IS có thể thành lập vương quốc Hồi giáo ở ngay Đông Nam Á
Điện Kremlin bác tin đồn cấp quốc tịch Nga cho ông Yanukovych
Nhật Bản giúp Ukraine lập lực lượng cảnh sát mạng
Mỹ bất ngờ đổ quân khống chế khu vực chiến lược đông bắc Syria
Trung Quốc đấu dịu để cải thiện quan hệ với Nhật Bản
Tin thế giới đọc nhanh chiều 18-04-2016
- Cập nhật : 18/04/2016
Trung Quốc xây dựng trái phép 5 hải đăng ở quần đảo Trường Sa
Phó Chủ tịch quân uỷ trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long ngang nhiên đi chuyến thị sát quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc xây dựng trái phép 5 ngọn hải đăng.
Cho đến nay, Phạm Trường Long là lãnh đạo cao cấp nhất của quân đội Trung Quốc thị sát trái phép việc xây dựng tôn tạo các đảo đá ở quần đảo Trường Sa, trước đó năm 2015 Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cũng có chuyến thị sát hoạt động xây dựng ở các đảo đá.
Phi cơ quân sự Trung Quốc hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập
Một máy bay tuần tra - vận tải của Hải quân Trung Quốc ngày 17/4 hạ cánh xuống sân bay phi pháp trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Báo Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết, sáng 17/4, một máy bay tuần tra của Hải quân Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay dài 3 km trên đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc bối lấp trên đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Trước đó, Bắc Kinh từng hạ cánh phi cơ dân sự xuống đường băng trên đảo.
Theo phía Trung Quốc, máy bay quân sự đáp xuống Chữ Thập nhằm cấp cứu công nhân bị xuất huyết đường tiêu hóa. Bệnh nhân được đưa về điều trị tại bệnh viện ở Tam Á, đảo Hải Nam. Phía Trung Quốc cho rằng, vận tải bằng máy bay sẽ giúp bệnh nhân an toàn và nhanh chóng hơn so với đi lại bằng tàu thuyền.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai đáp phi cơ quân sự xuống đường băng phi pháp trên đá Chữ Thập. Ngày 2/1, Trung Quốc lần đầu tiên đưa máy bay tới thử nghiệm đường băng phi pháp. 4 ngày sau, Trung Quốc cho thêm 2 máy bay dân sự hạ cánh xuống đảo kèm theo tuyên bố hành động của họ nhằm đảm bảo an toàn hàng không trong khu vực.
Trong khi đó, Wall Street Journal đưa tin, Mỹ phát hiện một loạt chuyến bay đến và đi từ đá Chữ Thập trong ngày 15/4, thời điểm mà truyền thông Trung Quốc nhắc tới chuyến thăm Biển Đông của Tướng Phạm Trường Long, một trong các phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Loại máy bay đáp xuống Chữ Thập cũng tương tự phi cơ mà giới quan chức cấp cao Trung Quốc sử dụng bao gồm Airbus A319 và Bombardier Canadair Regional Jet (CRJ). Ông Phạm tuyên bố tới thăm các binh sĩ và thị sát quá trình xây dựng trên thực thể Trung Quốc chiếm đóng trên Biển Đông.
Đường băng trên đá Chữ Thập dài hơn 3.000 m, có khả năng đảm bảo hoạt động của mọi loại máy bay, bao gồm phi cơ ném bom chiến lược tầm xa của Trung Quốc. Đây là một trong 3 đường băng Trung Quốc xây dựng phi pháp trên các đá và rạn san hô chiếm đóng của Việt Nam. Sân bay trên đá Chữ thập là sân bay đầu tiên được sử dụng trong khu vực.
Việc Trung Quốc hạ cánh máy bay quân sự xuống Chữ Thập cho thấy một bước tiến mới của Bắc Kinh trong tham vọng hiện thực hóa chủ quyền. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới. Theo các chuyên gia, sân bay trên đá Chữ Thập không chỉ giúp Trung Quốc phong tỏa Biển Đông mà còn tạo cho Bắc Kinh bàn đạp để tấn công các mục tiêu trong khu vực.
Washington DC có thể trở thành bang thứ 51 của Mỹ
Thị trưởng thủ đô Washington DC của Mỹ đang kêu gọi tiến hành một cuộc bỏ phiếu quy mô thành phố về việc đưa thành phố này trở thành bang thứ 51 của Mỹ.
Thị trưởng Washington DC, bà Muriel E. Bowser, nói rằng bà muốn người dân ở thủ đô có đầy đủ quyền công dân như những người ở các bang khác, ví dụ như bỏ phiếu ở Hạ viện và có 2 thượng nghị sỹ.
“Tôi đề nghị chúng ta cần có hành động mạnh mẽ hướng đến dân chủ. Điều này đòi hỏi chúng ta cần đưa ra thông điệp mạnh mẽ với Quốc hội và cả đất nước rằng chúng ta không chỉ đòi hỏi một phiếu trong Hạ viện. Chúng ta cần hai thượng nghị sỹ, những quyền công dân trọn vẹn ở đất nước vĩ đại này”, bà Bowser nói.
Bà Bowser đã nói như vậy trong một sự kiện có sự tham gia của nhiều đại diện đảng Dân chủ, công dân Washington DC, tờ Washington Postcho biết.
Dự kiến, người dân Washington DC sẽ bỏ phiếu về vấn đề này vào tháng 11 tới - thời điểm diễn ra bầu cử tổng thống.
Chính quyền Washington DC cũng bắt đầu thách thức Quốc hội khi lên kế hoạch tự chi tiêu 13 tỷ USD ngân sách địa phương nếu các nghị sỹ liên bang không có bất cứ cản trở nào.
Washington DC được thành lập vào ngày 16/7/1790. Mang tên chính thức District of Columbia (viết tắt DC), có nghĩa Đặc khu Columbia, thành phố này còn thường được gọi là Washington, the District, hoặc đơn giản hơn DC.
Washington ban đầu là một đô thị tự quản riêng biệt bên trong Lãnh thổ Columbia cho đến khi một đạo luật của Quốc hội Mỹ năm 1871 có hiệu lực kết hợp thành phố và lãnh thổ này thành một thực thể duy nhất được gọi là Đặc khu Columbia.
Hiến pháp Mỹ quy định, một đặc khu liên bang, không phụ thuộc vào bất cứ tiểu bang nào, để phục vụ như thủ đô vĩnh viễn của quốc gia.
Quốc hội có quyền hành tối cao đối với Washington DC, vì vậy cư dân của thành phố có ít quyền tự trị hơn cư dân của các tiểu bang Mỹ. Đặc khu có một đại biểu quốc hội chung nhưng không có quyền biểu quyết và cũng không có thượng nghị sĩ nào. Cư dân Đặc khu Columbia trước đây không thể tham gia bầu Tổng thống cho đến khi Tu chính án 23 Hiến pháp được thông qua năm 1961.
Nếu Washington DC là một tiểu bang thì nó sẽ đứng cuối cùng tính theo diện tích, hạng hai từ cuối nếu tính theo dân số, đứng đầu tính theo mật độ dân số, đứng thứ 35 tính theo tổng sản phẩm nội địa tiểu bang, và đứng hạng nhất về phần trăm dân số người Mỹ gốc châu Phi, khiến cho Washington DC trở thành một tiểu bang có đa số dân thiểu số.
Ấn Độ đang dần dần ngả sang phía Mỹ
Ấn Độ đã bắt đầu đánh giá cao lợi ích công nghệ tiềm tàng trong quan hệ quốc phòng với Mỹ, theo báo Business Standard (Ấn Độ).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vừa mới đến thăm Ấn Độ. Tháng trước, New Delhi đã đón Đô đốc Harry Harris, tư lệnh bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ. Vài ngày sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã bác bỏ đề nghị của đô đốc Mỹ về tuần tra chung.
Không nản lòng, nghị sĩ George Holding đã trình Hạ viện Mỹ “Đạo luật về hợp tác công nghệ và quốc phòng Mỹ-Ấn”. Nếu dự luật được thông qua, quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn sẽ được đưa vào khuôn khổ luật pháp Mỹ và sẽ hợp thức hóa Ấn Độ là đối tác lớn của Mỹ.
Chính quyền Mỹ đã nuôi dưỡng quan hệ Mỹ-Ấn với “Sáng kiến Thương mại và công nghệ quốc phòng” (DTTI) và thành lập một cơ quan phản ứng nhanh với Ấn Độ tại Lầu Năm Góc. Bây giờ lại thêm dự luật mới.
Báo Business Standard nhận định Mỹ và Ấn Độ đều có mối quan tâm chung về hành động hung hăng của Trung Quốc. Mỹ muốn xây dựng Ấn Độ như bức tường thành chia sẻ gánh nặng an ninh khu vực. Chính sách “hướng Đông” của Thủ tướng Narendra Modi cũng phù hợp với chiến lược “tái cân bằng châu Á” của Mỹ.
Mặc dù vậy, đến nay quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn là “hội tụ về phía đông và phân kỳ về phía tây”. Những nhà hoạch định chính sách Ấn Độ chua chát nhận thấy Mỹ vạch ra con đường hòa bình ở Afghanistan chạy qua Pakistan và gạt Ấn Độ sang một bên. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn ngầm hỗ trợ hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan và kế hoạch phát triển cảng Gwadar của Pakistan.
Dù Mỹ và Ấn Độ cùng đối thoại chống khủng bố và tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, Mỹ vẫn chấp nhận các chiến binh thánh chiến Ấn Độ tại Pakistan và tiếp tục cung cấp vũ khí hiện đại như máy bay Block 50/52 F-16 cho Pakistan trong khi bỏ qua phản đối của Ấn Độ.
Tuy nhiên, dấu hiệu chín muồi chiến lược Mỹ-Ấn vẫn bộc lộ khi Ấn Độ tiếp tục tăng cường quan hệ Mỹ-Ấn trong mô hình Afghanistan-Pakistan. Trên thực tế Ấn Độ đã liên kết quân sự với bộ chỉ huy trung tâm của Mỹ. Thỏa thuận khung về tăng cường quốc phòng Ấn-Mỹ đã được gia hạn thêm 10 năm đến năm 2025.
Mỹ tập trận chung với Ấn Độ nhiều hơn nước nào khác. Mùa hè này, không quân Ấn Độ cùng các phi đội sẽ sang Mỹ tham gia cuộc tập trận Red Flag. Mỹ vẫn duy trì bán thiết bị quốc phòng cho Ấn Độ. Nếu hợp đồng mua bán pháo M777 siêu nhẹ, máy bay vận tải C-17 Globemaster III và máy bay hàng hải P8-I được tiếp tục, Mỹ sẽ trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ.
Trong khuôn khổ DTTI (ký kết năm 2012), Ấn Độ có thể yêu cầu Mỹ tham gia thiết kế tàu sân bay thứ hai của Ấn Độ. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter biết rằng trong ngắn hạn, quan hệ đối tác Mỹ-Ấn sẽ được thúc đẩy từ chuyển giao công nghệ cao để đối phó với đe dọa từ Trung Quốc.
Diện mạo mới của quân đội Nga khiến Mỹ lo sợ
Trong thời gian qua, giới tướng lĩnh Mỹ đã có những nghiên cứu kỹ lưỡng về “diện mạo mới” của quân đội Nga, thể hiện qua chiến dịch quân sự ở Syria.
Quân đội Nga lộ “diện mạo mới”
Mặc dù nòng cốt trong chiến dịch quân sự ở Syria là lực lượng Hàng không-Vũ trụ (VKS) nhưng các lực lượng khác của Nga như hải quân, lục quân đều đã cử lực lượng tham gia bảo vệ, yểm trợ và bảo đảm cho VKS, thể hiện diện mạo mới đáng kinh ngạc của quân đội Nga.
Sự thể hiện của quân đội Nga trong chiến thắng chóng vánh nhưng không lấy gì làm ấn tượng trong cuộc “Chiến tranh 5 ngày” với Gruzia vào tháng 8-2008, đã khiến Mỹ-NATO luôn nghĩ rằng, Nga có một đội quân chỉ “to xác, mạnh về hạt nhân”, còn các lĩnh vực khác hết sức lạc hậu.
Tuy nhiên, sau cuộc chiến ngắn ngủi này, Nga đã tự nhận thức được sự yếu kém của mình và tiến hành một cuộc cải tổ sâu rộng với tên gọi đúng với tính chất của nó là “Diện mạo mới”. Và đến nay, quân đội Nga đã trở thành lực lượng vũ trang hiện đại, thiện chiến hàng đầu thế giới.
Diện mạo mới của quân đội Nga bắt đầu lộ diện trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, khi họ mở chiến dịch kinh điển mang tên “Mùa xuân Crimea” vào tháng 2 và tháng 3/2014.
