tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 29-01-2016

  • Cập nhật : 29/01/2016

Tổng thống sắp mãn nhiệm Myanmar cam kết hỗ trợ chính phủ mới

Tổng thống Myanmar Thein Sein hôm nay kêu gọi các đảng phái chính trị cùng phối hợp vì lợi ích quốc gia, nói ông sẽ hỗ trợ chính phủ mới do bà Aung San Suu Kyi thiết lập.
tong thong myanmar thein sein (trai) bat tay ba aung san suu kyi trong cuoc gap ngay 2/12/2015 tai thu do naypyitaw. anh: ap.

Tổng thống Myanmar Thein Sein (trái) bắt tay bà Aung San Suu Kyi trong cuộc gặp ngày 2/12/2015 tại thủ đô Naypyitaw. Ảnh: AP.

"Do đảng giành chiến thắng cần làm việc vì lợi ích quốc gia, các đảng thiểu số cũng cần phải hợp tác và, đôi khi, chỉ trích nếu cần thiết cho đất nước", Reuters dẫn lời Tổng thống Myanmar Thein Sein nói. "Chính phủ của chúng tôi sẽ giúp đỡ chính phủ mới".

Ông Thein Sein đưa ra phát biểu trên trong cuộc gặp các nhà lập pháp trong nhiệm kỳ 5 năm hiện tại, kết thúc vào ngày 29/1, và những người mới được lựa chọn trong cuộc bầu cử năm ngoái, với chiến thắng thuộc về đảng đối lập Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.

Tại cuộc gặp, ông Thein Sein, 70 tuổi, nêu ra những thành tựu lớn nhất mà ông đạt được trong nhiệm kỳ 5 năm kết thúc vào tháng 3. Bằng một chương trình chính trị và kinh tế tham vọng, ông đã đưa đất nước hơn 50 triệu dân từ nghèo khó thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Quốc hội Myanmar mới, đảng NLD chiếm đa số, dự kiến tổ chức họp vào ngày 1/2 để chọn ra chủ tịch và các vị trí chủ chốt trong cơ quan này trước khi bầu tổng thống vài tuần sau đó.

Hạ viện, thượng viện và khối quân đội trong quốc hội, mỗi bên được đề cử một ứng viên. Quốc hội tiếp đó bỏ phiếu để chọn ra người chiến thắng, sẽ trở thành tổng thống Myanmar và thiết lập chính phủ.

NLD, chiếm 80% tổng số ghế đưa ra tranh cử trong quốc hội, có đủ phiếu bầu để chọn tổng thống của riêng đảng này. Tuy nhiên, bà Suu Kyi không thể lên nắm quyền bởi hiến pháp Myanmar năm 2008 không cho phép người có con hoặc chồng là người ngoại quốc làm tổng thống. Con trai cùng người chồng quá cố của bà Suu Kyi đều là người Anh.


Chiến đấu cơ Ấn Độ bắn 97 phát đạn vào bóng bay từ Pakistan

Su-30 của Ấn Độ bắn rơi quả bóng bay có chữ "Chúc mừng Sinh nhật" từ Pakistan bay sang vì nghi nó có thể mang chất nổ.
vat lieu thu duoc tai hien truong. anh: thehansindia

Vật liệu thu được tại hiện trường. Ảnh: thehansindia

"Radar của chúng tôi phát hiện một vật thể bay bắt sáng đi vào không phận. Một chiến đấu cơ nhanh chóng được triển khai, chặn và bắn rơi nó", Indian Express dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar hôm qua nói.

"Pakistan sẽ được đề nghị tránh những sự cố này trong tương lai. Dường như Pakistan đang kiểm tra phản ứng của chúng tôi", Parrikar cho hay.  Không có người bị thương hay thiệt hại về vật chất trong vụ việc.

Trong thông cáo phát hôm qua, Không quân Ấn Độ cho biết: "Do báo động an ninh cao, quả bóng với đường kính khoảng 3 m bị bắn do nó có thể mang theo đầu đạn. Tuy nhiên, theo phân tích mảnh vỡ, giới chức xác định không có đầu đạn nguy hiểm".

Các nguồn tin của không quân cho hay quả bóng có chữ "Happy Birthday" (Chúc mừng Sinh nhật) viết bên trên, bay ở độ cao 8.000 m. Máy bay nã 97 phát đạn từ nòng pháo 30 mm, bắn rơi bóng. Các nguồn tin cho biết chiến dịch kéo dài khoảng 15 phút.

"Các căn cứ được đặt trong tình trạng báo động cao cho ngày Cộng hòa. Nếu không, phản ứng có thể sẽ khác. Tuy nhiên, tiêu chuẩn quy trình hoạt động vẫn được tuân thủ", một quan chức không quân nói thêm. 

Truyền thông Ấn Độ ban đầu đưa tin chiến đấu cơ nước này hôm 26/1 vô tình thả nhầm 5 quả bom xuống làng Gugdi, huyện Barmer, bang Rajasthan. Tiếng nổ được nghe thấy trong phạm vi rộng. Tuy nhiên, không quân sau đó cho biết họ không thả bất cứ vật gì xuống đất.  


Thụy Điển sẽ trục xuất 80.000 người nhập cư

Thụy Điển dự định trục xuất một lượng lớn người di cư đến trong năm ngoái và cả những người xin tị nạn bị từ chối trước đó. 
mot nguoi di cu cau nguyen khi dang tren duong toi thuy dien nam ngoai. anh:afp

Một người di cư cầu nguyện khi đang trên đường tới Thụy Điển năm ngoái. Ảnh:AFP

"Chúng tôi đang thảo luận mức 60.000 người, nhưng con số có thể lên tới 80.000", AFP dẫn lại lời ông Anders Ygeman nói với truyền thông Thụy Điển hôm qua.

Theo ông Ygeman, chính phủ đã yêu cầu cảnh sát và nhà chức trách liên quan tổ chức việc trục xuất. Việc trục xuất người di cư không được phê chuẩn đơn xin tị nạn đã bị chính phủ Thụy Điển trì hoãn vài năm qua.  

Thụy Điển là một trong những nước thuộc EU tiếp nhận số lượng người di cư nhiều nhất so với dân số khoảng 9,8 triệu người. Riêng năm ngoái, nước này đã cho phép 160.000 người nhập cư vào lãnh thổ.

Tuy nhiên con số giảm mạnh từ khi Stockholm áp dụng hệ thống kiểm tra ảnh chứng minh thư tự động vào ngày 4/1.

Các quan chức Thụy Điển hôm 26/1 kêu gọi thắt chặt biện pháp kiểm tra an ninh tại các trung tâm tị nạn, sau khi xảy ra một vụ tấn công bằng dao tại trung tâm dành cho các thanh thiếu niên tị nạn không có người lớn đi kèm, khiến một nữ nhân viên thiệt mạng.

Nghi phạm là nam thiếu niên xin tị nạn đang tạm trú tại một trung tâmở Molndal, gần Gothenburg, thuộc vùng duyên hải phía tây Thụy Điển.

Nạn nhân thiệt mạng là Alexandra Mezher, 22 tuổi, đến từ Lebanon. Nguyên nhân vụ án mạng chưa được làm rõ. Cái chết của cô này khiến nhiều người đặt câu hỏi về khả năng của Thụy Điển trong việc đảm bảo trật tự ở một số trung tâm tiếp nhận người nhập cư đang trong tình trạng quá tải.

Hầu hết người di cư đến từ những khu vực bất ổn ở Trung Đông như Syria, Iraq và Afghanistan. Dòng người vẫn tràn sang châu Âu bất chấp thời tiết giá lạnh của mùa đông.

Liên Hợp Quốc cho biết đến nay hơn 46.000 người đã tới Hy Lạp, trong đó 170 người thiệt mạng trên đường vượt biên.

Tại nước láng giềng Đan Mạch, quốc hội đã thông qua dự luật gây tranh cãi cho phép nhà chức trách tịch thu tài sản có giá trị của người di cư, nhằm giảm lượng người tị nạn đến nước này.


Syria bị tố từ chối viện trợ của Liên Hợp Quốc

Một quan chức cấp cao Liên Hợp Quốc hôm qua cho biết Syria năm ngoái không đáp lại hầu hết các yêu cầu của họ nhằm cung cấp viện trợ nhân đạo tới nước này.
doan xe vien tro cua hoi chu thap do va lien hop quoc toi syria. anh: reuters

Đoàn xe viện trợ của Hội Chữ thập đỏ và Liên Hợp Quốc tới Syria. Ảnh: Reuters

Liên Hợp Quốc (LHQ) năm ngoái gửi 113 bản đề nghị tới chính quyền Syria để xin phép đưa các đoàn xe viện trợ nhân đạo vào nước này, song chỉ 10% trong số đó được thông qua, Reuters dẫn lời ông Stephen O'Brien, phó tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề về nhân đạo, cho hay. 10% yêu cầu khác đã được chính phủ Syria đồng ý về nguyên tắc nhưng không thể tiến hành bởi các lý do như an ninh kém, không có thỏa thuận về đi lại an toàn hay thiếu tính chính thống. Vẫn còn tới 75% yêu cầu chưa được trả lời.

Các chuyến xe này nếu được thông qua sẽ đưa hàng hóa viện trợ cùng các hỗ trợ khác cho khoảng 4,6 triệu người hiện sống tại những vùng khó tiếp cận hoặc đang bị bao vây ở Syria. Đến nay, mới chỉ có 620.000 người nhận được trợ giúp.

"Sự thờ ơ này là không thể chấp nhận được", ông O'Brien nói. "Ảnh hưởng của nó đã quá rõ ràng. Năm 2013, chúng tôi có thể giúp đỡ khoảng 2,9 triệu người thông qua các đoàn xe viện trợ nhưng vào năm ngoái, con số chỉ là 620.000 người".

Phía Syria chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào. Theo thống kê của LHQ, 13,5 triệu người Syria đang cần được viện trợ nhân đạo, tăng hơn 10 lần so với năm 2014. Cuộc nội chiến bùng phát ở Syria hồi đầu năm 2011 cùng sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đẩy quốc gia này vào tình trạng bất ổn triền miên. Gần 4,3 triệu người phải rời bỏ quê hương. Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 250.000 người.


Úc phá âm mưu đánh bom khủng bố bằng chuột túi

 Sevdet Ramadan Besim, 19 tuổi, bị cáo buộc đã lên kế hoạch buộc bom vào chuột túi, sơn biểu tượng nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) lên đó và thả con vật vào các nhóm cảnh sát rồi kích nổ.

doi tuong sevdet besim - anh: the age

Đối tượng Sevdet Besim - Ảnh: The Age

Theo các công tố viên Úc ngày 28-1, anh ta đã bàn bạc kế hoạch này với một đối tượng ở nước ngoài, tuy nhiên bị cơ quan tình báo phát hiện. 

Besim còn bị cáo buộc đã âm mưu tấn công và chặt đầu một sĩ quan cảnh sát ở Melbourne vào ngày Anzac (25-4). Đây là ngày Úc và New Zealand tưởng nhớ các thành viên quân đội Úc và New Zealand đổ bộ vào Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế chiến I. 

Điều tra cho thấy Besim đã lên mạng tìm kiếm thông tin về ngày Anzac tại Melbourne và Dandenong, tạo lịch nhắc nhở trên điện thoại để chuẩn bị cho một vụ tấn công khủng bố.

Besim là một trong 5 thanh thiếu niên bị Úc bắt giữ trong các cuộc đột kích của cảnh sát vào tháng 4 năm ngoái. Nhiều vũ khí như dao và kiếm cũng bị tịch thu trong các đợt đột kích này.

Cảnh sát nói Besim bị thôi thúc bởi hệ tư tưởng cực đoan và đã bày tỏ sự ủng hộ các nhóm khủng bố bị đặt ngoài vòng pháp luật, đặc biệt là IS.

Ngày 28-1, Besim đã bị đưa ra tòa sơ thẩm Melbourne và bị truy tố 4 tội danh, trong đó có tội định lên kế hoạch tấn công khủng bố. Phiên tòa xét xử kế tiếp sẽ diễn ra vào tuần tới.

Chuột túi hay kangaroo là biểu tượng của nước Úc. Loài này có chân sau khỏe, bàn chân dài và hẹp. Chúng ngồi trên những đôi chân này và đuôi xù to vững chắc. Nếu kiếm ăn hoặc di chuyển ở tốc độ chậm, chúng dùng tất cả 4 chân, còn khi đi nhanh thì chúng di chuyển bằng cách nhảy vọt.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục