Theo một quan chức Iran, Tehran đang có trong tay nhiều hình ảnh và video xe tải chở dầu của IS đi vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, và sẵn sàng công bố các bằng chứng này.
Tin thế giới đọc nhanh trưa 30-05-2016
- Cập nhật : 30/05/2016
Nga 'xoay trục' sang Thái Bình Dương, Trung Quốc bất lợi
Nga triệt để khai thác tình hình địa chính trị ở Đông Á và Đông Nam Á, nơi vốn bị Trung Quốc tìm cách thao túng trong những năm gần đây.
Liên bang Nga đã chủ động đóng vai trò hàng đầu trong việc định hướng kết quả của các mâu thuẫn cao độ trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, gây bất lợi cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc.
Châu Á-Thái Bình Dương luôn là một phần quan trọng trong toan tính địa chính trị của Điện Kremlin, song do lợi ích kinh tế và chiến lược đa tầng của Nga đối với các quốc gia trong khu vực cạnh tranh với nhau, Moscow đã theo đuổi cách tiếp cận cân bằng đối với các vấn đề nóng bỏng.
Cách tiếp cận của Nga đã thay đổi vào cuối tháng 4/2016, khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ra một tuyên bố chung chưa từng có ở Bắc Kinh, phản đối vai trò của Mỹ trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Nhưng việc Nga ủng hộ Bắc Kinh trong cuộc thập tự chinh chống lại sự can dự của Mỹ vào tranh chấp Biển Đông chẳng kéo dài được bao lâu.
Trong hai ngày 19 và 20/5, Tổng thống Putin đã dự Hội nghị cấp cao với các nhà lãnh đạo ASEAN tại khu nghỉ mát Sochi. Hãng thông tấn TASS gọi Hội nghị Cấp cao Nga-ASEAN ở Sochi là "sự kiện quốc tế lớn nhất ở Nga vào năm 2016”. Hội nghị Cấp cao Nga-ASEAN ở Sochi nhằm trực tiếp vào sự thống trị kinh tế-chiến lược ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Đáng chú ý nhất là Nga đứng về phía các nước ASEAN phản đối lập trường nước lớn của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
Tuyên bố Sochi có hàm ý phản đối Trung Quốc trong ngôn từ và thể hiện một lập trường gần như giống hệt với lập trường của ASEAN và Mỹ về Biển Đông, khi ủng hộ "việc đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải, tự do hàng hải và thương mại; yêu cầu các bên hữu quan tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với những nguyên tắc được luật pháp quốc tế thừa nhận”.
Sau khi bày tỏ lập trường về tranh chấp Biển Đông, Tổng thống Putin rất hài lòng với các thỏa thuận giữa Nga và các nước ASEAN về nhập khẩu năng lượng, để cho Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân, xây dựng các tuyến đường sắt và vận hành hệ thống định vị vệ tinh GLONASS trong khu vực ASEAN. Đáng nói là tất cả những lĩnh vực trên vốn là ưu tiên kinh tế và công nghệ của Trung Quốc trong khu vực.
Trung Quốc cũng cảm thấy bất an trước sự xích lại gần nhau giữa Moscow và Tokyo, khi cả Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Shinzo Abe đang có quan điểm gần nhau hơn kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II để đạt được một thỏa thuận chính thức về tranh chấp Các vùng lãnh thổ phương Bắc.
Đối với Bán đảo Triều Tiên, điện Kremlin có vẻ quyết tâm sử dụng tất cả các công cụ ngoại giao-chính trị để gây ảnh hưởng đối với cả Bình Nhưỡng lẫn Seoul, đặc biệt là việc kéo dài tuyến đường sắt xuyên Siberia đi qua Triều Tiên đến Hàn Quốc.
Vốn bị mắc kẹt giữa Trung Quốc và Mỹ, một số quốc gia cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi thấy nước Nga tích cực can dự vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tại Sochi, Thủ tướng Hun Sen cũng yêu cầu Tổng thống Putin “làm mới” sự quan tâm và đầu tư mà Nga đã dành cho Campuchia bắt đầu từ những năm 1980, sau khi lật đổ chế độ Khmer Đỏ.
Tóm lại, “cái được” của Nga ở Châu Á-Thái Bình Dương song hành với “cái mất” của Trung Quốc trong khu vực và “cuộc đấu ngầm” Nga-Trung kéo dài hàng thập kỷ vẫn đang tiếp diễn.
Hàn Quốc gặp khó xử vì tranh chấp biển Đông
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn lời các chuyên gia nhận định như trên. Seoul không liên quan tranh chấp biển Đông nhưng Mỹ là đồng minh an ninh của Hàn Quốc, còn Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Seoul luôn cố duy trì quan hệ chặt chẽ với cả hai cường quốc này.
GS Hwang Jae Ho ở khoa Nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Hankuk (Hàn Quốc) nhận định: “Tranh chấp ở biển Đông đặt ra tình thế lưỡng nan. Hàn Quốc cần có các bước đi cẩn trọng và khôn ngoan để bảo đảm lợi ích đối ngoại”.
Các nhà phân tích dự đoán nếu phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực có lợi cho Philippines, Hàn Quốc sẽ gặp áp lực nặng nề khi phải lên tiếng phản đối Bắc Kinh bởi ngoài đối tác thương mại và du lịch, Trung Quốc còn cùng Hàn Quốc tham gia ngăn chặn chính sách hạt nhân hóa của CHDCND Triều Tiên.
Chuyên gia Lee Ki-beom tại Viện Nghiên cứu chính sách Asan (Seoul) nhận định: “Nếu phán quyết khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý về đường chín đoạn, phần lớn biển Đông sẽ trở thành vùng biển cả nơi các tàu chiến của Mỹ, Nhật hay Philippines đều có thể đi lại tự do”.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đã từng phát biểu: “Sự thật là tương tự Mỹ, Hàn Quốc không phải đang đưa ra yêu sách. Theo tôi, toàn bộ lý do để Hàn Quốc lên tiếng là vì ủng hộ các nguyên tắc toàn cầu và ủng hộ phán quyết từ luật pháp chứ không phải vì lợi ích của riêng cá nhân”.
Dưới áp lực phải thể hiện rõ quan điểm, tại một hội nghị với ASEAN, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye phát biểu tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông phải được bảo đảm. Bà cũng phản đối quân sự hóa tại vùng biển này.
Các nhà phân tích nhấn mạnh, không nằm trong quan hệ địa-chính trị của khu vực nên Hàn Quốc nhìn biển Đông với khía cạnh an ninh năng lượng và lợi ích kinh tế. Vì vậy, các lời kêu gọi của Hàn Quốc có thể hướng đến duy trì mở rộng hàng hải.
Chuyên gia địa-chính trị nổi tiếng Robert D. Kaplan nhận định: “Chính sách cân bằng giữa hai cường quốc gần như là đúng. Nhưng sẽ đến lúc Hàn Quốc phải gây áp lực lên Trung Quốc rằng thống trị biển Đông không tạo ra lợi ích cho Seoul”.
Trong khi đó, chuyên gia Micheal Raska ở Trường S. Rajaratnam về nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) dự đoán Hàn Quốc có thể bỏ qua các tuyên bố ngoại giao kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình.
Ông nhận định: “Hàn Quốc có thể triển khai hoạt động trên biển lâu dài, không chỉ để ủng hộ tự do hàng hải và quyền qua lại trên biển và trên không tại biển Đông mà còn để phát triển các quan hệ quan trọng, ngăn chặn căng thẳng leo thang và lo lắng về thái độ của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cho rằng Seoul nên có bước đi cẩn trọng để tránh rơi vào cuộc ganh đua địa-chính trị đang trở nên gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.
GS khoa học chính trị Lee Dong-ryul nhận xét: “Nhìn bên ngoài, tranh chấp biển Đông là một phần của cuộc chạy đua địa-chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy Hàn Quốc cần tránh bị lôi kéo”. Ông cũng chỉ ra rằng hai cường quốc này có thể muốn tiết giảm căng thẳng địa-chính trị để tránh làm hỏng quan hệ hợp tác giữa hai bên về giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực, trong đó có biến đổi khí hậu và chủ nghĩa khủng bố.(PLO)
Chiến hạm Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc
Một tàu chiến Indonesia đã bắt một tàu Trung Quốc bị tình nghi đánh bắt trái phép trong vùng biển xung quanh quần đảo Natuna hồi cuối tuần qua.
Quân đội Indonesia ngày 29/5 thông báo, khi tàu hộ tống Oswald Siahaan 354 đang tuần tra trên biển thì phát hiện tàu Gui Bei Yu của Trung Quốc. Sau khi nhận định tàu này đang đánh bắt trái phép, tàu Indonesia đã bắt tàu Trung Quốc cùng 8 người trên tàu.
“Tàu Trung Quốc có dấu hiệu đánh bắt trái phép do chúng tôi phát hiện trên tàu trữ nhiều cá tươi. Đây là những loại cá mà vùng biển này mới có”, phát ngôn viên Hạm đội phía Tây Budi Amin nói với báo Straits Times.
Một phát ngôn viên Căn cứ hải quân thứ 4 của Indonesia đặt tại tỉnh đảo Riau nói, cảnh sát biển Trung Quốc không có hành động ngăn chặn khi lực lượng Indonesia bước lên tàu Trung Quốc để bắt các thuỷ thủ đoàn.
Căng thẳng ngoại giao giữa Indonesia và Trung Quốc nảy sinh từ tháng 3 năm nay, sau vài lần chạm trán giữa các tàu 2 nước xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia.
Tàu chiến Indonesia từng bắt một tàu kéo lưới Trung Quốc vào ngày 22/4 vì hoạt động đánh bắt trái phép ở ngoài khơi tỉnh Bắc Sumatra.
Trước đó, vào ngày 19/3, hải quân Indonesia bắt một tàu cá Trung Quốc và 8 thuỷ thủ khi nó hoạt động trái phép ở quần đảo Natuna.
Vị trí quần đảo Natuna. Đồ họa: USCNPM
Khi đó, Bắc Kinh tuyên bố phía Indonesia đã tấn công trước do tàu của họ chỉ hoạt động trong “ngư trường truyền thống” của Bắc Kinh. Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã ngăn cản hoạt động của tàu Indonesia và giải phóng các ngư dân bị bắt, dấy lên căng thẳng ngoại giao giữa 2 nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh từng tuyên bố, quần đảo Natuna thuộc chủ quyền Indonesia và Bắc Kinh tôn trong điều này.
Nga, Mỹ thảo luận khả năng tham gia chiến dịch chung tại Syria
Mỹ và Nga đã thảo luận về đề xuất của Moskva tiến hành các chiến dịch chung chống những nhóm phiến quân ở Syria không tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn ở quốc gia Trung Đông này.
Binh sĩ Syria làm nhiệm vụ tại khu vực al-Qaryatain, tỉnh Homs, miền trung Syria ngày 4/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đề xuất trước đó của Nga, mục đích của các cuộc không kích này là nhằm chống lại Mặt trận al-Nusra và các nhóm vũ trang bất hợp pháp, vốn không ủng hộ thực thi lệnh ngừng bắn tạm thời tại Syria do chính Moskva và Washington làm trung gian. Theo Nga, các cuộc không kích chung cũng sẽ nhằm vào các đoàn xe chứa vũ khí và đạn dược, trong đó có những đoàn xe quân sự xâm nhập Syria qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết thêm đề xuất trên đã được bàn bạc với Chính phủ Syria và được thảo luận với các chuyên gia quân sự Mỹ ở thủ đô Amman của Jordan.
Mỹ vẫn có quân đội hùng mạnh nhất thế giới
Quân đội mạnh nhất thế giới hiện nay là Mỹ, tiếp theo là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Anh. Đặc biệt, kể từ năm 1945 đến nay, lực lượng vũ trang của Mỹ luôn đứng số một thế giới.