Ngày 8-12, báo Anh Guardian công bố tập tài liệu dày 24 trang cho thấy nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) có kế hoạch cụ thể để thành lập và quản lý quốc gia.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 13-06-2016
- Cập nhật : 13/06/2016
Trung Quốc gây khó dễ khi Ấn Độ gia nhập nhóm GFN
Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee phát biểu trong chuyên thăm Bắc Kinh ngày 25/05/2016. Ảnh REUTERS/Jason Lee
Báo Nhật nói Trung Quốc bắt giữ một gián điệp Triều Tiên
Hãng thông tấn Yonhap, Hàn Quốc, dẫn bản tin từ tờ Yomiuri Shimbun, Nhật Bản, cho biết nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ một công dân Triều Tiên chưa xác định danh tính tại thành phố Đan Đông thuộc tỉnh Liêu Ninh.
Công dân Triều Tiên bị bắt vào nửa đêm, lúc đó người này mang theo 30 triệu nhân dân tệ (khoảng 4,5 triệu USD). Cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều thỏi vàng tại nhà của ông ta.
Theo tin từ báo Nhật, đối tượng tình nghi là gián điệp đã sống vài năm tại Đan Đông và được gọi là "giám đốc điều hành" hay "đại diện nhà nước" trong giới thương gia Triều Tiên.
Vụ bắt giữ diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Ri Su-yong, Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên, có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và trở về nước hôm 2/6.
Báo Yomiuri cho rằng vụ bắt giữ hiếm hoi này là dấu hiệu thể hiện Trung Quốc đang gia tăng áp lực lên Triều Tiên nhằm yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân. Mọi thông tin được báo cáo tới Đại sứ quán Triều Tiên và một quan chức từ Bình Nhưỡng đã đến Trung Quốc để giải quyết vụ việc.
“Kế hoạch NATO tăng cường Baltic là sai lầm cho nước Đức”
Lập trường nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông của tân tổng thống Philippines
Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông có chiều hướng lắng dịu khi mà tổng thống mới của Philippines, ông Duterte, đang tiếp cận Bắc Kinh bằng những phương pháp mềm mỏng, tích cực hơn, mở đường cho các cuộc thảo luận về tranh chấp chủ quyền, theo South China Morning Post.
Ông Duterte từng gọi ông Tập Cận Bình là một "chủ tịch tuyệt vời" sau khi lãnh đạo Trung Quốc trong một bức điện mừng ngỏ ý mối quan hệ song phương "nên trở lại quỹ đạo phát triển".
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng bày tỏ thái độ lạc quan trước khả năng mối quan hệ hai nước ấm dần lên.
Chủ quyền đổi lợi ích kinh tế
Giới phân tích đánh giá lập trường hòa hoãn với Bắc Kinh của ông Duterte hoàn toàn trái ngược với người tiền nhiệm, cựu tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Dưới thời ông Aquino, quan hệ Mỹ - Trung rơi vào căng thẳng, đặc biệt là sau khi Manila đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hauge, kiện yêu sách chủ quyền phi lý theo "đường lưỡi bò" do Bắc Kinh tự vẽ ra, đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, tuyên bố không chấp nhận phán quyết của tòa, dự kiến được đưa ra trong tháng này.
Ông Duterte có lẽ không từ bỏ vụ kiện nhưng sẽ "không coi phán quyết của tòa là trở ngại cho tiến trình cải thiện quan hệ với Trung Quốc", Chito Sta Romana, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc của Philippines, nhận xét. "Điểm mấu chốt là Duterte thực tế và ông ấy biết giải quyết tranh chấp chủ quyền sẽ mất thời gian".
Theo Romana, Tổng thống Duterte dường như sẽ tập trung vào thúc đẩy thực hiện các "chính sách kinh tế" với Trung Quốc.
"Duterte đang nhắm tới xây dựng một tuyến đường sắt ở Mindanao. Đây là một động lực chi phối phương pháp tiếp cận Trung Quốc của ông ấy", chuyên gia Romana nhận định. Trong chiến dịch vận động tranh cử hồi tháng 4, Duterte còn khẳng định sẽ đảo ngược chính sách của chính quyền Aquino về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.
Duterte sẽ đòi hỏi những đặc quyền, đặc lợi kinh tế từ phía Bắc Kinh, đổi lại, Manila sẽ nhượng bộ trong các tranh chấp chủ quyền, báo Inquirercủa Philippines bình luận.
Theo Richard Javad Heydarian, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La Salle ở Manila, ông Duterte nhìn nhận Trung Quốc như một đối tác quan trọng trong công cuộc phát triển quốc gia, đặc biệt là ở lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng.
"Chính phủ của ông ấy nhiều khả năng sẽ tập trung vào sửa chữa mối quan hệ căng thẳng bằng cách tìm kiếm một bản giao ước về Biển Đông, có thể là thông qua những hiệp định không chính thức hoặc thỏa thuận chính thức cùng khai thác các nguồn tài nguyên", ông Heydarian nói.
Giới quan sát chính trị ở Trung Quốc đồng tình với ý kiến cho rằng một giao kèo hợp tác cùng phát triển sẽ là lối đi được đôi bên ưu tiên lựa chọn.
"Một thỏa thuận thăm dò chung hoàn toàn có cơ hội thành hiện thực. Trung Quốc từ lâu đã mong muốn hợp tác thăm dò với Philippines, ngay cả dưới thời ông Aquino", SCMP dẫn lời Xu Liping, giáo sư tại Viện nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết.Tháng trước, Manila còn thông báo các ngư dân địa phương bây giờ có thể đánh bắt cá thoải mái tại bãi cạn Scarborough tranh chấp với Bắc Kinh bởi lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã giảm cường độ hoạt động ở khu vực này.
"Điều đó cho thấy Trung Quốc khá linh hoạt trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền với Philippines", ông Xu nói.
Theo Romana, Bắc Kinh có thể tận dụng động thái này để tăng cường mối quan hệ với Manila. Ông cho rằng Trung Quốc có thể "tận dụng thời cơ để đưa ra một số lợi ích trước mắt".
Tuy nhiên, Mỹ, một đối trọng của Trung Quốc, hiện vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến Philippines.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói rằng Washington đặt kỳ vọng duy trì một liên minh an ninh mạnh mẽ với Manila sau khi Tổng thống Duterte gợi ý ông sẽ theo đuổi một phương hướng mới, ít phụ thuộc hơn vào Mỹ.
"Mối quan hệ với Mỹ dường như không còn nồng ấm như trước đây nhưng Washington vẫn là một đồng minh quan trọng trong vấn đề chống khủng bố và các lĩnh vực hợp tác an ninh lâu dài khác", Heydarian nhận định.
"Thứ mà tôi chờ đợi là một chiến lược cân bằng đồng đều hơn đối với Trung Quốc và Mỹ, khác với chiến lược đối trọng hiện nay của chính quyền Aquino", ông nói.
Còn theo giáo sư Xu, liên minh Mỹ - Philippines sẽ không bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ đang ngày càng nồng ấm giữa Bắc Kinh và Manila.
“Ngừng phát sóng kênh RT của Nga ở Argentina là cố xích gần Mỹ”
RT