Việc Moscow triển khai chiến dịch quân sự chớp nhoáng nhưng bao gồm rất nhiều khâu phức tạp, bí mật tràn ngập Crimea, bảo vệ thành công cuộc chuyển giao bán đảo này về tay Nga đã cho thấy trình độ tổ chức và khả năng nghi binh, giữ bí mật của họ tốt đến mức nào.
Tạp chí Politico viết rằng, đến cuộc chiến ở Syria thì Mỹ đã nhận thức đầy đủ một chân lý là sức mạnh của quân đội Nga đã đạt đến đẳng cấp số 1 thế giới. Lầu Năm Góc choáng ngợp trước khả năng hiện đại hóa nhanh chóng và thành công của Lực lượng vũ trang Nga.
Trước đây, Mỹ chỉ lo lắng về kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga nhưng hiện nay, bất cứ loại vũ khí thông thường nào của Nga cũng khiến Washington phải giật mình. Sự hiện diện của Nga ở Syria cho thấy, Moscow hiện đã có đủ lực can thiệp quân sự ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Nếu trước kia Lầu Năm Góc không tìm thấy đối thủ xứng tầm và nhiệm vụ của Quân đội Mỹ chỉ mang tính toàn cầu, ví dụ, cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và Iraq, thì bây giờ họ phải tập trung vào mục tiêu cụ thể hơn: Đó là đối phó với sức mạnh kinh hoàng của Moscow.
Chuyên gia Mỹ tranh nhau “ca ngợi” quân đội Nga
Giờ đây, các chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ và NATO đang đua nhau chỉ ra tính cấp bách của việc phải lập kế hoạch đối phó với sự hồi sinh sức mạnh quân sự tuyệt đối của Nga.
Trung tướng Herbert Raymond McMaster, người mà theo Politico được coi là một trong những khối óc quân sự của quân đội Mỹ, đã nhận định rằng, vấn đề chính hiện nay của Lầu Năm Góc là phải "thích ứng với sự bừng tỉnh của các lực lượng vũ trang Nga".
Tướng McMaster chính là tác giả khái niệm và mô hình tác chiến của quân đội Mỹ ở Trung Đông. Bây giờ, sau thất bại của Mỹ trước Nga ở Syria, vị tướng này lại trở thành người tiếp tục đề ra chiến lược quân sự mới, giúp Lầu Năm Góc đối đầu với Moscow.
Vị tướng này tuyên bố trong một buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ tuần qua rằng, những hệ thống tên lửa và pháo của lục quân Nga có khả năng hủy diệt mạnh hơn của Mỹ, Các xe tăng Nga được hoàn thiện tối ưu tới mức “hầu như không còn điểm yếu nào trước các tên lửa chống tăng”.
Politico dẫn lời Politico dẫn lời tướng về hưu Wesley Clark bổ sung rằng, "vũ khí mới của Nga có sức công phá đáng kinh ngạc". Các vũ khí tấn công từ chính xác từ trên không, nhất là tên lửa phóng từ máy bay ném bom chiến lược đã vượt trên tầm của Mỹ.
Cựu sĩ quan Hải quân Mỹ, hiện đang là Chủ tịch Quỹ Potomac Philip Carbury cho biết rằng, hiện hải quân Nga đã trở thành đối thủ đáng sợ nhất của Mỹ. Khả năng tấn công xa hàng ngàn km từ các chiến hạm mặt nước bé xíu, dưới 1000 tấn và tàu ngầm thông thường vài ngàn tấn đã khiến cả thế giới kinh ngạc.
Politico nhận định, sau khi kết thúc chiến tranh lạnh với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, chính phủ Mỹ đã ngủ quên trên chiến thắng và coi thường nước Nga trong khoảng thời gian dài, để Moscow kịp tăng cường tiềm lực tới mức độ gây bất ngờ cho Quân đội Mỹ.
Bài báo kết luận rằng, đã đến lúc Washington suy ngẫm lại một cách tổng quát, thay đổi chiến lược ngăn chặn, thậm chí thay đổi cả cấu trúc quân đội Mỹ đề phòng trường hợp xảy ra đối đầu quân sự với Nga, không chỉ trên biên giới Đông Âu mà còn trên toàn thế giới.