tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 19-07-2016

  • Cập nhật : 19/07/2016

Philippines bác đề nghị đối thoại có điều kiện của Trung Quốc

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay ngày 19/7 cho biết ông đã bác bỏ đề xuất của người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị nhằm khởi động các cuộc đàm phán song phương về tranh chấp ở Biển Đông với điều kiện phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) không được bàn đến.

ngoai truong philippines perfecto yasay trong cuoc hop bao sau phan quyet cua pca ve nhung tranh chap lien quan den van de bien dong, tai manila ngay 12/7. anh: epa/ttxvn

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay trong cuộc họp báo sau phán quyết của PCA về những tranh chấp liên quan đến vấn đề biển Đông, tại Manila ngày 12/7. Ảnh: EPA/TTXVN

Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh tin tức ABS-CBN, ông Yasay nêu rõ: “Ngoại trưởng Trung Quốc đã đề nghị chúng tôi cởi mở để thương lượng song phương nhưng bên ngoài, hay bất chấp, phán quyết của PCA. Tôi đã nói với ông ấy rằng đây là điều không phù hợp với hiến pháp và các lợi ích quốc gia của chúng tôi”. 

Ông Yasay nhấn mạnh ưu tiên trước hết của Philippines là thương lượng về quyền của các ngư dân nước này được trở về bãi cạn Scarborough và việc thực thi tất cả các nội dung trong phán quyết trên sẽ được giải quyết lần lượt từng phần một.

Ngoài ra, ông Yasay cũng cho rằng việc có tuyên bố thống nhất sẽ tốt cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Theo ông, phán quyết của PCA có thể được các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông áp dụng nhằm củng cố những quan điểm của họ.

Ông Yasay đã gặp người đồng cấp Vương Nghị bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác Á - Âu lần thứ 11 (ASEM 11) diễn ra ở thành phố Ulan Bator, Mông Cổ tuần trước.

Máy bay tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng bị F-16 phe đảo chính ngắm bắn

Hai tiêm kích F-16 của phe đảo chính đã khóa radar vào máy bay chở ông Erdogan khi cuộc binh biến diễn ra, tuy nhiên họ không bắn hạ.

tiem kich f-16 cua khong quan tho nhi ky. anh minh hoa: presstv

Tiêm kích F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh minh họa: PressTV

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bay trở lại Istanbul từ địa điểm gần khu nghỉ mát ven biển Marmaris, sau khi một nhóm trong quân đội phát động cuộc đảo chính đêm 15/7, phong tỏa cây cầu bắc qua Bosphorus, cố gắng kiểm soát sân bay chính của Istanbul và điều xe tăng đến quốc hội ở Ankara.

"Ít nhất hai chiếc F-16 đã quấy rối máy bay của ông Erdogan khi nó đang bay đến Istanbul. Họ khóa radar vào máy bay chở ông và vào hai chiếc F-16 khác bảo vệ ông ấy", Reuters dẫn lời một cựu sĩ quan quân sự am hiểu sự kiện.

"Lý do vì sao họ không bắn vẫn còn là điều chưa có lời giải", ông nói.

Một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận rằng máy bay chở ông Erdogan bị quấy rối bởi hai chiếc F-16 thuộc phe đảo chính, nhưng cuối cùng ông an toàn đến Istanbul.

Một quan chức cấp cao thứ hai cho biết máy bay chở tổng thống "gặp rắc rối trên không" nhưng không đề cập chi tiết.

Ông Erdogan cho biết khi cuộc đảo chính diễn ra, phe làm phản cố tấn công ông ở thị trấn nghỉ mát Marmaris và ném bom nơi ông đã ở, ngay khi ông vừa rời đi. Ông "đã thoát chết trong chỉ vài phút", quan chức thứ hai nói.

CNN Turk đưa tin rằng khoảng 25 binh sĩ từ trực thăng đã hạ cánh xuống một khách sạn ở Marmaris và nã súng trong nỗ lực bắt ông Erdogan, nhưng ông Erdogan đã rời đi ít phút trước đó.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cũng bị nhắm mục tiêu trực tiếp tại Istanbul và trốn thoát trong gang tấc, các quan chức cho biết nhưng không đề cập chi tiết cụ thể.

Tiếng súng và các vụ nổ rung chuyển Istanbul và Ankara đêm 15/7, khi một nhóm quân đội cố gắng giành quyền kiểm soát đất nước. Họ bắn phá trụ sở tình báo và quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô, ra lệnh cho truyền hình nhà nước đọc tuyên bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc. Nỗ lực này sụp đổ khi người dân và lực lượng trung thành với ông Erdogan đẩy lùi phe làm phản.

Hơn 290 người thiệt mạng trong cuộc bạo loạn, 104 người trong số đó ủng hộ cuộc đảo chính, còn lại phần lớn là dân thường và cảnh sát. Hơn 6.000 người bị bắt vì có liên quan đến vụ việc.

Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về chiến dịch thanh trừng hậu đảo chính

Ngoại trưởng Kerry hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng các giá trị dân chủ và pháp trị trong chiến dịch trừng phạt những người gây ra cuộc đảo chính.

ngoai truong my john kerry. anh: afp

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: AFP

Thổ Nhĩ Kỳ có thể không đáp ứng được "yêu cầu tôn trọng dân chủ" của khối NATO nếu nước này không tuân thủ nguyên tắc thượng tôn pháp luật sau cuộc đảo chính thất bại, Independent hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Chiến dịch thanh trừng quy mô lớn của Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính bất thành hôm 15/7 đã khiến cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lo ngại, sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan mô tả những người tổ chức đảo chính là "tế bào ung thư" cần bị "loại bỏ" khỏi các cơ quan công quyền.

Các lãnh đạo NATO khẳng định rằng cam kết "đảm bảo dân chủ, trong đó có việc chấp nhận sự khác biệt" là một trong 5 yêu cầu cơ bản đối với các thành viên trong khối. Tuy nhiên, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng "còn quá sớm" để khẳng định chiến dịch thanh trừng của ông Erdogan sẽ khiến nước này mất tư cách thành viên trong NATO.

Sau khi bắt giữ khoảng 6.000 sĩ quan, binh sĩ quân đội và thẩm phán, công tố viên trên khắp cả nước, Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay đã đình chỉ công tác hơn 8.000 cảnh sát vì bị nghi ngờ có dính líu đến cuộc đảo chính. Ông Erdogan tuyên bố những người tham gia đảo chính "phải trả giá", và chính phủ có thể khôi phục án tử hình để trừng phạt những "kẻ phản bội".

Trong cuộc họp báo chung với Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại EU Federica Mogherini, ông Kerry nói rằng Mỹ "đứng về phía các nhà lãnh đạo được bầu ở Thổ Nhĩ Kỳ", nhưng đồng thời hối thúc chính phủ nước này "giữ vững các tiêu chuẩn cao nhất trong việc tôn trọng các thể chế dân chủ và pháp trị của đất nước".

Bà Mogherini cũng cảnh báo rằng những nước thực thi án tử hình sẽ không được phép gia nhập EU, trong khi ông Kerry khẳng định "NATO cũng có yêu cầu tương tự về dân chủ", theo Washington Post.

"Mỹ ủng hộ việc đưa những kẻ đảo chính ra trước công lý, nhưng chúng tôi cũng cảnh báo hành động vượt quá giới hạn, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố nền pháp trị dân chủ", ông Kerry nói.

Nga phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6 trang bị vũ khí điện từ

Bộ Quốc phòng Nga đã bắt đầu thử nghiệm một loạt công nghệ dự kiến trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.

mo hinh chien dau co the he 6 cua nga. do hoa: cont.ws

Mô hình chiến đấu cơ thế hệ 6 của Nga. Đồ họa: Cont.ws

Sputnik mới đây dẫn nguồn tin từ Tổ hợp thiết kế Sóng vô tuyến điện (KRET) của Nga, cho biết không quân Nga đang thử nghiệm các công nghệ mới cho mẫu chiến đấu cơ thế hệ 6 trên các phiên bản tiêm kích thế hệ 5 T-50.

Đáng chú ý là công nghệ động cơ mới cho phép máy bay có thể đạt tốc độ siêu thanh, tấn công mục tiêu từ không gian và công nghệ pháo điện từ tương tự hải quân Mỹ.

Theo ông Vladimir Mikheyev, cố vấn cấp cao của tổ hợp KRET, máy bay thế hệ 6 của Nga có thể tấn công các mục tiêu ngoài tầm nhìn (trên 10 km) bằng vũ khí điện từ cao tần. Tuy nhiên loại vũ khí uy lực có thể chỉ được trang bị trên phiên bản máy bay không người lái để tránh những ảnh hưởng không tốt của từ tính đối với phi công.

Giới chức quân sự Nga dự kiến hoàn thiện các công nghệ cần thiết áp dụng trên máy bay thế hệ thứ 6 trước năm 2020 để có thể cho ra mắt mẫu tiêm kích hiện đại này vào năm 2025, theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng.

Lào lần đầu bày tỏ quan điểm về Biển Đông sau phán quyết của PCA

(nguon: phan xa vientiane)

(Nguồn: Phân xã Vientiane)

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 16/7 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Lào ở thủ đô Vientiane đã diễn ra cuộc họp báo, trong đó bên cạnh việc thông báo công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 49 và các hội nghị liên quan, phía Lào còn công bố quan điểm của nước này về vấn đề Biển Đông. 

Tại cuộc họp báo chỉ dành riêng cho phóng viên trong nước này, trả lời câu hỏi của một phóng viên Lào về quan điểm của Lào đối với tình hình Biển Đông, quyền phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lào, ông Bounnem Chuonghom cho biết: “Lào theo dõi sát sao tình hình Biển Đông bởi đây là khu vực quan trọng và nhạy cảm. Lào hài lòng ghi nhận những tiến triển đạt được trong việc tổ chức thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), bao gồm cả việc tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử (COC) và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thúc đẩy tiến trình này. Lào kêu gọi các bên liên quan tiếp tục kiềm chế và thảo luận nhằm giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.”

Đây là lần đầu tiên Lào bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông kể từ khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan) ra phán quyết không công nhận “đường 9 đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" tại vùng biển này. 

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục