tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 13-07-2016

  • Cập nhật : 13/07/2016

"Trung Quốc chỉ quan tâm tới bản thân bất chấp luật pháp quốc tế"

tong thong philippines rodrigo duterte. (nguon: epa/ttxvn)

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Tờ Wall Street Journal ngày 7/7 cho biết, theo những nguồn tin nội bộ, các quan chức Trung Quốc hiện đang nghiên cứu kỹ lưỡng vụ kiện của Nicaragua như một tiền lệ cho phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) sắp tới, nhằm đối phó với phản ứng dư luận quốc tế. 

Quyết tâm của Trung Quốc trong việc bác bỏ phán quyết của PCA là điều hiếm hoi, nhưng không phải chưa từng có tiền lệ. 

Đã từng có một sự kiện tương tự xảy ra trong quá khứ với bên bác bỏ phán quyết chính là Mỹ.

Năm 1986, Tòa án Quốc tế tại La Haye đưa ra phán quyết có lợi cho Nicaragua trong vụ kiện Mỹ đã hỗ trợ lực lượng nổi dậy Contra tại Nicaragua nhằm phá hoại chính quyền xã hội chủ nghĩa tại đây. 

Mỹ đã tẩy chay toàn bộ phiên tòa, cho rằng tòa không có quyền xét xử vụ kiện này, đồng thời từ chối tuân thủ phán quyết. 

Mỹ sau đó còn dùng vai trò ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để bác bỏ một nghị quyết yêu cầu Mỹ tuân thủ phán quyết, dù đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua.

Washington chỉ chịu dừng hỗ trợ lực lượng nổi dậy khi bị Quốc hội Mỹ ngăn cản vào năm 1988.

Vụ kiện Biển Đông của Philippines cũng là một trường hợp tương tự khi một nước nhỏ chống lại một láng giềng khổng lồ. 

Dù vậy, Trung Quốc sẽ sớm nhận ra rằng, dù họ có thể đàm phán với Philippines để tránh thực thi kết quả vụ kiện, nhưng họ vẫn sẽ phải đối mặt với một áp lực to lớn trong tham vọng hàng hải của mình.

Mỹ và các nước đồng minh sẽ tăng cường thách thức các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc thông qua các cuộc tuần tra tự do hàng hải (FONOP). Những nước có tranh chấp khác cũng có thể sẽ kiện Trung Quốc. 

Cuối cùng, sau hàng chục năm đóng vai trò người ủng hộ các quốc gia nhỏ đang phát triển, Trung Quốc sẽ bị nhìn nhận là đang hành xử như một siêu cường chỉ quan tâm tới bản thân và bất chấp luật pháp quốc tế.(VN+)


Lính Trung Quốc thiệt mạng ở Nam Sudan

Một lính gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Trung Quốc thiệt mạng khi chiếc xe bọc thép tuần tra bị pháo kích trong những cuộc giao tranh ở Nam Sudan.

canh sat va binh linh nam sudan tren duong pho hom 10/7. anh: reuters.

Cảnh sát và binh lính Nam Sudan trên đường phố hôm 10/7. Ảnh: Reuters.

Theo Global Times, giao tranh nổ ra ở thủ đô Juba của Nam Sudan hôm 10/7, khi lính của Tổng thống Salva Kiir bị cáo buộc tấn công trụ sở của Phó tổng thống Riek Machar, khiến ít nhất 150 binh sĩ thiệt mạng.

Một binh sĩ Trung Quốc lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc thiệt mạng và 6 người bị thương khi chiếc xe bọc thép chở họ bị trúng đạn pháo trên đường. Tổng thống Kiir chưa có bình luận nào về vụ việc. Trung Quốc đã xác nhận thông tin này. 

Hôm nay, giao tranh tiếp tục nổ ra giữa hai phe, bất chấp việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu các bên kiềm chế bạo lực. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đã yêu cầu các công dân Mỹ rời Nam Sudan nếu không có nhiệm vụ cấp bách.

Việt Nam cũng cử hai sĩ quan đi làm nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan và họ  nhận nhiệm vụ từ đầu tháng 7 này. 


Gorbachev chỉ trích NATO "chuẩn bị chiến tranh nhắm vào Nga"

cuu lanh dao lien xo mikhail gorbachev (nguon: sputnik)

Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev (Nguồn: Sputnik)

Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ngày 9/7 đã lên án việc Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh tại Warsaw (Ba Lan) là nhằm chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhắm vào Nga.

