tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 01-02-2016

  • Cập nhật : 01/02/2016

Nhật Bản đặt tên lửa giữa thủ đô đề phòng Triều Tiên

 Nhật Bản cho biết đã triển khai hai tên lửa đánh chặn Patriot tại Tokyo để đề phòng các động thái mới của Triều Tiên, ngay sau một báo cáo cho rằng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị một vụ phóng tên lửa không gian.
Theo thông tin trên trang chủ của tờ Japan News, hôm 30-1, hai bệ phóng tên lửa đất đối không Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) đã được lắp đặt gần trụ sở Bộ Quốc phòng. Bộ cho biết đây là biện pháp tự vệ trong trường hợp cần thiết bắn hạ tên lửa của Triều Tiên hay bất kỳ mảnh vỡ tên lửa nào rơi lên lãnh thổ Nhật Bản.

Tên lửa đất đối không chính xác được đặt ở các khu vực đô thị tỉnh Okinawa và Tokyo, vì có những lo ngại rằng đây là hai địa điểm tên lửa của Triều Tiên có khả năng đánh tới.

 cac don vi ten lua patriot advanced capability-3 (pac-3) tai bo quoc phong tokyo, nhat ban  ngay 29-1-2016  (kyodo / reuters)

 Các đơn vị tên lửa Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) tại Bộ Quốc phòng Tokyo, Nhật Bản  ngày 29-1-2016  (Kyodo / Reuters)

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, tướng Nakatani, thông báo rằng ông đã đưa ra một "sắc lệnh các biện pháp hủy diệt”, cho phép các lực lượng vũ trang tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm xa được tính toán là gây sẽ gây thiệt hại nguy hiểm đến Nhật Bản. Thông báo này được đưa ra hôm 29-1 tại một cuộc họp báo ở Tokyo.
Lực lượng Phòng vệ không quân Nhật Bản không phải là nhánh quân sự duy nhất của Nhật Bản tăng cường hoạt động. Lực lượng phòng vệ hải quân của nước này cũng đang gia tăng chuẩn bị bằng cách triển khai tàu khu trục Aegis trong vùng biển Nhật Bản và các khu vực khác.
"Chúng ta không thể loại trừ khả năng Triều Tiên có các hành động khiêu khích không cảnh trước, chẳng hạn như phóng tên lửa đạn đạo. Chính phủ phải luôn sẵn sàng bảo vệ cuộc sống của nhân dân" - Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga phát biểu trong cuộc họp báo.
Kể từ khi Bình Nhưỡng tuyên bố vào ngày 6-1 đã thử nổ thành công bom hydro, họ đã bị cộng đồng quốc tế giám sát nhất cử nhất động. Đang có lo ngại rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục phóng tên lửa khi mà nguồn tin Mỹ nói với hãng tin Kyodo rằng hình ảnh vệ tinh cho thấy một vụ phóng tên lửa không gian sắp diễn ra.

Thổ Nhĩ Kỳ tố máy bay Nga tiếp tục xâm phạm không phận

Hôm 30-1, Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Moscow sẽ nhận hậu quả sau khi nói rằng một chiến đấu cơ Su-34 của Nga đã xâm phạm không phận của Ankara một lần nữa.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã triệu tập đại sứ Nga vào cuối hôm 29-1, nói rằng việc xâm phạm là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Nga muốn các vấn đề giữa hai nước leo thang.
"Chúng tôi đang yêu cầu Nga không xâm phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như không phận NATO. Chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh những hậu quả không mong muốn của hành vi vô trách nhiệm như thế sẽ hoàn toàn thuộc về Nga", theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói việc xâm phạm không phận đã diễn ra và thúc giục Nga "đưa ra tất cả biện pháp cần thiết" để đảm bảo không phận NATO không bị xâm phạm một lần nữa. "Sự việc trước đây cho thấy hành vi như thế nguy hiểm đến mức nào".

 tong thong tho nhi ky tayyip erdogan noi muon gap ong putin sau vu 'may bay nga xam pham khong phan tho nhi ky lan nua'. (anh: reuters)

 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói muốn gặp ông Putin sau vụ 'máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ lần nữa'. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói rằng ông muốn gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin sau vụ việc. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov đã phủ nhận cáo buộc trên của Thổ Nhĩ Kỳ và gọi cáo buộc "đơn thuần là tuyên truyền".
Ông cho biết việc lắp đặt radar của Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng xác định một máy bay đặc biệt hoặc loại máy bay hay máy bay của quốc gia nào và không có cảnh báo bằng lời nói đã được đưa ra bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga.
Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ của Nga hồi tháng 11-2014 sau cáo buộc máy bay Nga "xâm phạm không phận" của Ankara đã làm quan hệ hai nước xấu đi trầm trọng. Nga thậm chí đã áp đặt một số lệnh trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Đàm phán hoà bình Syria sắp diễn ra

Phe đối lập Syria muốn chính phủ Syria thả tù nhân như một biện pháp xây dựng lòng tin trước khi đàm phán. LHQ dự kiến vòng đàm phán sẽ kéo dài sáu tháng.

Ngày 31-1 (giờ Thuỵ Sĩ), phái đoàn phe đối lập Syria sẽ gặp trung gian hoà giải của LHQ – đặc phái viên LHQ Staffan de Mistura tại Geneva (Thuỵ Sĩ) trong khuôn khổ vòng đàm phán tìm kiếm hoà bình cho Syria do LHQ làm trung gian.

Sau nhiều ngày hoãn, phái đoàn phe đối lập Syria được biết đến với tên Uỷ ban Thương lượng Cấp cao (HNC) gồm 17 thành viên có quan điểm đối lập Tổng thống Syria Bashar al-Assad về chính trị và quân sự đã đến Geneva vào ngày 30-1 để tham gia vòng đàm phán.

lieu vong dam phan nay co mang lai hoa binh cho syria sau nam nam noi chien dau thuong va tan hoang? (anh: bnp.org.uk) 

Liệu vòng đàm phán này có mang lại hoà bình cho Syria sau năm năm nội chiến đau thương và tan hoang? (Ảnh: BNP.ORG.UK) 

Theo báo The Guardian (Anh) thì trong cuộc gặp đặc phái viên LHQ Staffan de Mistura, phe đối lập Syria sẽ nêu ra yêu cầu chính phủ Syria trả tự do khoảng 3.000 tù nhân, bỏ lệnh phong toả cũng như ngưng ném bom các khu vực phe đối lập đang kiểm soát như biện pháp xây dựng lòng tin để hai bên bắt đầu đàm phán.

Cuộc gặp giữa ông Staffan de Mistura và phái đoàn chính phủ Syria diễn ra ngày 29-1. Ngày làm việc chính thức của vòng đàm phán sẽ diễn ra vào ngày 1-2. Dự kiến của LHQ là vòng đàm phán này sẽ kéo dài sáu tháng. Đầu tiên là tìm kiếm một thoả thuận ngừng bắn, sau đó thống nhất một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài năm năm làm hơn 250.000 người chết và hơn 10 triệu người mất nhà cửa.

dac phai vien lhq staffan de mistura hop bao sau cuoc gap phai doan chinh phu syria tai geneva (thuy si) ngay 29-1. (anh: guardian) 

Đặc phái viên LHQ Staffan de Mistura họp báo sau cuộc gặp phái đoàn chính phủ Syria tại Geneva (Thuỵ Sĩ) ngày 29-1. (Ảnh: GUARDIAN) 

Theo người phát ngôn phái đoàn phe đối lập Salim al-Muslat, phe đối lập Syria đến Geneva vì muốn kiểm tra sự nghiêm túc của cộng đồng quốc tế trong thực hiện lời hứa của mình với nhân dân Syria cũng như của chính phủ Syria trong thực hiện các bổn phận nhân đạo, và thật sự muốn tìm một giải pháp chính trị hoà bình để giải quyết cuộc nội chiến.

dac phai vien lhq staffan de mistura (phai) gap dai su syria tai lhq bashar al jaafari tai geneva (thuy si) ngay 29-1. (anh: reuters) 

Đặc phái viên LHQ Staffan de Mistura (phải) gặp đại sứ Syria tại LHQ Bashar al Jaafari tại Geneva (Thuỵ Sĩ) ngày 29-1. (Ảnh: REUTERS) 

Ông Salim al-Muslat cho biết phe đối lập Syria xác định tuân thủ nghị quyết của LHQ yêu cầu các bên tạo điều kiện cho cứu trợ, thả tù nhân, chấm dứt chiếm đóng và giao chiến tại các khu vực dân cư. Đồng thời yêu cầu các nước đã thống nhất nghị quyết này của LHQ vào tháng trước, trong đó có chính phủ Syria và Nga cần nghiêm túc tuân theo.

Các trận không kích của Nga tại Syria gần bốn tháng qua đã giết gần 1.400 dân thường, tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết cùng ngày. Ngày 30-1, tổ chức từ thiện Medecins Sans Frontieres cho biết có 16 người ở thị trấn Madaya (Syria, đang bị chính phủ phong toả) đã chết vì đói, cứu trợ đã không thể đến kịp.


Thụy Điển âm thầm chuẩn bị chiến tranh với Nga?

Mặc dù từ trước đến giờ luôn được xem là nước trung lập, những tài liệu rò rỉ gần đây cho thấy Thụy Điển đang chuẩn bị chiến tranh với Nga.
Năm 2014, chính quyền Thụy Điển cho rằng một tàu ngầm Nga đã tuần tra vùng biển xung quanh đảo Gotland. Tuy nhiên sau đó họ đã thừa nhận đó chỉ là nhầm lẫn.
Và sự hiểu lầm vẫn chưa dừng lại ở đó. Theo như một tài liệu lưu thông nội bộ của Thiếu tướng Tổng Tư lệnh quân đội Thụy Điển Anders Brannstrom, quân đội nước này phải chuẩn bị kỹ càng trước “đối thủ nhiều kinh nghiệm”.
“Thế giới có thể nổ ra chiến tranh chỉ trong một vài năm” - tài liệu viết. “Chúng ta phải tập hợp mọi lực lượng có thể, thực thi những quyết định chính trị.”

Tài liệu nhắc lại nhu cầu quân đội về “khả năng chiến đấu vũ trang chống lại một đối thủ dày dặn kinh nghiệm”.

 cang thang dang cao giua thuy dien va nga

 Căng thẳng dâng cao giữa Thụy Điển và Nga

Không khó để nhận ra “đối thủ” mà tài liệu nhắc tới chính là Nga. Các nước Bắc Âu đã liên tục cắt giảm biên chế quân sự của mình kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Thế nhưng, từ sau khi nhìn thấy các tàu ngầm bóng ma, ngân sách quốc phòng đã yêu cầu tăng thêm 696 triệu USD.
Stockholm cũng bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ trong việc gia nhập NATO, một tổ chức có thể được cho là tồn tại chỉ vì những cáo buộc vô căn cứ về việc Nga “gây hấn”.
Hồi đầu tháng 1 này, Thụy Điển đã ký một thỏa thuận song phương với Đan Mạch nhằm tăng cường hợp tác quân sự.
"Với việc mở rộng hợp tác quốc phòng, các lực lượng vũ trang Thụy Điển và Đan Mạch sẽ được xem xét điều kiện cho các hợp tác hoạt động cụ thể hơn” - theo tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Thụy Điển.
Trước đó Thụy Điển cũng đã có một thỏa thuận hợp tác quân sự với Phần Lan.
Tuy nhiên, Tư lệnh tối cao Michael Byde dường như không đồng ý rằng Thụy Điển đang đối mặt mối đe dọa quân sự.

Hơn 2.200 binh sĩ Kiev thiệt mạng tại miền đông Ukraine

Tờ Tân Hoa xã trích lời tổng thống Ukraine Petro Poroshenko rằng có ít nhất 2.269 binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột ở miền đông Ukraine nổ ra gần hai năm trước.

Trong số những người thiệt mạng, có 21 người dưới 18 tuổi và 650 quân nhân trong độ tuổi từ 18 đến 25, tổng thống nói trong một cuộc đối thoại với sinh viên Học viện quân sự Kiev Military Lyceum.

Tổng cộng có 121.000 quân nhân người Ukraine tham gia vào các cuộc xung đột chống lại quân nổi dậy đòi độc lập ở các vùng Lugansk và Donetsk, Poroshenko nói.

 co it nhat 2.269 binh si chinh phu da thiet mang ke tu khi cuoc xung dot o mien dong ukraine no ra gan hai nam truoc.

 Có ít nhất 2.269 binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột ở miền đông Ukraine nổ ra gần hai năm trước.

Các cuộc xung đột đẫm máu đã hoành hành ở vùng phía đông của Ukraine kể từ tháng 4-2014, khi quân đội chính phủ khởi động cuộc tấn công chống lại quân nổi dậy giành lại, nhằm giành quyền kiểm soát đối với các thành phố và thị trấn đang bị trấn giữ.
Kể từ đó, hơn 9.000 người, bao gồm cả các binh lính và dân thường, đã thiệt mạng và khoảng 20.000 người khác bị thương nặng.
Trong những tháng gần đây, xung đột đã giảm đáng kể sau khi các phe lâm chiến đã tuyên bố ngừng bắn toàn diện tại các khu vực xung đột vào tháng 5-2015.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục