Nga phủ nhận cáo buộc không kích làm 60 người chết ở Syria
Nga dự chi hơn 1.000 tỷ ruble cho sản xuất vũ khí
IS đánh bom kép Baghdad, hơn 60 người thương vong
Tổng thống mới đắc cử Philippines nói sẽ không phụ thuộc Mỹ
Afghanistan: Taliban bắt cóc xe buýt, sát hại 16 người
Tin thế giới đọc nhanh chiều 30-05-2016
- Cập nhật : 30/05/2016
Trung Quốc "ve vãn" đồng minh lâu năm của Mỹ
Trong khi Mỹ tăng cường quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc đang tham gia cuộc diễn tập tấn công đổ bộ lần thứ ba với Thái Lan.
Binh sĩ hải quân Thái Lan và Trung Quốc diễu hành trước cuộc tập trận chung Blue Strike 2016 tại căn cứ hải quân Sattahip ở Chon Buri ngày 21/5. Ảnh: bangkokpost.com
Khoảng 500 binh sỹ Thái Lan và 500 binh sỹ Trung Quốc đang tham gia cuộc tập trận chung. Rõ ràng việc củng cố sự hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan có liên quan đến tình hình ở Biển Đông.
Cuộc diễn tập tấn công đổ bộ được tiến hành trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và một số thành viên ASEAN trở nên căng thẳng do vấn đề tranh chấp lãnh thổ xung quanh các đảo ở vùng Biển Đông. Thủy quân lục chiến và tàu ngầm đều là các lực lượng đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc xung đột quân sự giả định nào trong khu vực. Lực lượng Thủy quân lục chiến của Thái Lan gồm khoảng 20.000 người nhưng các thiết bị kỹ thuật của lực lượng này không phải hiện đại nhất. Có một số xe chiến đấu cũ của Mỹ và một số mô hình mới. Ví dụ, xe bọc thép BTR-3E của Ukraine là loại kỹ thuật quân sự đáng xấu hổ vì chất lượng kém. Và Trung Quốc hiện nay là một nhà sản xuất lớn cung cấp thiết bị chuyên dùng cho Thủy quân lục chiến. Trước hết, đó là xe bọc thép ZBD-2000 được cải thiện đáng kể trang thiết bị vũ khí tiên tiến. Trung Quốc đã cung cấp các loại xe bọc thép cho nước ngoài. Rất có thể, Thái Lan cũng thể hiện quan tâm đến kỹ thuật quân sự này.
Cuộc tập trận chung của Bắc Kinh và Bangkok có thể mở rộng khả năng của hai bên trong cuộc đấu tranh chống cướp biển và khủng bố quốc tế. Ngoài ra, sự hợp tác với các lực lượng vũ trang của Thái Lan được đào tạo và trang bị chủ yếu “theo kiểu Mỹ” là một cơ hội tốt cho Trung Quốc để thử nghiệm thiết bị quân sự và chiến thuật trong điều kiện gần thực tế.
Trong thời gian cuộc tập trận không quân vào năm 2015, các máy bay chiến đấu Trung Quốc J-11A (Trung Quốc đã mua giấy phép sản xuất máy bay chiến đấu Su-27 của Liên Xô vào những năm 1980) đã tiến hành các bài tập chiến đấu trên không với các máy bay chiến đấu Thái Lan Saab JAS-39 Gripen do Thụy Điển sản xuất. Các bài tập cho phép phi công Trung Quốc thu thập những kinh nghiệm trong việc đối phó với các máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ của phương Tây.
Theo thời gian, ngày càng có nhiều nước, một số trong đó không thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nêu rõ lập trường của mình về tình hình ở Biển Đông. Vì vậy, Trung Quốc cố gắng tăng cường quan hệ với các đối tác truyền thống và tìm kiếm những đối tác mới thông qua việc tổ chức cuộc tập trận chung.
Tân tổng thống Philippines "hy vọng" Trung Quốc nghe Tòa Trọng tài
Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của Tòa án Trọng Tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên biển Đông.
Đó là tuyên bố hôm 28-5 của ông Rodrigo Duterte, người chính thức đắc cử tổng thống Philippines và sẽ nhậm chức vào tháng 6.
Ông Duterte tuyên bố Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của PCA về biển Đông, ngay cả khi Manila tìm kiếm đầu tư của Trung Quốc để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng.
Ông Rodrigo Duterte khẳng định trước các phóng viên: “Nếu Tòa Trọng Tài ra phán quyết, chúng ta hy vọng Trung Quốc sẽ tuân theo... Chứ không phải là chỉ vì anh giúp tôi xây dựng đường sắt mà tôi phải bỏ bãi cạn Scarborough”.
Tổng thống đắc cử Duterte muốn ám chỉ vụ Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough trong năm 2012 mà Bắc Kinh cho là của họ mặc dù nằm sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines và được Manila tuyên bố chủ quyền.
Philippines đã kiện các yêu sách quá đáng của Trung Quốc trên biển Đông ra trước PCA và PCA dự kiến đưa ra phán quyết trong vài tuần nữa. Trung Quốc trước sau luôn khẳng định lập trường là không chấp nhận và không tham gia vào phiên tòa.
Liên quan đến các đảo mà Trung Quốc đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa, ông Duterte từng tuyên bố ông sẽ đến cắm quốc kỳ Philippines trên các thực thể thuộc chủ quyền của Manila dù có phải đánh đổi bằng tính mạng. Ông Duterte nhắc nhở Trung Quốc vào hôm 28-5: “Tôi đã bảo quý vị (Trung Quốc) rằng đó là của chúng tôi. Quý vị không có quyền ở đó”.
Trung Quốc đòi chủ quyền hầu hết vùng biển Đông được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ, đồng thời là tuyến đường hàng hải chính của thương mại thế giới.
Trung Quốc rúng động vụ một Thiếu tướng quân đội tham nhũng
Phóng viên TTXVN tại Hong Kong dẫn tờ Đông phương ngày 29/5 cho biết Ủy viên chuyên trách thuộc Ủy ban Khoa học Kỹ thuật thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thiếu tướng Chu Tân Kiến, đã bị Ủy ban Kỷ luật Quân ủy Trung ương đưa đi phục vụ điều tra.
Tướng Chu Tân Kiến từng lần lượt giữ các chức vụ Phó Trưởng Ban kế hoạch tổng hợp, Phó Tổng công trình sư Ban Quân binh chủng, Cục trưởng Cục Tổng hợp thuộc Tổng cục Trang bị (cũ) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Hồi đầu năm vừa qua, sau khi Tổng cục Trang bị giải tán, Tướng Chu Tân Kiến được đưa về Ủy ban Khoa học Kỹ thuật của Quân ủy Trung ương giữ chức Ủy viên chuyên trách.
Các nhà phân tích chính trị Trung Quốc nhận định việc Tướng Chu Tân Kiến bị điều tra sẽ gây chấn động lớn trong đội ngũ tướng lĩnh thuộc Tổng cục Trang bị (cũ) của PLA.
Tướng Chu Tân Kiến là thư ký của cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Trang bị, Ủy viên Quân ủy Trung ương khóa trước, Thượng tướng Lý Kế Nại - nhân vật được coi là “tâm phúc” của nguyên Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân trong hệ thống quân đội nước này.
Nhiều khả năng trong thời gian tới, các tướng lĩnh thuộc Tổng cục Trang bị (cũ) sẽ trở thành “tiêu điểm mới” về chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc
Afghanistan tiêu diệt 2 thủ lĩnh Taliban
Bộ Quốc phòng Afghanistan ngày 29/5 tuyên bố hai thủ lĩnh địa phương của lực lượng Hồi giáo Taliban đã bị tiêu diệt và 3 tay súng của lực lượng này đã bị thương trong một cuộc tấn công hôm 28/5 của quân đội vào nơi ẩn náu của Taliban ở tỉnh Uruzgan, miền Nam Afghanistan.
Lực lượng an ninh Afghanistan chuyển thi thể phiến quân Taliban bị tiêu diệt trong cuộc tấn công ở tỉnh Herat ngày 28/5. Ảnh: EPA/TTXVN
Các lực lượng an ninh Afghanistan đã tăng cường các hoạt động an ninh nhằm vào Taliban kể từ hồi đầu tháng 4 vừa qua sau khi lực lượng này bắt đầu cái gọi là "chiến dịch tấn công mùa Xuân" thường niên. Trong hai tuần qua, tại tỉnh Uruzgan đã xảy ra các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và phiến quân.
Hiện Taliban chưa đưa ra bình luận gì về thông tin trên.
Ba Lan lên tiếng sau khi bị dọa đặt trong tầm ngắm tên lửa của Nga
Ba Lan nói rằng lá chắn tên lửa của Mỹ tại nước này không đe dọa an ninh của Nga, song khẳng định việc triển khai này là biện pháp “phòng vệ” trước Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đặt Ba Lan và Romania trong tầm ngắm tên lửa của Nga. (Ảnh: Getty)
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 27/5 trong chuyến công du Hy Lạp đã cảnh báo rằng, Ba Lan và Romania có thể nằm trong tầm ngắm tên lửa của Nga vì đã cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ vốn bị coi là mối đe dọa ninh với Nga.
Tuy nhiên, hãng truyền thông nhà nước Ba Lan PAP hôm qua 29/5 dẫn lời Ngoại trưởng Ba Lan Witold Waszczykowski của nước này đáp trả lại cảnh báo từ Tổng thống Nga.
“Tổng thống Putin cần biết rõ rằng lá chắn tên lửa ở Ba Lan không liên quan gì đến an ninh của Nga. Hệ thống này là nhằm bảo vệ châu Âu từ một nguy cơ một cuộc tấn công tên lửa từ Trung Đông”, ông Waszykowski.
Mặt khác, ông Waszykowski cũng nhấn mạnh: “Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự của các lực lượng của Mỹ và NATO tại Ba Lan là hành động nhằm đối phó với Nga, những người đang đe dọa chúng tôi Đây sẽ là sự hiện diện mang tính phóng vệ, không tạo mối đe dọa nào đối với Nga”.
Hồi đầu tháng này, Mỹ đã kích hoạt lá chắn tên lửa ở Romania và tiếp đến là kích hoạt lá chắn ở Ba Lan - một phần trong hệ thống phòng thủ của Mỹ ở châu Âu. Trạm phòng thủ tại Ba Lan gồm hệ thống 24 tên lửa SM-3 cùng các hệ thống phòng không khác, được xây dựng ở Redzikowo, phía Bắc Ba Lan. Địa điểm cuối cùng tại Ba Lan dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2018, hoàn thành tuyến phòng thủ vốn được khởi động gần 10 năm trước.
Khi hoàn thành, chiếc ô phòng vệ sẽ bao phủ từ Greenland tới quần đảo Azores (thuộc Bồ Đào Nha) trên Đại Tây Dương. Toàn bộ lá chắn tên lửa cũng bao gồm các tàu và radar trên khắp châu Âu. Hệ thống này sẽ được bàn giao cho NATO trong tháng 7 tới và với trung tâm chỉ huy đặt tại Đức.
Moscow lo ngại, đây là hệ thống dựng lên để nhằm vào Nga bởi theo ông Putin: “Hiện giờ, các tên lửa đánh chặn này có tầm bắn khoảng 500km, nhưng trong tương lai sẽ là 1.000 km và thậm chí 2.400km, điều này có thể thực hiện dễ dàng bằng cách thay đổi phần mềm”. Theo ông, các tên lửa này có thể dễ dàng bắn tới các thành phố của Nga.
“Chúng tôi đã phải nhắc đi nhắc lại rằng chúng tôi buộc phải đáp trả. Nhưng không ai lắng nghe, không ai muốn đối thoại. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không hành động cho tới khi phát hiện tên lửa từ các nước láng giềng của chúng tôi”, ông Putin nói.