Nga sắp có tên lửa đủ sức ‘phá hủy một quốc gia’ trong vài giây?
Thủ tướng New Zealand bị mời ra khỏi nghị trường
Úc kêu gọi Trung Quốc không ngăn cản Mỹ tuần tra Biển Đông
Tăng cường an ninh ở Bangladesh
Thái Lan ngưng cấp phép đào vàng
Tin thế giới đọc nhanh sáng 11-05-2016
- Cập nhật : 11/05/2016
Đài Loan bất ngờ nhảy vào vụ Philippines kiện Trung Quốc
Một nhóm người Đài Loan bất ngờ can thiệp vào vụ Philippines khởi kiên Trung Quốc trước Tòa Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hiêp Quốc về yêu sách “đường lưỡi bò” trên biển Đông.
Động thái này được cho là có thể trì hoãn phán quyết của thẩm phán thuộc Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA), dự kiến đưa ra trong vòng 2 tháng nữa.
Không chỉ vậy mà còn có khả năng làm phức tạp thêm tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng trên tuyến đường thương mại quan trọng này, theo hãng tin Reuters ngày 10-5.
Tháng trước, các thẩm phán chấp nhận các bằng chứng bằng văn bản từ Hiệp hội về Luật Quốc tế của Đài Loan, ngay cả khi Đài Loan không phải là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, cũng không tham gia ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Các nguồn tin pháp lý rành rẽ vụ kiện của Philippines cho biết bên cạnh xem xét vài trăm trang chứng cứ từ Đài Loan, thẩm phán Tòa án Trọng tài cũng đã tìm thêm thông tin từ phía Philippines và Trung Quốc.
Hồi tháng 3, Đài Loan đưa ra Tuyên bố Thân hữu của bên không liên quan trực tiếp, trình bày quan điểm về chủ quyền (trái phép) của Đài Loan tại đảo Itu Aba (Việt Nam gọi là đảo Ba Bình).
Các nhà chức trách Đài Loan tức giận trước bằng chứng trước đây của Philippiness cho rằng Itu Aba là “đá”, con người không thể cư trú nên không thể xém xét trên danh nghĩa đảo hay vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Tuy nhiên, hiện cán bộ tòa án vẫn chưa đáp các câu hỏi bằng văn bản của hãng Reuters về thông tin trên. Tương tự, Bộ Ngoại giao Philippines cũng không đưa ra bình luận.
Động thái của Đài Loan diễn ra giữa lúc căng thẳng trên biển Đông leo thang, Bắc Kinh và Washington cáo buộc lẫn nhau quân sự hóa khu vực này.
Nhận xét về hành động PCA xem xét quan điểm của phía Đài Bắc, chuyên gia Ian Storey, đến từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore, nói: “Điều đó cho thấy rằng các thẩm phán đang phấn đấu để tìm kiếm công bằng. Họ đã xem xét các quan điểm của các bên liên quan, thậm chí ngay cả khi Trung Quốc năm lần bảy lượt từ chối tham gia và Đài Loan không phải là một thành viên của Liên Hiệp Quốc”.
“Diều hâu” Trung Quốc kiến nghị giải quyết vấn đề Biển Đông
Trong thư, Đới Húc kiến nghị Trung Quốc cần lợi dụng cơ hội vàng 5-10 năm tới do Mỹ sa lầy ở Bắc Phi, Trung Đông để giải quyết vấn đề Biển Đông, bao gồm chuẩn bị đối phó với các loại hình chiến tranh.
Trang tiếng Hoa của Đài RFI tối 9/5 (theo giờ Việt Nam) cho biết mới đây Thượng tá không quân Trung Quốc về hưu Đới Húc, người thường xuyên có những bình luận quân sự với lập trường cứng rắn và cực đoan trên “Thời báo Hoàn cầu” đã phát đi một bức thư kiến nghị khoảng 10.000 chữ thu hút sự chú ý của dư luận.
Trong bức thư của mình, Đới Húc kiến nghị Trung Quốc cần tranh thủ thời điểm Mỹ chưa chuẩn bị tốt, các nước nhỏ khác chưa vũ trang tốt, các thế lực bên ngoài như Nhật Bản chưa có sự can dự thực chất, để giành lấy ưu thế chiến lược trong tương lai, không để Biển Đông biến thành phiên bản Hoàng Hải.
Về mặt thống nhất tư tưởng, Đới Húc cho rằng cần phải phá vỡ “chứng sợ Mỹ”. Tổng thể quan hệ Nga-Mỹ có thể thấy phương thức tư duy của Mỹ là tôn trọng kẻ mạnh. Nga quyết liệt bảo vệ lợi ích của mình cuối cùng khiến thế tiến công chiến lược của Mỹ phải dừng bước ở Trung Á, việc mở rộng NATO sang phía Đông gặp trắc trở ở Ukraine và Georgia.
Bên cạnh đó, Đới Húc ngang ngược kiến nghị phải kiên trì “đường 9 đoạn”, coi đây là căn cứ pháp lý về việc Trường Sa thuộc Trung Quốc (trên thực tế, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa cũng như đối với quần đảo Hoàng Sa), quyết không tự mình phủ định, không thể để đàm phán về vấn đề Biển Đông tiến hành trên nền tảng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Ngoài ra, Trung Quốc phải điều chỉnh trọng điểm chiến lược thích hợp, nghiên cứu Biển Đông theo hướng vượt trước và hiện thực, làm tốt công tác chuẩn bị đối phó với các hình thức chiến tranh ở khu vực Biển Đông, đặc biệt là chuẩn bị tác chiến với Việt Nam.
Theo Đới Húc, một khi chiến sự bùng nổ phải phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng, tiến hành phong tỏa cảng biển của Việt Nam. Tiến hành kiềm chế chiến lược đối với Việt Nam có lợi cho ổn định lâu dài ở khu vực Biển Đông, cũng có lợi cho việc cải thiện tình hình an ninh tổng thể của Trung Quốc.
Iran sắp kiện Mỹ ra tòa quốc tế đòi 2 tỷ USD
"Chúng ta sẽ sớm đưa vụ 2 tỷ USD ra tòa án quốc tế", AFP dẫn lời Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết trong bài phát biểu trước hàng nghìn người ở thành phố đông nam Kerman được phát sóng trên truyền hình. "Chúng ta không cho phép Mỹ nuốt trọn số tiền này dễ dàng như vậy".
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 20/4 ra phán quyết yêu cầu Iran phải chuyển số tài sản bị đóng băng trị giá 2 tỷ USD cho những người sống sót và thân nhân người thiệt mạng trong các vụ tấn công mà Tehran có liên quan. Trong số này có vụ đánh bom doanh trại lính thủy đánh bộ Mỹ ở Beirut năm 1983 và đánh bom tháp Khobar ở Arab Saudi năm 1996.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói ông sẵn sàng giúp giải quyết tranh chấp liên quan đến số tài sản bị đóng băng nhưng chỉ khi cả hai nước cùng đề nghị.
Đại sứ Mỹ ở Myanmar dùng thuật ngữ gây tranh cãi giữa đạo Phật, đạo Hồi
Đại sứ Mỹ tại Myanmar, ông Scot Marciel tuyên bố tiếp tục dùng thuật ngữ Rohingya gây tranh cãi. Ảnh: Inquier
Ông Marciel lên nắm quyền vào thời điểm quan trọng sau khi đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ Myanmar (NLD) do bà Suu Kyi lãnh đạo giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lịch sử năm ngoái. "Lập trường của chúng tôi là bất cứ cộng đồng nào cũng được gọi bằng cái tên họ muốn. Chúng tôi tôn trọng điều đó", Reuters dẫn lời ông Marciel hôm nay. Đại sứ Mỹ nói thêm rằng đây là chính sách từ trước và Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện.
Chính phủ Myanmar không công nhận việc sử dụng thuật ngữ "Rohingya" để nói về cộng đồng thiểu số tập trung ở khu vực phía tây. Myanmar gọi đây là "Benglali", ám chỉ nhóm sắc tộc gồm 1,1 triệu người này là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh.
Mặc dù bà Suu Kyi giành giải Nobel hòa bình, song bà nói rất ít về việc cộng đồng người Hồi giáo ở miền Tây bị ngược đãi. Cộng đồng này không được ưa thích ở Myanmar.
Khoảng 125.000 người Rohingya vẫn bị giới hạn đi lại trong các trại tập trung tồi tàn sau cuộc chiến giữa người Hồi giáo và người theo Phật giáo tại bang Rakhine năm 2012.
Tuần trước, giới chức ngoại giao Myanmar cho biết đã yêu cầu đại sứ Mỹ không tiếp tục sử dụng thuật ngữ gây tranh cãi. Myanmar cho rằng Rohingya không nằm trong số các dân tộc thiểu số được công nhận, việc làm của Mỹ "gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình hòa giải dân tộc" ở nước này.
Khi được hỏi liệu bà Suu Kyi có yêu cầu ngừng sử dụng cách gọi Rohingya, đại sứ Marciel từ chối bình luận và gọi đây là "cuộc đối thoại ngoại giao riêng tư". Hôm 28/4, hàng trăm người gồm cả các nhà sư đã biểu tình trước sứ quán Mỹ tại Myanmar phản đối việc Mỹ sử dụng thuật ngữ Rohingya.
Nga phát triển năng lực mới đối phó lá chắn tên lửa Mỹ
Nga đang phát triển năng lực mới nhằm đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu.
Thiết bị phóng tên lửa đạn đạo chiến lược RS-24 Yars của Nga trong lễ tổng duyệt duyệt binh diễu hành mừng 71 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva ngày 7/5. Ảnh: EPA/TTXVN
Theo ông Karakayev, các hệ thống tên lửa mới của RSMF được trang bị đầu đạn có lộ trình bay khó đoán định và các thiết bị khác có khả năng vượt qua nhiều lá chắn tên lửa.
Ông còn nhấn mạnh hiệu quả của các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Nga cao gấp 4 lần vào năm 2021 so với ICBM hiện hành. Ông tuyên bố ICBM của Nga trong tương lai sẽ có khả năng tấn công từ các hướng khác nhau, buộc đối phương phải đưa ra một hệ thống phòng không toàn diện.
Ông Karakayev tiết lộ rằng ICBM RS-24 Yars mới, cả phiên bản có thể di chuyển trên bộ và đặt dưới hầm, sẽ đóng góp một nửa sức mạnh hiệu quả chiến đấu của RSMF trước cuối năm 2021.