tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 30-01-2016

  • Cập nhật : 30/01/2016

Giới chức Mỹ: Triều Tiên có thể sắp phóng tàu vũ trụ

Reuters dẫn lời giới chức Mỹ nói rằng Mỹ đã gia tăng các hoạt động xung quanh địa điểm phóng tên lửa mà Triều Tiên có thể chuẩn bị cho một vụ phóng tàu vũ trụ.

Theo Reuters, Mỹ đưa ra thông báo này trong bối cảnh lo ngại lên cao việc Bình Nhưỡng có thể sử dụng công nghệ không gian để nâng cao khả năng tên lửa của nước này. Cảnh báo cũng đưa ra trong thời gian các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thảo luận các gói trừng phạt mới áp đặt cho Bình Nhưỡng sau vụ nước này tiến hành thử hạt nhân lần 4 hôm 6-1.

 hinh anh ve tinh ve diem thu hat nhan cua trieu tien. anh: ap

 Hình ảnh vệ tinh về điểm thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: AP

Giới chức Mỹ dẫn nguồn tin tình báo cho biết Triều Tiên đang vận chuyển các thành phần, vật liệu và chất nổ đẩy tại cơ sở phóng vệ tinh Sohae của nước này. Do đó, có thể một vụ thử nghiệm sẽ xảy ra trong vài tuần tới.

 “Lo ngại của chúng tôi là khi Triều Tiên chuẩn bị tiến hành một vụ phóng vào không gian, sử dụng công nghệ tương tự như việc phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM)” - một quan chức nói.

“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ 24/7 những hoạt động này của Bình Nhưỡng” - quan chức khác nói.

Theo Joe Bermudez - Giám đốc phân tích tại hãng tình báo thương mại AllSource Analysis, từ những hình ảnh vệ tinh thu được cho thấy Bình Nhưỡng đang ráo riết vận chuyển các phương tiện, vật liệu và các hoạt động khác có thể dẫn đến suy đoán nước này đang chuẩn bị cho một vụ thử động cơ tên lửa.

Các hoạt động này cũng được ghi nhận tại các bệ phóng, tuy nhiên, chưa rõ liệu một quả tên lửa có được vận chuyển tới địa điểm trên hay không. Các nhà phân tích nói rằng những hình ảnh trên được chụp trong thời gian từ 28-12-2015 đến 25-1-2016 xung quanh cơ sở phóng tên lửa Sohae của Triều Tiên.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok từ chối bình luận thông tin trên.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến thăm Trung Quốc tuần này đã cảnh báo nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un việc có ý định phát triển một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả nắng mang theo đầu đạn hạt nhân.

“Đó là một mối đe dọa mà Mỹ phải xem xét cực kỳ nghiêm túc” - ông Kerry nói với báo giới ở Bắc Kinh hôm 27-1. ”Mỹ sẽ làm tất cả những gì cần thiết để bảo vệ nhân dân nước tôi và những người bạn của chúng tôi trên thế giới” -ông Kerry nói. 


IS muốn lập 'hạm đội hải quân' ở Địa Trung Hải

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang âm mưu xây dựng một hạm đội tàu "tối tân" để gây chiến với các tàu từ khu vực biển Địa Trung Hải.
Tờ Daily Star (Anh) ngày 28-1 dẫn lời một sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh cảnh báo IS có kế hoạch tiến hành các hoạt động khủng bố bằng đường biển sau khi nhóm này có những bước tiến đáng kể dọc bờ biển Libya.
Các tàu du lịch và tàu chở hàng có thể là mục tiêu mà IS nhắm đến khi nhiều vũ khí tiên tiến của Nga hay Trung Quốc tiếp tục tràn lan trong khu vực và nhóm này có thể sở hữu những vũ khí trên.

Trong một diễn biến hết sức "thành công" của IS, nhóm này gần đây đã đánh chiếm Sirte, một thành phố ven biển của Libya. Đông thái trên đã gióng hồi chuông báo động ở châu Âu về nguy cơ các cuộc tấn công bằng đường biển.

 cac si quan hai quan canh bao is co the tien hanh cac hoat dong tan cong khung bo bang duong bien. (anh: getty images)

 Các sĩ quan hải quân cảnh báo IS có thể tiến hành các hoạt động tấn công khủng bố bằng đường biển. (Ảnh: Getty Images)

Phó Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh Clive Johnstone nói: "Chúng tôi biết rằng chúng (IS) có tham vọng hoạt động xa bờ, chúng tôi biết chúng muốn có một cánh tay đường biển đắc lực, giống như al Qaeda đã có một cánh tay hàng hải hỗ trợ".
Clive Johnstone cảnh báo các tàu lịch hay tàu thương mại đang ngày càng có nguy cơ trở thành mục tiêu bị tấn công. Ông nói thêm: "Trong tương lai, có khă năng một hệ thống vũ khí tiên tiến không kiểm soát sẽ bất ngờ nhắm mục tiêu vào một tàu hành trình hay một dàn khoan dầu hoặc một tàu chở hàng".
Phó Đô đốc Johnstone cho biết: "Tôi nghĩ rằng đây sẽ không phải là một hành động "tinh nghịch" có kế hoạch. Theo tôi, đó sẽ là một hành động mà gần như là một sai lầm. Đó cũng có thể là một hành động khủng bố tùy tiện mà đột nhiên gây ra những vấn đề dính líu tới phương Tây".
Hồi tuần trước, IS đã công bố một đoạn video dọa tấn công Tây Ban Nha, với hàng triệu khách du lịch tại nước này có thể là mục tiêu bị nhắm đến.

Trung Quốc buộc tội công dân Canada đánh cắp bí mật quốc gia

 Canada hôm 28-1 cho biết nước này đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến sau khi Trung Quốc buộc tội một công dân Canada làm gián điệp và đánh cắp bí mật quốc gia.
Kevin Garratt đã bị bắt hồi tháng 8-2014 gần biên giới Trung Quốc-Triều Tiên cùng vợ ông, người cũng bị bắt giữ trong nhiều tháng trước khi được thả hồi năm 2015.
Tân Hoa xã cho biết Garratt đã bị truy tố ở Đan Đông (thuộc tỉnh Liêu Ninh), một thành phố ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, nơi Garratts làm chủ một quán cà phê từ năm 2008.
"Trong quá trình điều tra, nhà chức trách Trung Quốc cũng phát hiện bằng chứng cho thấy Garratt chấp nhận nhiều nhiệm vụ từ các cơ quan gián điệp Canada để thu thập thông tin tình báo ở Trung Quốc", Tân Hoa xã đưa tin.

Vụ việc đã gây ra những căng thẳng giữa Ottawa và Bắc Kinh. Vụ bắt giữ xảy ra chưa đầy một tuần sau khi Canada cáo buộc tin tặc Trung Quốc đột nhập vào một mạng lưới máy tính quan trọng của nước này.

 hinh anh ong kevin garratt va gia dinh duoc con trai ong cung cap. (anh: cbc news/simeon garratt)

 Hình ảnh ông Kevin Garratt và gia đình được con trai ông cung cấp. (Ảnh: CBC News/Simeon Garratt)

"Canada cảm thấy lo ngại với bản cáo trạng kết tội Kevin Garratt mà Trung Quốc đưa ra. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với chính quyền Trung Quốc và đang theo dõi chặt chẽ diễn biến" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Canada Francois Lasalle nói. 
Bản cáo trạng được công bố một ngày sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau và các bộ trưởng nội các cấp cao nước này tham dự một bữa tiệc ở Ottawa được tổ chức bởi Trung Quốc để đánh dấu kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Trong khi đó, con trai Garratt là Simeon Garratt hy vọng anh sẽ được đoàn tụ gia đình. Simeon cho biết mẹ anh vẫn không thể trở lại Canada. Bà Julia Garratt được thả hồi tháng 2-2015 nhưng bị cấm rời khỏi Trung Quốc.
Charles Burton, một giáo sư thuộc Đại học Brock và từng là một nhà ngoại giao Canada cho biết bản cáo trạng có thể báo hiệu sự khởi đầu của một quá trình trục xuất cặp vợ chồng.
Đảng Bảo thủ đối lập yêu cầu Ottawa hành động để đảm bảo Garrett được thả. "Nó đầy sự mỉa mai. Trong khi Thủ tướng Chính phủ đang tham dự lễ kỷ kỷ niệm với các nhà ngoại giao Trung Quốc tại một sự kiện ở Ottawa đêm qua thì Kevin Garratt đang ngồi trong một nhà tù Trung Quốc", theo một tuyên bố từ đảng này.

Hoạt động nhộn nhịp của Mỹ ở châu Á

Tháng 2 tới, tốc độ tiếp cận ở cấp cao với châu Á sẽ tăng tốc với hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands (Mỹ).

Năm 2016 đi qua chưa đầy một tháng nhưng hoạt động ngoại giao của các quan chức Mỹ với châu Á-Thái Bình Dương đã trở nên tấp nập.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa đến thăm Lào, Campuchia và Trung Quốc. Tổng thống Obama đã chào đón Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đến Nhà Trắng hôm 20-1.

Trước đó, giữa tháng 1, Ngoại trưởng John Kerry cùng Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã gặp gỡ các đồng nghiệp Philippines trong tham vấn 2+2.

Trong bài viết trên tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 28-1, chuyên gia Brian Harding, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Vì tiến bộ Mỹ, nhận định trong tháng 2 tới, tốc độ tiếp cận ở cấp cao với châu Á sẽ tăng tốc khi Tổng thống Obama chủ trì hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN tại Sunnylands (Mỹ).

Theo chuyên gia Brian Harding, nước Mỹ đã thu hoạch đáng kể tại châu Á dưới thời chính quyền Obama như kết thúc thành công các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các thỏa thuận về tiếp cận quân sự ở Đông Nam Á và châu Đại Dương, thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu với Trung Quốc và các nguyên tắc chỉ đạo mới nhằm hiện đại hóa liên minh Mỹ-Nhật cùng nhiều vấn đề khác.

tong thong obama hoi dam voi thu tuong uc malcolm turnbull ngay 20-1 tai phong bau duc. anh: ap

Tổng thống Obama hội đàm với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ngày 20-1 tại Phòng Bầu dục. Ảnh: AP

Những thành tựu này sẽ để lại di sản đáng kể cho tổng thống Mỹ kế tiếp để dựa vào đó tiếp tục đào sâu quan hệ với châu Á.

Tuy nhiên, một thành tố then chốt nhưng không được đánh giá đầy đủ về việc đặt trọng tâm vào châu Á là tạo dựng một cấu trúc đa dạng hơn bởi hành động can dự của Mỹ chỉ mới hình thành trước năm 2009.

Trong khi đó, khuôn khổ vững chắc của hành động can dự vào châu Âu đã phát triển trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh với các hội nghị thượng đỉnh thường kỳ của NATO và hàng loạt hội nghị cấp bộ trưởng của khối vốn ít có cơ cấu tồn tại ở châu Á để buộc các nhà lãnh đạo Mỹ phải tập trung vào châu Á.

Hậu quả là trong nhiều thập niên, khi các tổng thống và quan chức nội các Mỹ xem lại các cam kết trong năm, họ thấy hàng loạt cuộc gặp xuyên Đại Tây Dương chứ ít thấy yêu cầu phải can dự vào châu Á.

Tốc độ thăm viếng của tổng thống Mỹ đến châu Á bắt đầu tăng lên đáng kể từ thời Tổng thống Bill Clinton. Thế nhưng điều này không có nghĩa ông Clinton và người kế nhiệm Bush luôn có lý do để đến châu Á.

Họ đã không đến khu vực này khi các hội nghị APEC diễn ra ở châu Mỹ và châu Đại Dương (vào những năm 1997, 1999, 2004 và 2007).

Trong khi đó, Tổng thống Obama tạo ra khác biệt với hàng loạt chuyến thăm châu Á trong năm 2016. Hai bộ trưởng Ngoại giao và bộ trưởng Quốc phòng của ông cũng bận rộn với hoạt động can dự thường xuyên ở châu Á.

Chẳng hạn, hai bộ trưởng đã mở rộng hội nghị 2+2 cấp nội các, vốn trước đó chỉ được thực hiện với Nhật và Úc để bao gồm thêm Hàn Quốc và Philippines. Ngoại trưởng và bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng đã cùng nhau tham gia Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung.

Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc đã tạo lập hàng loạt cơ chế can dự ở cấp dưới nội các, cụ thể như đối thoại về chiến lược và chính sách quốc phòng với Philippines và Malaysia.


Sợ Triều Tiên, Hàn Quốc muốn tham gia lá chắn tên lửa Mỹ

Sau vụ thử hạt nhân mới đây của Triều Tiên, chính quyền Hàn Quốc đã tăng tốc đàm phán với Mỹ để triển khai lá chắn tên lửa hiện đại THAAD trên bán đảo Triều Tiên.

ten lua danh chan thaad duoc phong di trong mot cuoc thu nghiem cua quan doi my - anh: reuters

Tên lửa đánh chặn THAAD được phóng đi trong một cuộc thử nghiệm của quân đội Mỹ - Ảnh: Reuters

Theo báo Wall Street Journal, các quan chức chính phủ Mỹ tiết lộ ngay sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ tư, Seoul đã tăng cường đàm phán không chính thức về việc gia nhập lá chắn tên lửa THAAD của Washington.

Tổng thống Park Geun-Hye và Bộ trưởng Quốc phòng Han Min-Koo công khai tuyên bố cần phải xem xét tham gia lá chắn tên lửa THAAD.

“Việc xem xét là cần thiết bởi năng lực phòng thủ tên lửa của chúng ta là khá hạn chế” - ông Han giải thích.

Các hệ thống phòng thủ hiện tại của Hàn Quốc chỉ có thể đánh chặn tên lửa ở độ cao thấp. Điều đó có nghĩa là khả năng đánh chặn thành công là nhỏ. Trong khi đó hệ thống THAAD do hãng Lockheed Martin và Raytheon phát triển có thể đánh chặn tên lửa ở độ cao lớn.

Lá chắn hiện đại khiến Trung Quốc sợ

Nếu tham gia hệ thống THAAD, quân đội Hàn Quốc sẽ có nhiều thời gian hơn để đánh chặn một quả tên lửa đạn đạo của kẻ thù. Ngoài ra lá chắn THAAD còn có thể che chắn rất nhiều khu vực của Hàn Quốc, điều mà các lá chắn tên lửa của nước này không làm được.

Mới đây Phó chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Lee Seok-Hyun cũng mô tả THAAD là “hệ thống phòng thủ không thể thiếu” của nước này. Nhiều khả năng Mỹ sẽ chính thức công bố việc đàm phán với Hàn Quốc về kế hoạch triển khai lá chắn THAAD vào tuần tới.

“Có nhiều dấu hiệu cho thấy hai bên chắc chắn sẽ đạt được thỏa thuận về THAAD” - WSJ dẫn lời một cựu quan chức Nhà Trắng nhận định.

Trong khi đó, người phát ngôn Văn phòng tổng thống Hàn Quốc tuyên bố Seoul đang xem xét mọi khả năng về phòng thủ tên lửa để đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia.

Sự lo ngại càng gia tăng khi hãng tin Nhật Kyodo News đưa tin các hình ảnh chụp từ vệ tinh ở khu thử tên lửa của Triều Tiên cho thấy Bình Nhưỡng có thể sẽ thử tên lửa đạn đạo trong vài ngày tới.

Một vụ thử tên lửa mới sẽ cho thấy Bình Nhưỡng quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa để bảo vệ chế độ.

Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc tìm cách phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa riêng nhưng mọi nỗ lực chưa đi đến đâu.

Năm 2014, các quan chức Mỹ đề xuất triển khai lá chắn THAAD ở Hàn Quốc. Khi đó, dư luận Hàn Quốc tranh cãi về sự cân bằng giữa liên minh quân sự với Mỹ và quan hệ kinh tế thân cận với Trung Quốc.

Bởi Bắc Kinh công khai lên tiếng phản đối kế hoạch này. Radar của hệ thống lá chắn tên lửa THAAD không chỉ bao phủ cả Triều Tiên mà còn vươn tới phía bắc Trung Quốc.

Từ năm 2014, Tân Hoa xã đã cảnh báo Hàn Quốc “sẽ phải hi sinh mối quan hệ với Trung Quốc nếu bị lôi kéo vào hệ thống phòng thủ này”.

Triều Tiên thử thành phần bom nhiệt hạch

Tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên càng trở nên phức tạp hơn khi mới đây các quan chức Mỹ tuyên bố có thể Triều Tiên đã thực sự thử các thành phần của một quả bom nhiệt hạch hôm 6-1 chứ không phải là nói suông như các nhận định ban đầu.

Theo CNN, một quan chức Nhà Trắng cho biết nhận định trên được đưa ra sau các phân tích kỹ lưỡng những thông tin tình báo mới nhất.

Các chuyên gia Mỹ đã phân tích dữ liệu địa chấn từ vụ động đất ngày 6-1 và phát hiện quả bom hạt nhân được thử ở độ sâu cao gấp hai lần đánh giá ban đầu.

Đây là độ sâu cần thiết để thử bom nhiệt hạch có sức công phá lớn hơn hẳn bom hạt nhân. Tuy nhiên quy mô trận động đất cho thấy đây chưa phải là một quả bom nhiệt hạch đầy đủ. Các chuyên gia Mỹ đánh giá Triều Tiên chỉ thử một số bộ phận của bom nhiệt hạch, ví dụ như ngòi nổ.

Trước đó giới chuyên gia đều đánh giá quy mô của vụ nổ cho thấy Triều Tiên chỉ thử bom nguyên tử thông thường. Theo một số quan chức Mỹ, kể cả việc Bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch thất bại cũng cho thấy bước chuyển biến đáng lo ngại trong chương trình hạt nhân của nước này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục