tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 17-04-2016

  • Cập nhật : 17/04/2016

“Láng giềng” của Việt Nam sẽ thành lập liên minh quân sự mới với Nga?

Những người cho rằng “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Nga - Trung Quốc đã lùi vào quá khứ sẽ phải thất vọng khi thời gian gần đây, hợp tác hai bên đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.
hop tac quan su nga - trung quoc.

Hợp tác quân sự Nga - Trung Quốc.

 

Nhận định trên do Giáo sư Lail Goldstain thuộc Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc thuộc Học viện Hải quân Mỹ đưa ra trong bài viết được đăng tải trên tạp chí The National Interest.

Theo ông Goldstain, hợp tác đã được thực hiện trong hàng thập kỷ qua trong lĩnh vực quân sự giữa Nga và Trung Quốc, thậm chí còn phát triển đến mức hai bên có thể sẽ thành lập liên minh quân sự mới.

Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng quan hệ Nga -Trung đang trở nên xấu đi. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những bất đồng về văn hóa, sự mất cân đối trong lĩnh vực nhân khẩu học, sự cạnh tranh về vị thế địa chính trị hay thậm chí xuất phát từ những nguyên nhân mang tính lịch sử: những bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc thời chiến tranh lạnh không chỉ có tác động tiêu cực đến mối quan hệ hai bên mà còn làm chia rẽ phong trào cộng sản quốc tế.

Tuy nhiên, giáo sư Lail Goldstain cho rằng sự thay đổi nhanh chóng cán cân sức mạnh ở khu vực phía Tây của Thái Bình Dương cho thấy những nhận định trên hoàn toàn không phù hợp với thực tế.

Hợp tác hai bên, nhất là trong lĩnh vực quân sự, đang ngày càng được tăng cường. Nga và Trung Quốc đã ký kết nhiều hợp đồng mua bán vũ khí có giá trị lớn.

Chính từ những mẫu vũ khí nhập khẩu của Nga, Trung Quốc đã chế tạo ra nhiều biến thể mới, điển hình như các máy bay tiêm kích J-11, J-15 và J-16 có thể coi là biến thể của máy bay Su-27 do Nga cung cấp.

Ngoài ra, hiện Nga và Trung Quốc cũng đã xúc tiến trao đổi các vấn đề liên quan đến khả năng ký kết hợp đồng mua bán các hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga hiện nay là S-400, cũng như các máy bay tiêm kích thế hệ mới nhất Su-35S.

Điển hình khác cho hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc là việc Trung Quốc đã dựa vào các công nghệ của Nga để chế tạo thành công các tên lửa chống tàu mới là YJ-12 và YJ-18.

Kể từ đầu những năm 1990, Trung Quốc thường xuyên bỏ ra các khoản tiền lớn để mua các loại vũ khí của Nga, qua đó giúp các tổ hợp công nghiệp-quốc phòng của Nga “sống sót” qua những giai đoạn khó khăn nhất.

Trong khi đó, Nga cũng có những giúp đỡ đáng kể để Trung Quốc thực hiện “bước nhảy vọt” trong lĩnh vực phát triển hệ thống vũ khí của mình.

Đáng chú ý, theo giáo sư Lail Goldstain, hợp tác hai bên sẽ không chỉ dừng ở mức độ như hiện nay mà hai bên còn ấp ủ tham vọng thực hiện những chương trình hợp tác quân sự ở quy mô lớn hơn nhiều.

Các cuộc tập trận hải quân chung giữa hai nước được tổ chức vào các năm 2014 và 2015 đã chứng minh rằng hợp tác quân sự Nga - Trung Quốc thực sự đã đạt được tầm cao mới.

he thong phong thu ten lua s-400 triumph cua nga.

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumph của Nga.

 

Được biết, tháng 5/2014, Nga và Trung Quốc đã cử 14 tàu nổi và 2 tàu ngầm tham gia vào cuộc tập trận ở biển phía Đông Trung Quốc. Khác với các cuộc tập trận quốc tế khác mà Hải quân Trung Quốc đã từng tham gia, cuộc tập trận này tập trung vào việc rèn luyện các kỹ năng tác chiến giữa tàu nổi với tàu ngầm.

Kết thúc cuộc tập trận này, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã vội vàng đăng tải các thông tin cho rằng xét về mức độ trang bị, một số tàu nổi của Trung Quốc còn được trang bị tốt hơn các tàu nổi của Nga.

Sau đó 1 năm, đến năm 2015, hải quân hai nước lại tổ chức cuộc tập trận chung tại biển Đen và biển Địa Trung Hải. Đây là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận ở vùng biển sát với châu Âu.

Đến tháng 8/2015, cuộc tập trận hải quân quy mô lớn đã được tổ chức trên biển Nhật Bản. Nga và Trung Quốc đã cử 23 tàu chiến, 2 tàu ngầm, 15 máy bay, 8 trực thăng, lực lượng lính thủy đánh bộ và lực lượng đổ bộ tham gia cuộc tập trận này. Đây được coi là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất trong lịch sử hợp tác quân sự Nga - Trung Quốc.

Điều đáng chú ý nữa, theo Lail Goldstain, là việc các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong đó có cả các phương tiện chính thống của Quân đội Trung Quốc, đều luôn cố gắng đưa ra những thông tin và bình luận đầy tích cực về mối quan hệ hợp tác quân sự Nga - Trung Quốc.

“Trong giai đoạn hiện nay, hợp tác hải quân đang trở thành lĩnh vực hợp tác năng động nhất trong mối quan hệ đang ngày càng được phát triển giữa gấu Panda (Trung Quốc) và Thiên nga trắng (Nga). Tất nhiên trong đó vẫn còn những lĩnh vực hợp tác mà Nga và Trung Quốc mới chỉ bắt đầu nghiên cứu”- giáo sư Lail Goldstain đánh giá.

Theo giáo sư Lail Goldstain, hợp tác hai bên Nga - Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự đang ngày càng phát triển và không loại trừ khả năng mối quan hệ này sẽ phát triển đến mức hình thành một liên minh quân sự mới giữa hai “gã khổng lồ” này. Khi đó, các lợi ích quốc gia của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.


Bị nghi dính líu đến vụ 11/9, Ả rập Xê út dọa trả đũa kinh tế Mỹ

Ả rập Xê út dọa phát mãi hàng trăm tỷ USD tài sản tại Mỹ nếu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật buộc chính phủ Ả rập Xê út phải chịu trách nhiệm trong vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, New York Times đưa tin hôm qua 16/4.


ngoai truong a rap xe ut adel al-jubeir . (anh: getty)

Ngoại trưởng Ả rập Xê út Adel al-Jubeir . (Ảnh: Getty)

Hãng tin New York Times dẫn lời Ngoại trưởng Ả rập Xê út tháng trước đã nói với các nhà làm luật của Mỹ rằng: “Ả rập Xê út sẽ buộc phải bán tới 750 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ và các tài sản khác của họ ở Mỹ trước khi các tài sản này có nguy cơ bị tòa án Mỹ đóng băng”.

Hồi đầu năm nay, Ủy ban Tư pháp thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật theo đó sẽ tước quyền miễn trừ đối với các chính phủ nước ngoài trong tình huống có liên quan đến tấn công khủng bố trên đất Mỹ khiến người Mỹ thiệt mạng.

Nguồn tin cho biết thêm, lời đe dọa này của Ả rập Xê út đã trở thành chủ đề nóng được thảo luận gần đây giữa các nhà làm luật và quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc. Chính quyền Tổng thống Barack Obama được cho là đang tìm cách vận động Quốc hội ngăn cản thông qua dự luật này.

Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Obama đang đối mặt với sức ép buộc phải cho công bố 28 trang tài liệu mật liên quan đến vụ khủng bố 11/9, trong đó cáo buộc Ả rập Xê út có dính dáng tới vụ tấn công đẫm máu này.

Trả lời phỏng vấn trang mạng Tampa Bay Times, cựu nghị sỹ Bob Graham ngày 12/4 cho biết, Nhà Trắng đã gọi điện thông báo cho ông rằng, 28 trang bị xóa trong báo cáo về vụ 11/9 sẽ không còn được gắn mác tuyệt mật để có thể được công bố. Theo ông Graham, ông Brett Holmgren, cố vấn chính sách cấp cao của trợ lý Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ, đã nhấn mạnh rằng quá trình rà soát để giải mật cho 28 trang tài liệu này sẽ sớm được hoàn tất.

Trong một diễn biến liên quan khác, theo thông báo của Nhà Trắng, ông Obama sẽ thăm Arập Xê út vào ngày 21/4. Ở đó, ông sẽ hội đàm với Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud, sẽ tham gia vào các hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng hợp tác các nước Ả rập vùng Vịnh


Chiến đấu cơ Nga “áp sát nguy hiểm” máy bay trinh sát Mỹ ở biển Baltic

Căng thẳng đối đầu giữa Nga và Mỹ ở vùng biển Baltic có xu hướng leo thang khi Mỹ tiếp tục tố cáo một chiến đấu cơ của Nga đã “áp sát nguy hiểm” máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ ở đây hôm 14/4. Sự việc diễn ra chỉ vài ngày sau vụ máy bay Su-24 lượn sát tàu khu trục Mỹ ở khu vực này.

(anh minh hoa: washington free beacon)

(Ảnh minh họa: Washington Free Beacon)

Trang tin Washington Free Beacon ngày 16/4 dẫn lời Đại tá Hải quân Danny Hernandez, tư lệnh Bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu, cho biết: “Hôm 14/4, khi một máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Mỹ đang bay ở không phận quốc tế phía trên biển Baltic thì bị một chiến đấu cơ Su-27 của Nga chặn với động thái thiếu chuyên nghiệp và không an toàn”.

Ông nhấn mạnh thêm, trong vụ việc hôm 14/4, máy bay của Mỹ hoạt động hoàn toàn trong không phận quốc tế và không hề xâm phạm không phận Nga. Theo lời ông Hernandez, chiếc Su-27 đã tiến hành các động thái “khiêu khích” bằng việc tiếp cận RC-135 với tốc độ cao. “Chi tiết hơn, Su-27 bay chỉ cách cánh của RC-135 khoảng 15m, lượn từ sườn trái lên phía trên RC-135 rồi sang sườn phải”, ông Hernandez nói.

Quan chức này nói thêm, vụ việc diễn ra chỉ vài ngày sau khi các máy bay chiến đấu Su-24 của Nga lượn sát hàng chục lần phía trên tàu khu trục Donald Cook của Mỹ cũng ở vùng biển Baltic. “Chúng tôi thực sự quan ngại về hành động này”, ông Hernandez nói.

Trước đó, hôm 11-12/4, hai chiến đấu cơ Su-24 và trực thăng Ka-27 của Nga đã áp sát hàng chục lần tàu khu trục Mỹ Donald Cook đang hoạt động ở vùng biển Baltic, trong đó có những lần tiếp cận ở cự ly chỉ 9m. Mỹ đã chỉ trích hành động này là “khiêu khích” và là “tấn công mô phỏng”, và khẳng định có quyền bắn hạ theo quy tắc giao chiến. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ các cáo buộc này và lý giải hoạt động áp sát trên là bởi Nga phát hiện tàu Mỹ hoạt động quá gần một căn cứ quân sự Nga ở Baltic.

Mark Schneider, một cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc về vấn đề Nga, cho rằng, những sự việc gần đây ở vùng biển Baltic, trong đó có việc tấn công mô phỏng tàu chiến Mỹ về cơ bản khác với các họat động “khiêu khích” trước đây của Nga. Chuyên gia này cũng cho rằng, Mỹ nhiều khả năng sẽ chỉ phản ứng với các hành động này của Nga một cách yếu ớt. Thực tế, sau vụ việc đối đầu được cho là "nguy hiểm nhất nhiều năm qua", phía Mỹ chỉ đưa ra những chỉ trích với Nga.

Đây không phải là lần đầu tiên máy bay trinh sát RC-135 bị phía Nga chặn ở biển Baltic. Hôm 25/1, cũng một chiếc Su-27 đã tiếp cận chiếc RC-135 của Mỹ ở cự ly chưa đầy 10m, tuy nhiên, khi đó, máy bay Nga không có hành động lượn vòng từ sườn này sang bên sườn kia của máy bay Mỹ, thay vào đó là chuyển hướng đột ngột “cắt mũi” chiếc RC-135.


Tại sao Mỹ dùng pháo trong tập trận Hải quân với Philippines?

Để tham gia tập trận chung tại Crow Valley của Philippines, Mỹ và nước chủ nhà đã huy động hơn 5.000 binh sĩ cùng nhiều vũ khí, trong đó có pháo HIMARS.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, cuộc tập trận tấn công giả định diễn ra với sự tham gia của hơn 5.000 binh sĩ Mỹ và Philippines ở khu huấn luyện Crow Valley.

Trong cuộc tập trận này, hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS của Mỹ được coi là ngôi sao sáng khi vũ khí này đã liên tiếp phóng tên lửa từ một sông cạn cách thủ đô Manila khoảng 3 giờ lái xe và tấn công chính xác vào nhiều mục tiêu khác nhau.

Để tham gia tập trận, các xe tải gắn hệ thống pháo được đưa tới Crow Valley từ đảo Palawan, phía tây Philippines, bằng một máy bay vận tải quân sự cỡ lớn. Tham gia cuộc tập trận còn có trực thăng tấn công Cobra của thủy quân lục chiến Mỹ và phi cơ S211 của Philippines.

phao phan luc m142 himars trong tap tran voi philippines.

Pháo phản lực M142 HIMARS trong tập trận với Philippines.

Khi được tại sao Mỹ lại tin dùng pháo phản lực HIMARS trong cuộc tập trận chung với Philippines, Tướng John Toolan, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết: "Cuộc tập trận chung của chúng tôi diễn ra với kịch bản chặn đứng một cuộc đổ bộ với quy mô lớn của kẻ thù. Vì vậy, sử dụng HIMARS sẽ rất hiệu quả".

Về kế hoạch triển khai vũ khí HIMARS tại Philippines trong trường hợp xung đột vũ trang trên Biển Đông hay không, ông Toolan nói: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ vui mừng hơn khi cùng nhau sử dụng”.

Tuy nhiên, ông này cho biết thêm: “Xét về kế hoạch điều này không cần thiết nhưng rõ ràng với tính di động của HIMARS, bạn có thể sử dụng hệ thống này ở bất cứ nơi nào”.

Ông Toolan cho biết phạm vi bắn của hệ thống này là trên 100 km (tùy các loại đạn), đồng nghĩa với việc nó có thể bắn trúng các tàu khá xa lãnh thổ Philippines. Bên cạnh đó, cuộc tập trận kéo dài hai tuần đã cho thấy năng lực của quân đội hai nước khi triển khai nhanh chóng trên khắp khu vực.

M142 HIMARS là một biến thể nhẹ hơn của hệ thống pháo phản lực bắn loạt MRLS M270. Hệ thống này có tính năng hoạt động tương tự như hệ thống MLRS M270, tuy nhiên hệ thống được trang bị chỉ 6 tên lửa thay vì 12 như bản gốc.

Hệ thống M142 HIMARS sử dụng đạn tên lửa có điều khiển đường kính 240mm, tầm bắn tối đa có điều khiển dao động từ 60-100km. Biến thể HIMARS xuất khẩu cho Singapone sử dụng đạn tên lửa có đường kính 227mm, tầm bắn tối đa có dẫn hướng là 70km.

Ngoài ra, hệ thống M142 HIMARS còn có khả năng phóng các tên lửa chiến thuật chiến trường MGM-140A ATACMS, với tầm bắn khoảng 128km. Tuy nhiên, biến thể MRLS HIMARS xuất khẩu cho Singapore không được tích hợp khả năng này.

Mỹ và Philippines bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên Balikatan (Vai Kề Vai) kéo dài từ ngày 4/4 đến 15/4, vài tuần trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Liên Hợp Quốc ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với "đường 9 đoạn" phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.


Geneva: Triển lãm, tọa đàm phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Tại Quảng trường Liên hợp quốc ở thành phố Geneva của Thụy Sĩ, đã diễn ra triển lãm, tọa đàm phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

tau nao vet, boi lap trai phep cua trung quoc o da chu thap thuoc quan dao truong sa cua viet nam. (nguon: epa)

Tàu nạo vét, bồi lấp trái phép của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: EPA)


Ngày 16/4, tại Quảng trường Liên hợp quốc ở thành phố Geneva của Thụy Sĩ, Hội sinh viên Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ đã phối hợp tổ chức cuộc triển lãm tranh và các tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông.

Thông qua các hình ảnh về hoạt động quân sự hóa gần đây của Trung Quốc, cuộc triển lãm cũng chỉ rõ những hành động phi lý của Trung Quốc đối với vùng biển này.

Bên cạnh cuộc triển lãm, còn có một cuộc tọa đàm với sự tham gia của Luật sư kiêm thẩm phán dự khuyết của Tòa án Công lý Pierre Schifferli và Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Thụy Sĩ Anjuska Weil.

Tại đây, các diễn giả đã lên án hoạt động cải tạo đảo và làm thay đổi hiện trạng của Trung Quốc tại Biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải trong khu vực.

Cuộc triển lãm và tọa đàm đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người dân Thụy Sĩ cũng như người nước ngoài tại Geneva.

Cuối buổi tọa đàm và trong quá trình triển lãm, nhiều người đã ký tên vào Thỉnh nguyện thư để gửi đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhằm kêu gọi có các biện pháp yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc quân sự hóa Biển Đông.

Dự kiến, cộng đồng người Việt ở Thụy Sĩ và Hội hữu nghị Việt Nam-Thụy Sĩ sẽ tổ chức một sự kiện tương tự tại thành phố Zurich vào ngày 23/4 tới.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục