ Trung Quốc trên biển Đông

Người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan hôm nay (6-6) tuyên bố Đài Loan sẽ không công nhận bất kỳ vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) nào do Trung Quốc lập ra trên biển Đông.

“Chúng tôi sẽ không công nhận bất kỳ ADIZ nào do Trung Quốc lập ra” - người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan Feng Shih-kuan khẳng định trước các nhà làm luật trong một phiên họp ngày 6-6.

Tuyên bố của ông Feng được đưa ra trong bối cảnh cơ quan an ninh hàng đầu của Đài Loan cảnh báo việc Trung Quốc lập ADIZ như vậy trên biển Đông có thể gây gia tăng căng thẳng khu vực.

Giới chức Mỹ lo ngại khi tòa trọng tài ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại các tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ tuyên bố lập ADIZ ở biển Đông như nước này đã đơn phương làm trên biển Hoa Đông vào năm 2013.

nguoi dung dau co quan quoc phong dai loan feng shih-kuan (giua) khang dinh dai loan se khong cong nhan bat ky vung nhan dang phong khong (adiz) nao do trung quoc lap ra tren bien dong. anh: straitstimes

Người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan Feng Shih-kuan (giữa) khẳng định Đài Loan sẽ không công nhận bất kỳ vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) nào do Trung Quốc lập ra trên biển Đông. Ảnh: STRAITSTIMES

Philippines đã đệ trình vụ kiện chống lại “đường lưỡi bò” phi lý mà Trung Quốc vẽ ra để đòi chủ quyền ở biển Đông lên Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan và phán quyết dự kiến sẽ được đưa ra trong vài tuần tới.

Nhật Bản và Mỹ đã lên tiếng phản đối dữ dội sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố lâp vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông hồi năm 2013, mà theo đó các máy bay khi vào vùng này phải chịu sự kiểm soát của Trung Quốc.

Trung Quốc không xác nhận và cũng không từ chối các kế hoạch lập ADIZ trên biển Đông. Bắc Kinh nói rằng quyết định như vậy sẽ được đưa ra dựa trên mức độ đe dọa và thẳng thừng tuyên bố nước này có quyền lập ADIZ.

“Chúng tôi không loại trừ khả năng Trung Quốc lập ADIZ trên biển Đông. Nếu Trung Quốc làm điều đó, nước này có thể sẽ gây ra một làn sóng căng thẳng mới trong khu vực” - theo cơ quan an ninh Đài Loan.

Trước đó, hôm 5-6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Mỹ sẽ xem bất kỳ hành động lập ADIZ nào của Trung Quốc ở biển Đông là một động thái “khiêu khích và gây mất ổn định”.

hinh anh do trung tam nghien cuu chien luoc va quoc te (csis) cung cap cho thay trung quoc xay cac cong trinh quan su trai phep tren da xu bi thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh: csis

Hình ảnh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cung cấp cho thấy Trung Quốc xây các công trình quân sự trái phép trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Tuy nhiên, theo GS Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc, Trung Quốc vẫn chưa đủ khả năng để làm điều đó. Ông Thayer cho biết Trung Quốc mặc dù mở rộng hiện diện ở biển Đông nhưng nước này không có sự hiện diện của hậu cần và bảo trì nhằm phục vụ việc triển khai các thiết bị quân sự cần thiết trong một thời gian dài để thực thi ADIZ.

Cơ quan quốc phòng Đài Loan cho biết Trung Quốc đang tăng cường hiện diện quân sự ở biển Đông với việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không, máy bay không người lái và các tàu tấn công nhanh bằng tên lửa ở biển Đông. Các nước trong và ngoài khu vực đã lên tiếng phản đối những động thái gây bất ổn này của Bắc Kinh.(PLO)


Ukraine bắt kẻ âm mưu 15 vụ tấn công khủng bố Euro 2016

Cơ quan an ninh Ukraine hôm nay thông báo bắt một người đàn ông Pháp âm mưu thực hiện 15 vụ tấn công khủng bố trước và trong thời gian diễn ra Euro 2016.
canh sat phap tham gia dien tap tan cong phia ngoai san van dong grand stade o decines, gan lyon, phap, ngay 30/5. anh: reuters.

Cảnh sát Pháp tham gia diễn tập tấn công phía ngoài sân vận động Grand Stade ở Decines, gần Lyon, Pháp, ngày 30/5. Ảnh: Reuters.

AFP dẫn lời Vasyl Grytsak, giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (SBU), cho biết người đàn ông vừa bị bắt, công dân Pháp, âm mưu cho nổ tung "một nhà thờ Hồi giáo, một giáo đường Do Thái, các tổ chức thu thuế, đơn vị cảnh sát tuần tra và nhiều địa điểm khác".

Theo Grytsak, người này có "5 khẩu Kalashnikov, hơn 5.000 viên đạn, hai súng phóng lựu chống tăng, 125 kg thuốc nổ TNT, 100 kíp nổ, 20 mũ trùm kín mặt và nhiều thứ khác".

"Hắn định thực hiện 15 vụ tấn công khủng bố", Grytsak nói. Hắn đã liên hệ với các nhóm vũ trang Ukraine để mua vũ khí và chất nổ.

Vụ bắt giữ xảy ra ngay trước khí vòng chung kết giải bóng đá vô địch châu Âu (Euro 2016), kéo dài một tháng, bắt đầu ở Paris ngày 10/6. Euro 2016 có sự tham gia của những đội bóng mạnh nhất châu lục và thu hút hàng trăm nghìn người hâm mộ. Giải đấu dự kiến thu hút khoảng hai triệu người hâm mộ đến các thành phố ở khắp nước Pháp.

Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước đã cảnh báo công dân nước này về nguy cơ xảy ra các vụ tấn công khủng bố trong thời gian diễn ra Euro 2016


Trung Quốc bất ngờ giảm 'nhũng nhiễu' tại Scarborough

 Lực lượng hải cảnh Trung Quốc những tuần gần đây đã bớt dần các hoạt động chặn ngư dân Philippines ở quanh khu vực bãi cạn Scarborough trên biển Đông, theo cố vấn quốc phòng Philippines và nguồn tin thân cận với Hải quân Trung Quốc.

Tờ South China  Morning Post (SCMP) dẫn lời ông Rommel Banlaoi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tình báo và an ninh quốc gia của Philippines, cho biết các tàu thuyền của Philippines đã bắt đầu đánh bắt cá gần bãi cạn Scarborough trong ba tuần qua mà không bị tàu Trung Quốc gây khó dễ. Động thái này được cho là nhằm “lấy lòng” chính quyền sắp tới của Philippines, Tổng thống mới đắc cử Rodrigo ­Duterte.

“Đây là tín hiệu tích cực” - ông Banlaoi phát biểu bên lề Diễn đàn an ninh Shangri-La hôm 5-6 tại Singapore. Ông cho biết thêm, một “tín hiệu tốt” nữa là Hải quân Philippines có thể tiến hành tuần tra gần bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) do Manila kiểm soát mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá ngầm này mà không bị lực lượng hải cảnh Trung Quốc quấy nhiễu.

bai can scarborough. nguon: atimes.com

Bãi cạn Scarborough. Nguồn: atimes.com

Rommel Banlaoi cũng cho hay Tổng thống vừa đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte đã gặp gỡ đại sứ Trung Quốc tại Manila. Một nguồn thân cận với Hải quân Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đang cố gắng giảm bớt giọng điệu thù địch với Manila trước khi Tòa Trọng tài quốc tế La Haye (Hà Lan) đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.

“Tòa án Trọng tài thường trực ở La Haye dự kiến sẽ đưa ra phán quyết trong tháng này, đây là một lý do quan trọng nữa khiến Trung Quốc nhượng bộ trong tranh chấp chủ quyền ở Scarborough” - nguồn tin nói.

Andrei Chang, nhà sáng lập tạp chí quân sự Kanwa Asian Defence, nói rằng Trung Quốc đã áp dụng cách tiếp cận thận trọng trong vấn đề bãi cạn Scarborough kể từ khi Lầu Năm Góc cảnh báo sẽ “hành động” nếu Bắc Kinh tiếp tục các hoạt động bồi lấp, cải tạo trái phép ở đây.

Li Jie, một chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, bình luận rằng Trung Quốc sẽ giữ quan hệ hòa hảo này trước thời điểm nhậm chức tổng thống của ông Duterte vào cuối tháng 6.

Bãi cạn Scarborough nằm cách bờ biển Philippines khoảng 230 km và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 2012. Trong bài phát biểu cuối tuần qua tại Diễn đàn an ninh Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã cảnh báo nếu Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi cạn Scarborough của Philippines trên biển Đông, Mỹ và các nước khác buộc phải hành động.

Đầu năm nay, Manila đã thông báo Philippines sẽ thiết lập ít nhất tám căn cứ quân sự cho lực lượng Mỹ, trong đó có hai căn cứ không quân ở Pampanga, cách bãi cạn Scarborough.


Ông Tập kêu gọi Mỹ 'tin cậy lẫn nhau' ở Biển Đông

Trong cuộc đối thoại thường niên Mỹ - Trung khai mạc hôm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước.
ngoai truong my john kerry (trai) gap go ong tap can binh tai bac kinh. anh:reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) gặp gỡ ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Ảnh:Reuters

Phát biểu về sự cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung ở Biển Đông, ông Tập cho rằng hai nước "có lợi ích chung to lớn" và nên "học cách hợp tác",Sputnik hôm nay đưa tin. Ông Tập cũng kêu gọi xây dựng lòng tin lẫn nhau và tránh đối đầu trong các vấn đề gây chia rẽ.

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi Mỹ nên duy trì đối thoại thường xuyên, nỗ lực vì lợi ích chung, thay vì "xây dựng những nhóm bạn bè riêng".

Tuy nhiên, về cách giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, ông Tập lặp lại tuyên bố "đàm phán song phương", từ chối đa phương hóa, quốc tế hóa. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng các tranh chấp ở Biển Đông nên được "giải quyết theo luật pháp quốc tế". 

"Mỹ mong đợi giải pháp hòa bình cho các tranh chấp tại Biển Đông và phản đối bất cứ quốc gia nào giải quyết vấn đề qua các hành động đơn phương", ông Kerry nói.

Mỹ và Trung Quốc đang có cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế lần thứ 6 bắt đầu hôm nay tại Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông. Mỹ chỉ trích Trung Quốc cải tạo, bồi lấp phi pháp đảo nhân tạo ở Trường Sa, đồng thời thực hiện nhiều cuộc tuần tra tự do hàng hải trên vùng biển này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục