Trung Quốc sẽ cải tổ trong năm 2017?
Nga - NATO khẩu chiến về lá chắn tên lửa ở châu Âu
Tàu Trung Quốc “cướp” cá tận châu Phi
“Tên lửa mới của Mỹ sẽ được đặt tại Ba Lan”
Hàn Quốc: Luật chống tham nhũng bị phàn nàn
Tin thế giới đọc nhanh sáng 30-05-2016
- Cập nhật : 30/05/2016
Thổ Nhĩ Kỳ lên án Mỹ vì hỗ trợ người Kurd ở Syria
"Sự hỗ trợ họ dành cho... (dân quân) YPG... Tôi lên án việc này", AFP dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói. "Những người là bạn của chúng tôi, cùng là thành viên NATO... không thể, không được điều binh sĩ đến Syria đeo huy hiệu YPG".
Ông Erdogan đưa ra bình luận trên sau khi xuất hiện các bức ảnh chụp binh sĩ Mỹ ở Syria đeo huy hiệu YPG, tức Các đơn vị Bảo vệ Người dân người Kurd.
Ankara coi YPG là một nhóm khủng bố, cáo buộc họ gây ra nhiều vụ tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ và đang dần trở thành một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK), lực lượng chống chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ suốt hơn ba thập kỷ qua.
"Không có sự khác biệt giữa PKK, PYD, YPG và Nhà nước Hồi giáo (IS). Chúng đều là những kẻ khủng bố", ông Erdogan nói.
Mỹ được biết là có khoảng 200 đặc nhiệm ở miền bắc Syria, giúp dân quân địa phương tấn công IS ở Raqqa, thành trì tự xưng của nhóm phiến quân, và hướng dẫn cho các đợt không kích tại nước này.
Mỹ, muốn tránh rạn nứt với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 27/5 thông báo mọi binh sĩ đặc nhiệm ở miền bắc Syria sẽ dừng đeo huy hiệu YPG. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington và Ankara vẫn là đồng minh thân cận trong cuộc chiến chống IS dù hai bên còn bất đồng về vai trò của YPG.
Triều Tiên kết tội phản quốc nếu dùng điện thoại Trung Quốc?
Đây là chỉ đạo mới nhất của lãnh đạo Kim Jong Un nhằm siết chặt lệnh cấm người dân Triều Tiên dùng điện thoại Trung Quốc.
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) dẫn thông tin từ tờ báo Daily NK chuyên đưa tin về Triều Tiên cho hay ông Kim Jong Un vừa ra chỉ đạo những ai vi phạm lệnh cấm dùng điện thoại Trung Quốc sẽ bị trừng phạt như người phạm tội phản quốc.
Động thái mới nhất này được cho là nhằm ngăn ngừa người Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc và đề phòng thông tin nội bộ bị rò rỉ ra thế giới bên ngoài.
Dẫn nguồn tin từ Triều Tiên, Daily NK cũng cho hay các đặc vụ Triều Tiên đang nghe lén 24/24 các cuộc gọi bằng điện thoại di động tại khu vực biên giới Trung Quốc bằng các thiết bị nghe lén, xe tải quân sự và xe máy.
Ngoài ra, cơ quan an ninh cũng liên tục đe dọa những người dùng điện thoại di động gọi sang Hàn Quốc.(TT)
Trước đó vào đầu tháng 4, một nhóm 13 người Triều Tiên ở Trung Quốc đãđào thoát sang Hàn Quốc - vụ đào thoát tập thể lớn nhất từ trước tới nay.
Bình Nhưỡng sau đó "tố" Bắc Kinh tiếp tay cho công dân Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc, tuy nhiên Bắc Kinh bác bỏ.
Đức cảnh báo IS đã đưa Euro 2016 vào tầm ngắm
Ông Hans-Georg Maassen, trưởng Văn phòng Liên bang về Bảo vệ Hiến pháp Đức, đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ Euro 2016 bị tấn công, sau khi trưởng cơ quan tình báo Pháp cho biết IS đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng bom ở Pháp.
Euro 2016 sẽ được bắt đầu tại Pháp vào ngày 10-6. Sự kiện diễn ra trong vòng một tháng ở 10 sân vận động trên khắp nước Pháp. IS đã tuyên bố chịu trách nhiệm cho vụ tấn công khủng bố ở Paris hồi tháng 11 năm ngoái khiến 130 người thiệt mạng.
“Chúng tôi biết rằng IS đã đưa giải Euro 2016 vào tầm ngắm” - ông Maassen phỏng vấn với tờ báo Đức Rheinische Post.
An ninh ở Pháp trong tình trạng báo động khi tuần trước, các khán giả ném bom khói trong sân vận động Stade de France ở thủ đô Paris, nơi diễn ra trận đấu của Câu lạc bộ Olympique de Marseille. Trong cuộc tấn công Paris năm ngoái, những kẻ đánh bom tự sát cũng chọn sân vận động làm địa điểm mục tiêu.
Theo tờ Wall Street Journal, Pháp sẽ triển khai 73.000 cảnh sát và chiến binh, khoảng 10.000 binh sĩ để đảm bảo an ninh cho Euro 2016.
Hơn 2 triệu khán giả dự kiến sẽ đến Pháp trong mùa Euro năm nay. Các trận đấu sẽ được phát sóng trên màn hình lớn tại các thành phố lớn để đám đông cổ động viên theo dõi. Mỗi một đội bóng tham dự cũng sẽ có cảnh sát và lực lượng an ninh riêng bảo vệ.
Iskander - vũ khí có thể xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ ở Romania
Ngày 12/5, Mỹ và NATO thông báo kích hoạt lá chắn phòng thủ tên lửa tại một căn cứ không quân ở Deveselu, Romania, trong khi một hệ thống tương tự cũng đang được xây dựng tại Ba Lan, khiến Nga nổi giận và tuyên bố có quyền tiến hành các biện pháp đáp trả. Các chuyên gia quân sự cho rằng, một trong các biện pháp như vậy là triển khai các hệ thống tên lửa Iskander đến bán đảo Crimea, theo Reseau international.
9K720 Iskander (hoặc Alexandre) là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật được Nga thiết kế nhằm phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin, chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm trong suốt chiều sâu chiến dịch và mọi điều kiện khí hậu thời tiết.
Iskander sử dụng loại đạn tàng hình có thể mang đầu đạn hạt nhân. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma, tạo ra một lớp mây điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar bị mất khả năng phản hồi. Iskander còn được trang bị một hệ thống điều khiển thông minh cho phép đạn chuyển hướng linh hoạt.
Sức mạnh của Iskander đã được kiểm chứng trong cuộc chiến tranh ngắn ngày với Gruzia năm 2008. Khi đó, một tên lửa Iskander đã đánh trúng một tiểu đoàn xe tăng Gruzia ở Gori, phá hủy một lúc 28 xe tăng.
Không thể đánh chặn
Với tầm bắn lên đến 500 km, trong khi khoảng cách từ Crimea đến Romania chỉ là 387 km, Iskander sẽ là con át chủ bài trong chiến lược đánh úp hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa tại Deveselu, theo các chuyên gia quân sự.
Trong trường hợp Moscow cảm thấy bị đe dọa, thời gian để quân đội nước này phóng một tên lửa Iskander chỉ khoảng 4 phút. Quỹ đạo của tên lửa Iskander không giống với quỹ đạo của một tên lửa đạn đạo liên lục địa . Phần lớn hành trình bay của nó được thực hiện ở độ cao 40 km trong khí quyển Trái đất. Trong khi đó, các tên lửa đánh chặn SM-3 block IB của Mỹ được lắp đặt ở Deveselu chỉ có thể bắn hạ các mục tiêu bay trên độ cao 80 km, vì thế chúng hoàn toàn vô dụng trước Iskander.
Trong giai đoạn cuối của hành trình bay, khi Iskander tiến vào phạm vi đánh chặn của lên lửa tầm xa như MIM-104, Patriot PAC-3 (khoảng 30-35 km) mà Romania hiện chưa sở hữu trong biên chế, Iskander có khả năng thực hiện các động tác thay đổi quỹ đạo bay đột ngột để tránh né đồng thời có thể tạo ra 10 đầu đạn giả bằng công nghệ phản xạ kim loại đa diện, trong khi vẫn giữ được vận tốc siêu âm khoảng 2000 m/s (gấp 6 lần vận tốc âm thanh).
Dù Romania được Mỹ trang bị tên lửa Patriot, với thời gian đánh chặn quá ngắn, các tên lửa này không thể phân biệt được đâu là đầu đạn thật và đâu là đầu đạn giả, vì thế việc đánh chặn Iskander trong giai đoạn cuối hầu như không thể.
Theo các chuyên gia quân sự Pháp, chỉ vài phút sau khi phóng loạt đạn đầu, tổ hợp Iskander đã có thể bật các thiết bị ngụy trang và rời xa khỏi vị trí ban đầu, tránh nguy cơ bị đối phương phát hiện vị trí và phóng tên lửa tiêu diệt.
Ngoài ra, để đối phó với một tên lửa Iskander được phóng đi, Mỹ và NATO sẽ phải triển khai 11 tên lửa Patriot, con số tương đối lớn đối với ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm của khối này.
"Hiện nay Iskander đã được triển khai ở Kaliningrad để đối phó với tên lửa Mỹ bố trí tại Ba Lan, và ở Leningrad để 'canh chừng' những căn cứ quân sự của NATO ở các nước vùng Baltic. Nếu kết hợp với máy bay ném bom Tu-22M3 mang tên lửa hành trình Kh-22 và Kh-15, Iskander sẽ có thể xóa sổ hoàn toàn các lực lượng hải quân đối phương tại Biển Đen", một quan chức quân sự Nga nhận định.
Nga gửi thông điệp cứng rắn đến NATO
Trong một thông điệp cứng rắn nhất gửi đến NATO về hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM), Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Romania sẽ lãnh hậu quả nếu tên lửa tấn công của Mỹ xuất hiện trên lãnh thổ nước này.
Theo RIA Novosti, tại cuộc họp báo ở Hi Lạp - một thành viên của Liên minh châu Âu (EU) - trong chuyến thăm hai ngày, Tổng thống Putin cho rằng Mỹ hoàn toàn có khả năng lắp đặt các tổ hợp tên lửa tấn công vào các hệ thống phòng thủ tên lửa di động ở Romania, thậm chí là ngay lập tức.
“Nó cũng đồng nghĩa tầm bắn sẽ là 2.400km. Thay thế một tên lửa bằng loại khác không hề khó khăn, chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển. Không ai sẽ để ý, ngay cả người Romania” - ông Putin lập luận.
Nếu kịch bản này xảy ra, ông Putin cảnh báo Nga sẽ buộc phải đáp trả tương xứng.
“Nếu như hôm qua các vùng lãnh thổ của Romania không biết thế nào là nằm dưới làn đạn thì nay chúng tôi buộc phải đưa ra các hành động cụ thể để đảm bảo an ninh của chính mình. Tôi lặp lại: đây là hành động tự vệ. Chúng tôi không ra tay trước. Trường hợp Ba Lan cũng tương tự” - Tổng thống Putin tuyên bố đầy cứng rắn.
Giới quan sát cho rằng ông muốn ám chỉ Nga sẽ hướng tên lửa của mình vào các hệ thống phòng thủ của Mỹ tại Romania và Ba Lan.
“Cả thế giới đều chứng kiến khả năng của hệ thống tên lửa tầm trung trên không, trên biển của Nga. Chúng tôi không vi phạm gì cả. Và cả các hệ thống mặt đất với tầm bắn 500km; tên lửa Iskander đã lập những kỷ lục tuyệt vời” - ông Putin dẫn chứng, mặt khác khẳng định Nga sẽ không có bất kỳ hành động nào nếu chưa thấy tên lửa Mỹ xuất hiện ở các vùng lãnh thổ tiếp giáp.
Về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO, ông Putin tuyên bố Matxcơva muốn khôi phục quan hệ với Ankara sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay SU-24 của Nga ở Syria, nhưng nước này chưa có một hành động cụ thể nào giúp ích cho tiến trình này.
“Tại sao điều đó lại xảy ra (căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ), cho đến nay tôi không tài nào hiểu nổi” - ông Putin bày tỏ.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng chính quyền Matxcơva đã sẵn sàng gia hạn lệnh cấm vận thực phẩm phương Tây đến cuối năm 2017. Trong cuộc họp với các nhà công nghiệp Nga, ông Medvedev khẳng định tiếp tục duy trì phản đòn nếu phương Tây vẫn chưa dỡ bỏ cấm vận đã áp dụng với Nga từ năm 2014.