tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 27-04-2016

  • Cập nhật : 27/04/2016

Triều Tiên nói cần sức mạnh hạt nhân để đối phó Mỹ

Triều Tiên hôm nay tuyên bố cần một "biện pháp răn đe hạt nhân mạnh mẽ" để đối phó với sự thù địch và các mối đe dọa từ Mỹ.
nha lanh dao trieu tien kim jong-un chi dao vu phong thu nghiem ten lua dan dao phong tu tau ngam ngay 23/4. anh: kcna.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ đạo vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm ngày 23/4. Ảnh: KCNA.

"Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách cực kỳ thù địch, đe dọa hạt nhân và tống tiền DPRK sẽ chỉ giúp Bình Nhưỡng đạt được tiến bộ lớn về khả năng tấn công hạt nhân", hãng thông tấn KCNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói. DPRK là viết tắt của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Theo đó, Triều Tiên đang đáp trả cái họ cho là sự tăng cường sức ép của Mỹ lên Triều Tiên sau khi nước này thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) ngày 23/4.

Ri Thae-song, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên, hôm nay nói Bình Nhưỡng hiện không có kế hoạch ngừng thử hạt nhân, ngay cả khi Mỹ dừng tập trận thường niên với Hàn Quốc.

"Chúng tôi trong năm ngoái đề nghị sẽ dừng thử hạt nhân nếu các cuộc tập trận chung bị hủy, Mỹ từ chối nên nó không còn giá trị", Kyodo dẫn lời ông Ri trả lời báo giới ở Bắc Kinh, Trung Quốc, trước khi cùng Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Su-yong trở về nước sau chuyến đi đến New York, Mỹ.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho rằng Triều Tiên đã chuẩn bị để tiến hành thử hạt nhân bất kỳ lúc nào. Nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc nói quân đội nước này "thu được những dấu hiệu cho thấy Triều Tiên chuẩn bị phóng một tên lửa Musudan trong tương lai gần". Tên lửa Musudan có tầm phóng từ 2.500 km đến 4.000 km, có thể bao phủ toàn bộ Hàn Quốc và Nhật Bản, xa nhất có thể tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam.

Thông tin trên xuất hiện vào thời điểm lo ngại về việc Bình Nhưỡng đang chuẩn bị thử hạt nhân lần thứ 5 khi Triều Tiên tổ chức đại hội đảng vào đầu tháng 5 gia tăng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sử dụng đại hội, lần đầu tiên trong 36 năm, để thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa lên tầm cao mới.


Mỹ bán tên lửa không đối không cho Úc

Chính phủ Mỹ hôm 25-4 đã thông qua gói hợp đồng trị giá 1,22 tỉ USD, cho phép các công ty quốc phòng của nước này bán tên lửa không đối không cùng các thiết bị hỗ trợ cho Úc. 

may bay chien dau fa-18 hornet cua khong luc hoang gia uc trong trien lam hang khong quoc te o melbourne - anh: afp

Máy bay chiến đấu FA-18 Hornet của Không lực hoàng gia Úc trong triển lãm hàng không quốc tế ở Melbourne - Ảnh: AFP

Hãng tin AFP cho biết nhà thầu chính của hợp đồng này là tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon ở Arizona, chuyên sản xuất tên lửa tầm trung AIM-120D.

Có đến 450 vũ khí sẽ trang bị cho máy bay chiến đấu FA-18 Hornet, F-35 Lightning và máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Không lực Hoàng gia Úc (RAAF).

“Điều này sẽ tăng khả năng chặn đứng không đối không của RAAF cùng như gia tăng khả năng hoạt động cùng với Không lực Mỹ” - Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ cho biết.

Úc là đồng minh chính của Mỹ ở khu vực châu Á  - Thái Bình Dương và cùng góp phần triển khai lực lượng trong các chiến dịch chống khủng bố do Mỹ đứng đầu ở Afghanistan cũng như Iraq.

Trong một diễn biến khác, nhà thầu hải quân DCNS của Pháp đã thắng thầu đóng 12 tàu ngầm mới cho Úc trị giá 40 tỉ USD. Tập đoàn DCNS đã đưa ra phiên bản tàu ngầm năng lượng hạt nhân Barracuda 5.000 tấn.  

Hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin giấu tên từ chính phủ Úc cho biết tập đoàn DCNS đã vượt qua các nhà thầu Đức và Nhật Bản trong việc đấu thầu đóng hạm đội tàu ngầm này.

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull sẽ chính thức thông báo tập đoàn thắng thầu đóng 12 tàu ngầm mới cho nước này trong hôm nay.

Úc đang tăng cường chi tiêu quốc phòng nhằm bảo vệ những lợi ích chiến lược và thương mại ở châu Á-Thái Bình Dương, trong khuôn khổ Mỹ và các đồng minh của mình cũng đang ứng phó với sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.


Mỹ phát động chiến tranh mạng chống IS

Mỹ phát động chiến dịch chiến tranh mạng Cyber Command nhằm chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bên cạnh các hình thức vũ khí truyền thống.

Mỹ nhận định các cuộc không kích và việc cắt đứt các kênh tuyên truyền không đủ để chống lại IS. Do đó, nước này gần đây đã bắt đầu một cuộc chiến tranh kỹ thuật số công nghệ cao mang tên Cyber Command.

Hiện nay, Cyber Command đang thực hiện cuộc tấn công đầu tiên vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của IS 'nhằm cắt đứt liên lạc và phá bỏ các chức năng cơ bản khác’.

Theo The New York Times, chiến dịch này sẽ bao gồm nhiều công tác, từ việc làm giả mệnh lệnh của chỉ huy đến làm gián đoạn việc thanh toán cho binh lính. IS sẽ lo sợ rơi vào bẫy của Mỹ và từ đó, Mỹ hy vọng có thể làm chậm các hoạt động của IS.

ong michael s. rogers, giam doc co quan an ninh quoc gia, chi huy chien dich cyber command tra loi chat van truoc uy ban quan vu thuong vien tai washington (anh: getty images)

Ông Michael S. Rogers, Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia, chỉ huy chiến dịch Cyber Command trả lời chất vấn trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện tại Washington (Ảnh: Getty images)

Việc phát động chiến dịch Cyber Command cho thấy thay đổi lớn không chỉ về mặt chiến lược mà còn về thái độ của Mỹ với chiến tranh mạng.

Trước đó, các chiến dịch chiến tranh mạng của Mỹ chỉ nhắm vào các nước có “nguy cơ đe dọa” Mỹ như Iran hay Triều Tiên như một hình thức phòng ngừa. Lần này, quân đội Mỹ xem chiến trang mạng như một loại vũ khí.

Mặc dù còn quá sớm để kết luận về tính hiệu quả của các cuộc tấn công trên Internet vì rất có thể động thái này sẽ khiến IS tăng cường bảo mật trực. Dù vậy, đây vẫn được xem là một thành tựu đáng kể.

Đấu tranh chống lại IS là tâm điểm chương trình nghị sự của ông Obama vào hôm 25-4, khi ông lên kế hoạch để tham dự một hội nghị ở Hanover, Đức, với các nhà lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Ý và Đức.  Tuy nhiên dường như chiến dịch chiến tranh mạng ít được các chính khách thảo luận chi tiết.

Trước đó, chính phủ thường không công khai thừa nhận việc phát triển vũ khí tin học hoặc xác nhận vai trò của vũ khí tin học trong các cuộc tấn công trên mạng máy tính.

Nguyên nhân là do các cuộc tấn công trên mạng máy tính dấy lên lo ngại về xâm lược của chủ quyền. Nhưng trong trường hợp này, các nhà lãnh đạo cho biết chiến dịch tấn công trên mạng máy tính có thể làm gián đoạn thông tin liên lạc và thậm chí ngăn ngừa một số hoạt động của IS.

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama Susan E. Rice nói rằng cuộc chiến chống lại IS phải tiến hành trên nhiều phương diện - và các cuộc tấn công trên mạng máy tính chỉ là một phần trong số đó. 


Iran dọa kiện Mỹ ra tòa quốc tế để đòi 2 tỷ USD

Iran dọa kiện Mỹ ra tòa án quốc tế liên quan đến việc Washington tính dùng số tài sản bị đóng băng trị giá 2 tỷ USD của Tehran để bồi thường cho người Mỹ bị "khủng bố".
ngoai truong iran javad zarif. anh: afp.

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif. Ảnh: AFP.

Tòa án Tối cao Mỹ tuần trước ra phán quyết Iran phải chuyển số tài sản bị đóng băng trị giá 2 tỷ USD cho những người sống sót và thân nhân người thiệt mạng trong các vụ tấn công mà Tehran có liên quan. Trong số này có vụ đánh bom doanh trại lính thủy đánh bộ Mỹ ở Beirut năm 1983 và đánh bom tháp Khobar ở Arab Saudi năm 1996.

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif hôm qua cảnh báo sẽ có hành động pháp lý đối với Mỹ tại Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) nếu số tài sản đóng băng bị "chi sai hướng".

"Chính quyền Mỹ có trách nhiệm bảo vệ các quỹ của Iran và nếu chúng bị tước đoạt, chúng tôi sẽ đệ đơn lên ICJ để yêu cầu khắc phục", AFP dẫn lời ông Zarif nói. Tehran tuần trước gọi phán quyết từ tòa án Mỹ tương đương với ăn cướp.

Iran hôm nay triệu đại sứ Thụy Sĩ tại nước này Giulio Haas, người đại diện cho lợi ích của Washington ở Tehran, trao hai công hàm. Một công hàm phản đối phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ, công hàm còn lại bác bỏ phán quyết từ một tòa án địa phương New York, cáo buộc Iran có tham gia vụ khủng bố ngày 11/9/2001.

Mỹ tháng trước yêu cầu Iran trả 10 tỷ USD cho các nạn nhân 11/9 và các nhà bảo hiểm do Tehran không tham gia để tự bào chữa. "Những cáo buộc vô căn cứ nhằm vào Iran, không có tài liệu hay chứng cứ, là vô lý, đi ngược lại những nguyên tắc pháp lý quốc tế đã được chấp nhận", công hàm viết.

Tòa án Tối cao Iran hôm nay cũng lên tiếng phản đối, cho rằng các vụ việc dân sự phải đưa ra ICJ xử lý. "Những quyết định đó là dựa trên luật rừng, giống như tước đoạt hơn là hành động pháp lý", cơ quan này cho biết.


Pháp yêu cầu Panama minh bạch trong vụ rò rỉ tài liệu trốn thuế

Ngày 25-4, Bộ trưởng tài chính Pháp Michel Sapin yêu cầu người đồng cấp của Panama phải “hoàn toàn minh bạch” trong vụ rò rỉ liên quan đến hàng triệu hồ sơ trốn thuế, gây chấn động hàng tháng qua trên toàn cầu. 

tong thong iceland olafur ragnar grimsson va vo dorrit moussaieff bo phieu trong cuoc bau cu o reykjavik ngay 30-6-2012 - anh:afp

Tổng thống Iceland Olafur Ragnar Grimsson và vợ Dorrit Moussaieff bỏ phiếu trong cuộc bầu cử ở Reykjavik ngày 30-6-2012 - Ảnh:AFP

Ông Sapin cho biết ông đã yêu cầu bộ trưởng tài chính Panama, ông Dulcidio de la Guardia rằng nước này phải chia sẻ bất kỳ thông tin nào mà chính phủ Pháp yêu cầu, kể cả những công ty vỏ bọc ở nước ngoài.

Bộ trưởng tài chính Pháp cho biết Paris cũng sẽ tìm cách xem lại các hiệp định thuế song phương giữa hai nước, nhằm dỡ bỏ bất kỳ rào cản nào trong việc chia sẻ thông tin về thuế giữa Panama và Pháp.

Đáp lại, ông De la Guardia cho biết Panama đã có ý định sẽ tiến hành minh bạch về vấn đề thuế nhưng lại không cho biết thêm chi tiết.

Hãng tin Reuters cho biết tổng thống hai nước Pháp và Panama cũng vừa nhất trí hai bên sẽ có cuộc gặp song phương, trong bối cảnh vụ bê bối rò rỉ tài liệu trên đang khiến cho quan hệ ngoại giao hai nước căng thẳng.

Trước đó, Pháp đe dọa sẽ đưa Panama vào danh sách đen những nơi trú ẩn của nhiều kẻ trốn thuế. Panama đáp lại rằng họ sẽ “trả đũa”.

Trong diễn biến khác, truyền thông Iceland cho biết gia đình vợ của tổng thống Iceland Olafur Ragnar Grimsson có tên trong danh sách trốn thuế do “Tài liệu Panama” tiết lộ.

Hãng tin AFP cho biết gia đình vợ của tổng thống Grimsson bị cáo buộc có tài sản ở nước ngoài thông qua các công ty vỏ bọc.

Báo Reykjavik Grapevine cho biết gia đình của bà Dorrit Moussaieff,  người vợ Anh gốc Israel của ông Grimsson đã đầu tư vào công ty tài chính Lasca  ở quần đảo Virgin của Anh. Từ khoảng năm 2000-2005, công ty này đã nhận lợi nhuận từ chuỗi kinh doanh nữ trang Moussaieff.

Song, ông Grimsson đã bác bỏ những thông tin này. Tổng thống Iceland nói rằng cả ông và gia đình của ông đều không liên quan đến những gì mà “Tài liệu Panama” tiết lộ.

Tổng thống Grimsson cũng vừa khẳng định ông sẽ tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ tổng thống Iceland tiếp theo trong cuộc bầu cử vào tháng 6-2016, sau gần 20 năm làm tổng thống quốc gia này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục