Hillary Clinton nói sẽ “cứng rắn” với Trung Quốc nếu làm tổng thống
Triều Tiên thất bại trong phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm
Hồ sơ Panama hé lộ cách con trai cựu tổng thư ký LHQ kiếm triệu đô
Nga sẽ đáp lại sự hiện diện của Mỹ ở Châu Âu như thế nào?
Mỹ điện đàm, cam kết ủng hộ Myanmar
Tin thế giới đọc nhanh 06-06-2016
- Cập nhật : 06/06/2016
Sự nhũn nhặn bất thường của Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La
Đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia Đối thoại Shangri-La năm nay có vẻ được chuẩn bị tốt hơn, nhiều kinh nghiệm hơn năm ngoái, khi trưởng đoàn Đô đốc Tôn Kiến Quốc và các đồng nghiệp đều tỏ ra "nhũn nhặn" một cách bất thường với giới truyền thông, theo SCMP.
Chỉ hai giờ sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đăng đàn cáo buộc Trung Quốc "khiêu khích, gây bất ổn và tự cô lập", đoàn Trung Quốc đã tổ chức hai cuộc họp báo riêng rẽ với báo chí trong nước và quốc tế.
Các phóng viên rất ngạc nhiên khi cả hai cuộc họp báo đều do Chuẩn Đô đốc Quan Hữu Phi, vụ trưởng Vụ Đối ngoại Quân ủy Trung ương Trung Quốc chủ trì và đứng ra trả lời các câu hỏi thay cho người phát ngôn Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân.
Không giống như Dương Vũ Quân, người thường đọc nguyên văn một tuyên bố đã được chuẩn bị sẵn cho các buổi họp báo, ông Quan Hữu Phi trả lời các câu hỏi của phóng viên mà không cần văn bản chuẩn bị trước, với những lời lẽ trôi chảy và được đánh giá là sắc bén nhằm "phản pháo" những lời chỉ trích của Mỹ.
Năm ngoái, đoàn Trung Quốc tổ chức họp báo vào ngày cuối cùng của Đối thoại Shangri-La, sau khi Đô đốc Tôn phát biểu. Còn năm nay, tùy viên báo chí của đoàn Trung Quốc đã chủ động liên hệ với các phóng viên quốc tế và mời họ tham dự hai cuộc họp báo bất ngờ.Trong hơn 10 cuộc tiếp xúc song phương với bộ trưởng quốc phòng các nước trong khu vực suốt hai ngày vừa qua, Đô đốc Tôn Kiến Quốc luôn mỉm cười và tỏ ra nhũn nhặn hơn với những người đồng cấp so với năm ngoái.
Khi gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee hôm thứ sáu, ông Tôn bất ngờ nói: "Tôi có thể ôm ông một cái không, ông bạn cũ?". "Xin mời nói trước, vì cấp bậc của ông cao hơn của tôi", Tôn tỏ ra nhún nhường với ông Brownlee.
Đô đốc Tôn năm nay cũng thường xuyên mời các đối tác nói trước trong các cuộc tiếp xúc song phương, như một cử chỉ bày tỏ sự tôn trọng. Ông này thậm chí còn tự trào về tuổi tác của mình trước người đối diện: "Ông vẫn trẻ như hồi chúng ta gặp năm ngoái, còn tôi thì đang gì đi", Tôn nói với Tư lệnh quân đội Australia Mark Binskin.
Khi gặp Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov, ông Tôn bình luận rằng "đôi mắt sáng" của vị tướng 61 tuổi này đã gây ấn tượng mạnh với ông ngay từ lần gặp đầu tiên hồi năm ngoái.
Trong Đối thoại Shangri-La năm 2015, sau khi hứng chịu chỉ trích từ Mỹ và Nhật Bản vì những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, Đô đốc Tôn đã tỏ ra căng thẳng và cứng nhắc trong bài phát biểu của mình. Ông cũng bị báo chí nước ngoài chỉ trích vì không trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi của họ trong dịp này.
ASEAN cần thống nhất trong vấn đề Biển Đông
Theo Thủ tướng Thái Lan, ASEAN cần thống nhất trong vấn đề Biển Đông vì hoà bình và ổn định ở vùng biển này, đem lại lợi ích cho tất cả các bên.
Phát biểu tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 tối ngày 3/6, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã kêu gọi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần phát huy vai trò trong việc tạo sự cân bằng về an ninh trong khu vực.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong bài phát biểu dài 30 phút mở màn diễn đàn an ninh hàng đầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhà lãnh đạo Thái Lan nhấn mạnh rằng cấu trúc an ninh khu vực đang "thiếu sự cân bằng thích hợp" và Chiến tranh Lạnh kết thúc đã tạo ra một thế giới đa cực, không có những luật định rõ ràng làm gia tăng sự bất ổn định.
Thủ tướng Thái Lan đã đề cập đến nhiều thách thức đối với an ninh toàn cầu, gồm các mối đe dọa truyền thống như tranh chấp trên biển hay việc phát triển vũ khí hạt nhân, phi truyền thống như xung đột xã hội, kinh tế, quản trị kém, thiên tai, an ninh lương thực, khủng bố quốc tế, buôn lậu ma tuý, biến đổi khí hậu, khói mù độc hại, tội phạm mạng, đánh bắt cá trái phép, buôn người, di cư trái phép và dân số đang già đi...
Để giải quyết những thách thức này, Thủ tướng Thái Lan cho rằng các quốc gia cần tăng cường đối thoại để nâng cao hiểu biết, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cũng như đem đến cơ hội và sự hỗ trợ đối với các quốc gia gặp vấn đề trong nước. "Nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài để giải quyết vấn đề trong nước, tình hình có thể vượt tầm kiểm soát, ảnh hưởng đến an ninh của các nước khác. Chúng ta cần tìm thế cân bằng càng sớm càng tốt", ông nói.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Thái Lan cho rằng ASEAN có vai trò quan trọng trong việc thiết lập thế cân bằng mới trong khu vực. "Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn quan trọng song Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc và ASEAN còn quan trọng hơn", Thủ tướng Thái Lan khẳng định.
Liên quan đến vấn đề an ninh ở Biển Đông, Thủ tướng Prayuth hối thúc các bên chọn hợp tác thay vì đối đầu đồng thời cho rằng tất cả các bên cần tham gia hoạt động chung, mang tính xây dựng... để những tuyên bố chủ quyền không trở thành rào cản. Đặc biệt, theo Thủ tướng Thái Lan, ASEAN cần thống nhất trong vấn đề Biển Đông vì hoà bình và ổn định ở vùng biển này, đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Thủ tướng Thái Lan cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy tự do đi lại trên biển và trên không, ủng hộ giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Nhà lãnh đạo Thái Lan tin rằng việc thực thi đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) sẽ tạo ra môi trường có lợi cho việc giải quyết vấn đề và Thái Lan ủng hộ việc sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Cũng trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Thái Lan kêu gọi khôi phục đàm phán 6 bên để tránh việc tiếp tục cô lập Bình Nhưỡng và giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời đề nghị các quốc gia trong khu vực cần nhanh chóng loại trừ mối đe dọa khủng bố bằng cách hợp tác để ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố lây lan.
Trung Quốc tuyên bố phớt lờ phán quyết Biển Đông của tòa quốc tế
Quan Hữu Phi, chuẩn Đô đốc Trung Quốc kêu gọi Philippines đàm phán song phương thay vì quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Ảnh: SCMP.
"Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (PCA) đã vượt quá thẩm quyền trong vụ việc này", Chuẩn Đô đốc Quan Hữu Phi, vụ trưởng Vụ Đối ngoại, Quân ủy Trung ương Trung Quốc tuyên bố tại Đối thoại Shangri-la. Quan cho rằng PCA không có thẩm quyền trong những vụ việc tranh chấp lãnh thổ hoặc chủ quyền, do đó Trung Quốc từ chối tham gia, theo AP.
Philippines đã đệ đơn lên PCA, kiện yêu sách chủ quyền phi lý theo đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra, đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông. PCA năm ngoái tuyên bố có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện, bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia. Phán quyết có thể sẽ được đưa ra trong tháng này với lợi thế nghiêng về Philippines.
Tuy nhiên, Rodrigo Duterte, tổng thống mới đắc cử của Philippines mới đây tuyên bố sẽ đàm phán song phương với Trung Quốc. Ông Quan dẫn phát biểu của ông Duterte và cho rằng "cánh cửa đối thoại luôn được mở".
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nhấn mạnh luật pháp quốc tế ngày càng quan trọng với các quốc gia tại châu Á. "Các nước lớn nên hành xử một cách kiềm chế để tránh những tình huống nguy hiểm", ông Nakatani tuyên bố, ám chỉ Trung Quốc. Ông Nakatani cũng kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông ủng hộ phán quyết sắp tới của PCA.
"Bất kỳ phán quyết hay quyết định nào của tòa đều cần được thực hiện đầy đủ bởi các bên có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, phù hợp với luật pháp quốc tế liên quan", ông Nakatani nhấn mạnh.
Nhật - Hàn thiết lập đường dây nóng quốc phòng
Phát biểu sau cuộc gặp ba bên Mỹ - Nhật - Hàn bên lề Đối thoại Shangri-La ngày 4-6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Gen Nakatani, thông báo đã thống nhất thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa hai bộ quốc phòng Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ - Nhật – Hàn sau cuộc gặp ba bên ngày 4-6. Từ trái qua phải: Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản: Gen Nakatani; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Ashton Carter; Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc: Han Minkoo. Ảnh: Reuters
Reuters dẫn lời ông Nakatani nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tận dụng tối đa điện thoại trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp liên quan đến an ninh khi xảy ra một vụ phóng tên lửa, hơn nữa, cần có sự trao đổi và phối hợp giữa hai bộ quốc phòng hai nước”.
Đường dây mới thiết lập này cũng sẽ bao gồm một kênh liên lạc trực tiếp giữa bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ông Nakatani tiết lộ sẽ hai nước sẽ tiếp tục đàm phán về việc chia sẻ và bảo mật các thông tin về chương trình tên lửa của Triều Tiên.
Được biết, trước đây, để trao đổi các thông tin, hai bộ quốc phòng Nhật Bản và Hàn Quốc phải thông qua trung gian là Mỹ. Việc này nằm trong khuôn khổ Hiệp định thông tin quân sự chung (GSOMIA) được Mỹ ký kết với cả hai nước.
Theo Reuters, sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, một số người Hàn Quốc tỏ ra lo ngại khi Hàn Quốc có một hiệp định an ninh với Nhật Bản. Mặc dù là đồng minh của Mỹ, song cả Nhật Bản và Hàn Quốc đang vướng vào tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Dokdo/Takeshima.
Mỹ không định gây Chiến tranh Lạnh ở Biển Đông
"Mỹ không tìm cách gây ra bất cứ cuộc Chiến tranh Lạnh nào, hay chia rẽ hay đối đầu ở đây", Bộ trưởng Ashton Carter hôm qua trả lời phỏng vấn độc quyền Channel News Asia khi được hỏi liệu Đông Nam Á có phải là nơi diễn ra cuộc chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc hay không.
"Chúng tôi ủng hộ một hệ thống có sự tham gia của tất cả các bên, nơi mọi người làm việc cùng nhau. Chúng tôi không muốn lôi kéo bất cứ thứ gì ra. Đó là hướng tiếp cận của chúng tôi", ông Carter cho hay. Bộ trưởng Mỹ nói bên lề Đối thoại Shangri-La đang diễn ra tại Singapore.
Mỹ khẳng định hoạt động cải tạo đất và quân sự hoá của Trung Quốc là mối đe doạ với tự do hàng hải. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hơn 80% Biển Đông và gần đây cải tạo quy mô lớn đá thành đảo nhân tạo ở khu vực.
"Nếu Trung Quốc hành động để tự đẩy mình ra ngoài, như các hành vi hiện nay của họ, và khiến mọi người muốn làm việc với chúng tôi hơn, thì đó không phải là do chúng tôi, đó là hậu quả hành vi của họ", ông Carter nói thêm. "Hướng tiếp cận của tôi là mọi bên cùng tham gia, trong đó có Trung Quốc".