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên kênh Echo Moskvy, ông Gorbachev đã chỉ trích tầm nhìn của NATO là "ngắn hạn và nguy hiểm."

"Đó là bước đi dẫn tới căng thẳng và đổ vỡ. Châu Âu đang bị chia rẽ, thế giới cũng vậy. Đó là một con đường sai lầm cho cộng đồng quốc tế," ông Gorbachev cho hay.

Theo cựu lãnh đạo Xô viết, việc triển khai 4 tiểu đoàn tại Ba Lan và các nước Baltic, sát biên giới với Nga, NATO đã tiến gần hơn nữa tới Chiến tranh Lạnh và cuộc chạy đua vũ trang mới.

Ông Gorbachev cũng kêu gọi Moskva không phản ứng trước bất kỳ khiêu khích nào, nhưng cũng sẵn sàng ngồi vào bàn đám phán.

Theo kế hoạch, ​bốn tiểu đoàn được NATO triển khai sẽ do Mỹ, Đức, Anh và Canada đứng đầu.​ Bốn tiểu đoàn tại Litva, Latvia, Estonia và Ba Lan có số lượng mỗi đơn vị từ 800-1.200 người.

Trước đó, ngày 7/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh sẽ không có chuyện Nga "bỏ qua không có lời đáp trả" đối với kế hoạch tăng cường hoạt động quân sự tại sườn phía Đông của NATO.

Theo bà Zakharova, nội dung thảo luận chính của cuộc họp sắp tới giữa Nga và NATO dự kiến vào ngày 13/7 tới sẽ là về những quyết định của NATO về tăng cường hoạt động tại sườn phía Đông của khối này và những hậu quả đối với mọi khía cạnh của an ninh châu Âu.


Obama: Đồng minh châu Âu lúc nào cũng có thể trông cậy vào Mỹ

tong thong my barack obama. (anh: epa/ttxvn)

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: EPA/TTXVN)

Ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu rằng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, các đồng minh châu Âu của Mỹ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lúc nào cũng có thể trông cậy vào nước này.

"Trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn, lúc nào châu Âu cũng có thể trông cậy vào Mỹ. Luôn luôn là như vậy," ông Obama tuyên bố trong phiên bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra trong 2 ngày qua của NATO tại thủ đô Warsaw của Ba Lan.

Theo Tổng thống Mỹ, liên minh quân sự gồm 28 quốc gia thành viên này đang "ở vào thời khắc quan trọng," cùng lúc đối mặt với nhiều thách thức, từ về an ninh, nhân đạo cho tới chính trị như mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cuộc khủng hoảng người di cư hay việc người dân Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU), vấn đề làm nảy sinh ngày càng nhiều những lo ngại về tương lai của châu Âu.

Nhân dịp này, nhà lãnh đạo nước Mỹ đã tái khẳng định cam kết của nước này đối với an ninh của châu Âu.

Tuy nhiên, ông Obama cũng cảnh báo các đồng minh trong NATO phải thực hiện nghĩa vụ của mình, đặc biệt trong việc thực hiện cam kết hạn chế cắt giảm ngân sách quốc phòng, dành ít nhất 2% tổng sản lượng kinh tế hàng năm cho chi tiêu quốc phòng.


Nhật Bản: Liên minh cầm quyền đã giành đa số tại Thượng viện

 

Theo Tân hoa xã, kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản diễn ra ngày 10/7 được công bố sáng 11/7 cho thấy liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe gồm Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Đảng Công minh đã giành đa số trong Thượng viện. 

Kết quả này đã dọn đường cho cải cách hiến pháp do số thượng nghị sỹ ủng hộ việc xem xét lại hiến pháp phản đối chiến tranh đã chiếm tỷ lệ 2/3 trong cơ quan lập pháp này. 

Trong cuộc bầu cử này, các ứng cử viên sẽ chạy đua giành một nửa số ghế trong Thượng viện Nhật Bản gồm 242 ghế. 

Kết quả cho thấy đảng LDP của Thủ tướng Abe đã giành được 55 ghế trong cuộc bầu cử này, đồng nghĩa với việc LDP giành tổng cộng 145 ghế cho liên minh cầm quyền trong Thượng viện. Đối tác nhỏ hơn trong liên minh cầm quyền là Đảng Công minh giành được 14 ghế.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục