tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 27-04-2016

  • Cập nhật : 27/04/2016

Chiến hạm Nhật cập cảng nhìn ra Biển Đông ở Philippines

Một tàu chiến Nhật Bản hôm nay cập một cảng của Philippines gần Biển Đông, thể hiện sự tăng cường quan hệ an ninh giữa hai nước trong việc đối phó với Trung Quốc.
tau khu truc ise. anh: mod.go.jp.

Tàu khu trục Ise. Ảnh: mod.go.jp.

Tàu khu trục Ise của Nhật Bản neo trong vịnh Subic khi đang tham gia nhiệm vụ "huấn luyện di chuyển", AFP dẫn lời Masaki Takada, thuyền trưởng tàu Ise, nói.

"Chúng tôi muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Philippines", thuyền trưởng Takada cho biết. Ông không nêu rõ Ise có liên lạc với các tàu hải quân Trung Quốc trong quá trình di chuyển hay không.

Đây là lần thứ hai trong vòng ba tuần tàu Nhật Bản vào vịnh Subic, căn cứ hải quân cũ của Mỹ nằm cách bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc đang kiểm soát, khoảng 200 km. Bãi cạn Scarborough là tâm điểm tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn từ Philippines năm 2012 và thường xuyên triển khai tàu hải cảnh tới khu vực.

Philippines, đồng minh của Mỹ, đang tìm cách thắt chặt quan hệ với Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng liên quan đến vấn đề chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông ở mức cao. Nhật Bản và Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Nhật Bản trong tháng 2 đã đồng ý cung cấp cho Philippines các khí tài quân sự, có thể gồm phi cơ trinh sát chống ngầm và radar.


Nhật Bản phải chi hơn 4,5 tỉ USD để phục hồi sau động đất

Chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị ngân sách bổ sung hơn 4,5 tỉ USD để tái xây dựng những khu vực bị thiệt hại do động đất ở miền Nam Nhật Bản.

Theo CNA, ngày 24-4, Thủ tướng Shinzo Abe đã yêu cầu chính phủ sắp xếp các gói ngân sách bổ sung để tài trợ cho các dự án tái xây dựng.

Chính phủ đang chờ nội các thông qua đề nghị này vào ngày 13-5 và sẽ tiến hành tái xây dựng vào ngày 1-6 khi phiên họp hiện tại của Quốc hội kết thúc, một nguồn tin cho biết.

nhat ban chuan bi ngan sach bo sung hon 4,5 ti usd (anh: business times)

Nhật Bản chuẩn bị ngân sách bổ sung hơn 4,5 tỉ USD (Ảnh: BUSINESS TIMES)

Báo Japan Times đưa tin đến ngày 18-4 có 42 người chết, chín người mất tích và 1.100 người bị thương trong động đất. 104.900 người còn sơ tán. Tình trạng thiếu thực phẩm cứu trợ đã xảy ra ở tỉnh Kumamoto.

Quân đội Mỹ đã điều bốn trực thăng MV-22 Ospreys ở căn cứ Okinawa chở 20 tấn hàng cứu trợ cho Nhật. Thủ tướng Shinzo Abe đã chỉ đạo tiếp tục tìm kiếm người sống sót.


Trung Quốc muốn phân hóa các nước ASEAN

Thỏa thuận giữa Campuchia và Lào với Trung Quốc về cách thức giải quyết tranh chấp ở biển Đông là can thiệp vào công việc nội bộ ASEAN. Nguyên Tổng Thư ký ASEAN Ong Keng Yong nhận định như trên tại diễn đàn cộng đồng ASEAN ở Jakarta ngày 25-4.

Cuối tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận bốn điểm về vấn đề biển Đông với Brunei, Campuchia và Lào.

Ông Ong Keng Yong nói ông rất lấy làm ngạc nhiên vì Campuchia và Lào lại đi thỏa thuận với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở biển Đông trong khi hai nước này không phải là nước tranh chấp.

Báo Channel News Asia (Singapore) đưa tin trả lời báo chí bên lề diễn đàn, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhắc lại lập trường sáu điểm của ASEAN và khẳng định: Một nước thành viên ASEAN không thể thỏa thuận với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp có liên quan đến các nước khác trong ASEAN.

Trong khi đó, báo The Straits Times (Singapore) cùng ngày 25-4 đã đăng bài viết với tiêu đề “Bắc Kinh cố chứng tỏ có phân hóa về vấn đề biển Đông trong ASEAN”.

anh do ngu dan philippines chup ngay 24-12-2015 cho thay canh sat bien trung quoc dang o bai can scarborough. anh: ap

Ảnh do ngư dân Philippines chụp ngày 24-12-2015 cho thấy cảnh sát biển Trung Quốc đang ở bãi cạn Scarborough. Ảnh: AP

Bài viết dẫn lời các nhà phân tích Trung Quốc nhận định Trung Quốc muốn dựa trên thỏa thuận bốn điểm để chứng minh trong nội bộ ASEAN không có nhất trí về vụ Philippines kiện “đường chín đoạn” của Trung Quốc.

Chuyên gia Hứa Lợi Bình ở Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định Trung Quốc muốn chứng minh Philippines hành động không phù hợp với thỏa thuận các nước ASEAN với Trung Quốc.

TS Tôn Hiểu Âm ở Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây ghi nhận với thỏa thuận bốn điểm nêu trên, Trung Quốc phản bác lại các chỉ trích cho rằng Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế nếu bác bỏ phán quyết trọng tài.

Báo Sydney Morning Herald (Úc) khẳng định Trung Quốc thông báo đã đạt được thỏa thuận bốn điểm về vấn đề biển Đông với Brunei, Campuchia và Lào nhằm mục đích đối phó với phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực mà thôi.

Báo nhắc lại lời của GS Carlyle Thayer ở Học viện Quốc phòng Úc dự báo Trung Quốc sẽ mở chiến dịch quốc tế nhằm phản đối thẩm quyền của Tòa Trọng tài Thường trực.

Trong khi đó, báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 25-4 dẫn nguồn tin quân sự và các chuyên gia hàng hải Trung Quốc cho biết Trung Quốc đang chuẩn bị cải tạo đất tại bãi cạn Scarborough vào cuối năm nay.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ xây dựng thêm một đường băng nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của không quân trong vùng biển tranh chấp.

Nguồn tin từ hải quân Trung Quốc cho biết Trung Quốc xúc tiến kế hoạch xây dựng tiền đồn trên bãi cạn Scarborough vì Mỹ và Philippines tăng cường hợp tác quân sự và Tòa Trọng tài Thường trực chuẩn bị công bố phán quyết.

Bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) cách bờ biển Philippines 230 km.

Philippines đã cho phép Mỹ đưa quân đến tám căn cứ quân sự, trong đó có hai căn cứ không quân ở Pampanga cách bãi cạn Scarborough 330 km.

Nhà phân tích quân sự Antony Wong Dong ở Macau nhận định: “Nếu Trung Quốc hoàn thành cải tạo đất ở bãi cạn Scarborough thì có thể bố trí radar và nhiều thiết bị để giám sát căn cứ không quân Mỹ ở Pampanga”.

GS Vương Hàn Lĩnh ở Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ghi nhận Trung Quốc còn nhắm đến tiền đồn Philippines xây trên đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).


Obama tố Putin làm xói mòn sự thống nhất của châu Âu

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tố người đồng cấp Nga Vladimir Putin đang tìm cách làm xói mòn sự thống nhất của châu Âu, coi ông là mối đe dọa.
tong thong my barack obama. anh: reuters.

Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.

Trả lời CBS News trong cuộc phỏng vấn dự kiến phát sóng sáng nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết khủng hoảng di cư châu Âu cũng là một vấn đề của Mỹ.

"Nhưng quan trọng hơn là căng thẳng nó tạo ra đối với chính trị châu Âu, khiến chủ nghĩa dân tộc tăng lên mức tạo ra sự tan rã trong châu Âu thống nhất, trong một số trường hợp, đang bị những người như Tổng thống Nga Vladimir Putin lợi dụng", ông Obama nói.

Theo Tổng thống Obama, ông Putin coi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên minh châu Âu (EU) và sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương là một mối đe dọa.

"Tôi nghĩ ông ấy đã nhầm", ông Obama cho biết thêm. "Tôi chỉ cho ông ấy thấy rằng, thực tế, một châu Âu đoàn kết hợp tác với một Nga mạnh mẽ, hướng ngoại, mới là công thức đúng. Cho đến nay, ông ấy vẫn chưa hoàn toàn theo đuổi nó".

Tổng thống Obama đưa ra phát biểu trên vào cuối chuyến đi đến Trung Đông và châu Âu, nơi ông kêu gọi các nhà lãnh đạo đoàn kết hơn để đối mặt với khủng hoảng kinh tế, khủng bố Hồi giáo và dòng người di cư khổng lồ đang đổ về từ Trung Đông cùng các nơi khác. Ông cũng kêu gọi người dân Anh không bỏ phiếu chọn rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng 6.


Chấn động bầu cử xảy ra tại Áo

Đảng cực hữu đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vòng 1 hôm 24-4 (giờ địa phương).

Ứng cử viên đảng Tự do Áo (FPO) Norbert Hofer được 36,4% số phiếu (ảnh). Nhà hoạt động môi trường Alexander Van der Bellen được 20,4% và ứng cử viên độc lập Irmgard Griss được 18,5%. Rudolf Hundstorfer thuộc đảng Dân chủ - xã hội Áo (SPO) và Andreas Khol của đảng Nhân dân Áo (OVP) đã bị loại với 11,2% số phiếu dành cho mỗi người. Vòng 2 sẽ diễn ra ngày 22-5.

 

Đây là lần đầu tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đảng cực hữu đạt được tỉ lệ bầu cử cao như thế. Như nhiều nước châu Âu khác, đảng cực hữu ở Áo ngày càng thu hút người dân trong bối cảnh khủng hoảng nhập cư và thất nghiệp gia tăng. Chủ tịch FPO Heinz-Christian Strache tuyên bố trên truyền hình đây là kết quả phản ánh bất mãn sâu sắc đối với chính phủ. AFP nhận định dù chức danh tổng thống Áo chỉ giữ vai trò danh dự nhưng kết quả bầu cử là lời cảnh báo đối với Thủ tướng Werner Faymann (đảng SPO) và Phó Thủ tướng Reinhold Mitterlehner (đảng OVP). Nhiệm kỳ của họ sẽ chấm dứt vào năm 2018.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục