Indonesia bắt giữ 35 phần tử Hồi giáo cực đoan
Mỹ mở rộng không kích Libya
Nga cử máy bay do thám tối tân nhất đến Syria
Hội đồng Bảo an LHQ bác dự thảo nghị quyết của Nga
Trung Quốc “tự hại mình”
Tin thế giới đọc nhanh chiều 21-02-2016
- Cập nhật : 21/02/2016
Pháp cảnh báo nguy cơ chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ
"Có nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga", Tổng thống Pháp Francois Hollande trả lời phỏng vấn với đài France Inter. "Có một sự leo thang. Các cuộc đàm phán phải tiếp tục, phải dừng ném bom và phải có viện trợ".
Nga bắt đầu không kích các mục tiêu khủng bố ở Syria từ tháng 9/2015, theo đề nghị từ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tháng 11/2015 bắn hạ một phi cơ Nga với cáo buộc đã xâm phạm không phận nước này, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng.
"Phải gây áp lực đối với Moscow để chúng ta có đàm phán", Tổng thống Hollande nói. "Moscow sẽ không thành công bằng cách đơn phương hỗ trợ Bashar al-Assad". Ông cáo buộc Nga không kích vào dân thường, gọi đây là hành động không thể chấp nhận.
Thổ Nhĩ Kỳ, phản đối chính phủ Assad, trong tuần phủ nhận thông tin Ankara sẵn sàng điều binh sĩ qua biên giới vào Syria. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói với Reuters rằng Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và một số cường quốc châu Âu muốn điều bộ binh đến Syria nhưng chưa có kế hoạch nào.
Bộ Ngoại giao Nga sáng sớm 19/2 tuyên bố sẽ triệu tập một phiên họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thảo luận về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ điều bộ binh đến Syria. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp kêu gọi chính phủ Syria cùng các đồng minh, bao gồm Nga, chấm dứt sự thù địch theo thỏa thuận mà các cường quốc đạt được ngày 11/2 tại Munich, Đức.
Mỹ chi 28 tỷ USD tăng cường khả năng răn đe hạt nhân
Sputnik hôm qua dẫn lời Phó tham mưu trưởng không quân Mỹ phụ trách hoạt động răn đe chiến lược, trung tướng Jack Weinstein cho biết Washington có kế hoạch hiện đại hóa cả ba bộ phận cấu thành lực lượng răn đe hạt nhân của nước này bao gồm máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo liên lục địa và tàu ngầm hạt nhân.
Không quân Mỹ hiện phụ trách hai lực lượng máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Gói cung cấp 28 tỷ USD trong 5 năm tới được Tổng thống Obama phê duyệt nhằm nâng cấp và hiện đại hóa các hệ thống vũ khí hạt nhân, bao gồm nghiên cứu và sản xuất một loại máy bay ném bom chiến lược mới, cùng với một loại tên lửa mới để thay thế cho hệ thống tên lửa đạn đạo Minuteman 3.
Ông Weinstein cũng khẳng định việc hiện đại hóa trên không làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Tổng thống Obama cũng đang đề xuất dùng 19 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng năm 2017 để đầu tư cho các công ty và tổ chức nghiên cứu hạt nhân của Mỹ. Trung tâm Nghiên cứu chống phổ biến vũ khí đã ước lượng chi phí cho việc hiện đại hoá hạt nhân của Mỹ có thể lên tới 1.000 tỷ USD trong 30 năm tới.
Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng bố lớn nhất trong một thập kỷ
Rob Wainwright, Giám đốc Europol, hôm nay cho biết châu Âu đang đối mặt với mối đe doạ khủng bố lớn nhất trong vòng 10 năm qua.
"IS hay các nhóm khủng bố khác có thể tấn công đâu đó ở châu Âu với mục tiêu giết hại thật nhiều dân thường", Wainwright nói với báo Neue Osnabrucker Zeitung của Đức. Không chỉ các nhóm phiến quân mà cả các cá nhân cũng có thể tấn công, ông nói thêm.
Wainwright nói sau khi một cuộc tấn công khủng bố xảy ra ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ làm 28 người chết.
Theo Europol, khoảng 3.000 đến 5.000 người châu Âu đã trở về châu lục này sau khi được huấn luyện trong các trại khủng bố. Điều này tạo ra thách thức mới cho các nước Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên ông Wainwright cho biết chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy những tên khủng bố trà trộn trong dòng người tị nạn vào châu Âu.
Lực lượng an ninh EU đang báo động kể từ khi phiến quân đồng loạt tấn công một nhà hát, một sân vận động, các quán cà phê và bar ở Paris hôm 13/11 năm ngoái. Những cuộc tấn công làm 130 người chết và nhiều người bị thương.
Các quan chức EU đầu năm nay lập Trung tâm Chống Khủng bố châu ÂU (ECTC) để tăng cường hợp tác giữa các cơ quan tình báo của các nước thành viên và hỗ trợ họ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Giáo sư Mỹ cảnh báo sự nguy hiểm của robot giết người
Điều này xuất phát từ việc Lầu Năm Góc đang gấp rút phát triển và mở rộng bộ sưu tập vũ khí tự động chết người.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu luân lý sinh vật ĐH Yale Wendell Wallach tin rằng Mỹ có thể là quốc gia đóng vai trò hàng đầu trong việc ngăn chặn sự gia tăng của robot giết người.
Ngoài ra, ông kêu gọi một sắc lệnh tuyên bố rằng vũ khí tự động đã vi phạm những luật nhân đạo quốc tế hiện có.
Theo Wallach, nếu không có hành động kịp thời, trong tương lai phân vạch giữa một tên tội phạm chiến tranh và một giám đốc điều hành lương cao sẽ chỉ là rất mong manh, cách nhau bằng “vài dòng mã máy tính”.
Tuy nhiên, đáng buồn thay là những đề xuất của ông Wallach sẽ rất khó có thể thành hiện thực.
Để giải quyết vấn đề vũ khí tự động, ông đã gọi cho một ủy ban khu vực tư nhân gồm các chuyên gia, thay vì những cơ quan liên bang có thẩm quyền cao hơn.
Wallach cũng chủ trương chính phủ nên trích 10% kinh phí cho trí thông minh nhân tạo giúp đỡ các nhân viên quân sự mất việc làm vì sự xuất hiện của robot tự động.
Điều này đã dẫn đến những cuộc tranh cãi nảy lửa vì bất đồng quan điểm giữa người dân và các ông chủ khu phức hợp quân sự-công nghiệp với nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Trước tình hình trên, nhiều người đã tỏ ra hoài nghi về khả năng kiểm soát vũ khí tự động gây chết người của chính phủ Mỹ.
Bảy luận điểm ngụy biện của báo Trung Quốc
Báo nhận định khả năng Trung-Mỹ đối mặt giao chiến tại biển Đông lại leo thang thêm một bước và hô hào toàn xã hội bình tĩnh chuẩn bị chơi ván cờ với Mỹ tại biển Đông trong thời gian dài.
Báo biện luận người dân Trung Quốc phải có nhận thức khách quan đối với tư thế của Trung Quốc tại biển Đông, đó là dốc sức bảo vệ “lợi ích hợp pháp” chứ hoàn toàn không phải hành động cực đoan. Báo nêu lên bảy luận điểm:
Thứ nhất, Thời Báo Hoàn Cầu khăng khăng cho rằng xây dựng mở rộng đảo ở Trường Sa hay bố trí tên lửa phòng không ở Hoàng Sa đều phù hợp luật pháp quốc tế, Trung Quốc hoàn toàn không hành sự lỗ mãng, tác động đến trật tự quốc tế hiện nay.
Thứ hai, Trung Quốc rất quan tâm phát triển quan hệ hữu hảo với các nước trong khu vực, cùng với Việt Nam, Philippines… thông qua hiệp thương đàm phán hóa giải tranh chấp phù hợp với nguyện vọng chân thực của xã hội Trung Quốc.
Trung Quốc bố trí tên lửa phòng không trên đảo Phú Lâm không nhằm vào các nước tranh chấp biển Đông và đại đa số người dân Trung Quốc đều không nhìn thấy “quân sự hóa” ở biển Đông (!?).
Thứ ba, đối với truyền thông nước ngoài, Trung Quốc truyền đạt thông tin rõ ràng rằng phòng vệ quân sự ở đảo Phú Lâm nhằm đối phó với lực lượng quân sự ngoài khu vực uy hiếp.
Thời Báo Hoàn Cầu đổ lỗi mấy năm gần đây tàu chiến Mỹ không ngừng đến biển Đông quấy nhiễu, khoe khoang sức mạnh với ý đồ gia tăng áp lực với Trung Quốc nên Trung Quốc phải có phản ứng.
Thứ tư, quân đội Trung Quốc bố trí bao nhiêu vũ khí tại các đảo trên biển Đông, xây dựng và giữ mức độ phòng ngự thế nào phụ thuộc ở lực lượng quân sự Mỹ uy hiếp thế nào.
Nếu Mỹ đưa chiến hạm cỡ lớn vào hải vực gần các đảo hay đưa máy bay chiến đấu có tính tấn công đến diệu võ dương oai thì bố trí quân sự sẽ khác. Nếu Mỹ uy hiếp thực sự thì đã ép quân đội Trung Quốc đưa vũ khí càng mạnh hơn lên các đảo.
Thứ năm, Trung Quốc không hy vọng xung đột Trung-Mỹ leo thang ở biển Đông nhưng nhất định phải khiến cho Mỹ tin rằng mỗi kế hoạch gây hấn đều sẽ đối diện với phản kích.
Nếu cuối cùng biển Đông xảy ra đối đầu quân sự nghiêm trọng Trung-Mỹ hay thậm chí xung đột trực tiếp thì Trung Quốc quyết không rút lui. Trung Quốc không thể thách thức quyền lực của Mỹ trên đại dương thế giới nhưng trước cửa biển Đông, Trung Quốc sẵn sàng trả giá.
Thứ sáu, nguy cơ chủ yếu ở biển Đông bắt nguồn từ khả năng không xác định được ván cờ Trung-Mỹ. Các nước như Philippines cần hiểu rõ leo thang xung đột Trung-Mỹ chỉ sẽ mang lại tai ương cho họ chứ không thể tăng thêm an toàn. Các nước liên quan nên cùng Trung Quốc tăng cường trao đổi làm dịu tranh chấp. Lôi kéo Mỹ để kiềm chế Trung Quốc là hoang tưởng.
Thứ bảy, do vấn đề biển Đông đã bị Mỹ, Nhật làm nóng lên triệt để, Thời Báo Hoàn Cầu cho rằng Trung Quốc cần đối diện với cuộc chiến dư luận, thay đổi thói quen thấp giọng ít nói mà phải nói nhiều hơn, chỉ ra rằng dù Mỹ lôi kéo đồng minh lớn tiếng thì quyền chủ động chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông vẫn vững chắc.