Trung Quốc bị cô lập tại hội nghị quốc tế về biển đông
Ba Lan tuyên bố kiện Nga “chiếm tài sản”
Trung Quốc xoa dịu Philippines về căng thẳng trên Biển Đông
Phó bí thư thành ủy Bắc Kinh bị điều tra tham nhũng
Thượng viện Philippines bác hiệp ước quân sự với Mỹ
Tin thế giới đọc nhanh sáng 18-04-2016
- Cập nhật : 18/04/2016
Đài Loan chọc tức Trung Quốc khi thả 20 nghi phạm Bắc Kinh muốn xét xử
Hồi tháng 3.2016, Malaysia bắt 53 người Đài Loan được cho tham gia đường dây lừa gạt qua điện thoại. Chính quyền cả Đài Loan và Trung Quốc đều đề nghị Malaysia trục xuất những người này về cho họ.
Trung Quốc có thể sẽ không bảo vệ Triều Tiên vì các vụ thử hạt nhân
Trung Quốc và Triều Tiên ký hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cách đây 55 năm, theo đó Bắc Kinh cam kết viện trợ trong trường hợp Bình Nhưỡng bị tấn công. Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như đã hết kiên nhẫn với Bình Nhưỡng, theo SCMP.
Giáo sư Pang Zhongying, chuyên gia quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định giờ đây Trung Quốc coi việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân là mối đe dọa an ninh. Quan hệ Trung - Triều vì thế trở nên xấu tới mức không thể khôi phục như trước.
"Hiệp ước Trung - Triều chỉ có giá trị pháp lý trong trường hợp Triều Tiên bị tấn công, Trung Quốc sẽ viện trợ, nhưng khả năng cao là điều này sẽ không được thực hiện", Pang nói.
Giáo sư Shen Jiru, Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cũng nhận định Bắc Kinh "không nên để bị ràng buộc bởi các hiệp ước" khi Bình Nhưỡng vẫn cố tình phát triển vũ khí hạt nhân. Shen nói hiệp ước ký năm 1961 này chỉ là "di sản thời Chiến tranh Lạnh", khi Trung Quốc "còn non nớt, chưa có kinh nghiệm ngoại giao".
Theo Shen, hiệp ước gần như không được thể hiện gì nhiều từ khi ông Giang Trạch Dân lên nắm quyền ở Trung Quốc năm 1989.
"Tôi đoán hiệp ước năm 1961 là công cụ để Trung Quốc kiểm soát Triều Tiên, chống lại ảnh hưởng của Liên Xô. Giờ đây, mọi thứ đã khác. Trung Quốc dường như mắc phải 'tình thế khó xử vĩnh viễn' bởi Triều Tiên dùng nó như một công cụ hăm dọa và kiểm soát ngược lại Trung Quốc", Kerry Brown, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Hoàng gia London, nói.
Giới chuyên gia cũng tin Hiệp ước Trung - Triều đã được gia hạn tới năm 2021.
Đầu tháng 4, phiên bản quốc tế tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, tuyên bố Bắc Kinh sẽ bảo vệ Bình Nhưỡng "chống lại các vụ tấn công tiềm ẩn từ bên ngoài".
Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc lưu ý Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo Bình Nhưỡng, không cho phép có chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc cũng phản đối chính sách "lưỡi gươm hạt nhân chiến tranh" của Triều Tiên.
Tháng trước, khi được hỏi liệu có viện trợ Triều Tiên như trong Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 hay không, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết "Trung Quốc không chấp nhận bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, và cũng không chấp nhận việc theo đuổi vũ khí hạt nhân".
Sự thất vọng của Trung Quốc với Triều Tiên thể hiện rõ khi Bắc Kinh ủng hộ Hội đồng Bảo an trừng phạt Bình Nhưỡng vì thử bom nhiệt hạch, phóng tên lửa tầm xa hồi đầu năm.
Hàn Quốc, nước thường xuyên trong trạng thái căng thẳng do các vụ thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên, cũng quan tâm Hiệp ước Trung - Triều.
Giáo sư Lee Jung-nam, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Hàn Quốc, nhận định Bắc Kinh sẽ hành xử khác so với thời Chiến tranh Triều Tiên. Theo đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm giải pháp thương lượng với Mỹ và Hàn Quốc đầu tiên thay vì trực tiếp tham chiến như trong quá khứ.
Giáo sư Lee cho rằng "Triều Tiên có ý nghĩa chiến lược quan trọng" với Trung Quốc ở khu vực Đông Á nên Trung Quốc sẽ cố gắng can thiệp nếu căng thẳng leo thang hoặc thậm chí cả khi mọi thứ vượt tầm kiểm soát.
"Mọi thứ đã thay đổi từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền", Lee nói.
Trung Quốc tập trận trên Biển Đông
Nhật báo của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 17-4 cho biết hạm đội Nam Hải của nước này đã tập trận ở Biển Đông nhằm tăng cường tính hiệu quả trong chiến đấu.
Cuộc tập trận bắt đầu hôm 7-4 nhưng đến giờ mới được công bố.
Theo Reuters, cuộc tập trận này bao gồm các phương thức mới được nâng cấp như huấn luyện trong môi trường điện từ trường.
Cuộc tập trận được thực hiện với các điều kiện như trong môi trường chiến đấu thật nhằm tăng cường hiệu quả khi chiến đấu của hạm đội.
Bản tin của Trung Quốc không nói cuộc tập trận diễn ra ở vị trí cụ thể nào trên Biển Đông.
Hạm đội này được nói sẽ tập trận thêm tình huống 24 giờ tấn công trên biển cùng các chiến thuật khác.
Cuộc tập trận được phối hợp với cảnh báo phòng không sớm, phòng thủ chống máy bay trên bộ. Các lực lượng khác của quân đội được nói cũng tham gia.
Thông tin Trung Quốc tập trận được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước quan ngại về hành vi của Bắc Kinh trong thời gian qua trên Biển Đông như ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần hết vùng biển này, bồi đắp đảo trái phép và quân sự hóa Biển Đông.
Thủ tướng New Zealand John Key hôm 17-4 cũng bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc. Dường như biết được cộng đồng quốc tế đang quan ngại về vấn đề Biển Đông, một bài xã luận trên Tân Hoa xã đăng cùng ngày đã vội “nhắc nhở” rằng chuyến thăm của ông Key nên tập trung vào vấn đề kinh tế chứ đừng nói về Biển Đông.
Trước đó, hôm 15-4, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull khi đang thăm Trung Quốc đã kêu gọi Bắc Kinh cởi mở hơn với thế giới bên ngoài và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Thủ tướng Úc nhắc khéo Trung Quốc: “Sự tăng trưởng kinh tế đáng kể trong khu vực này dù là của nước nào, Úc hay Trung Quốc, đều phải dựa trên nền tảng hòa bình và ổn định. Bất cứ điều gì gây ra nguy cơ phá vỡ hòa bình và ổn định sẽ đi ngược lại lợi ích của tất cả các nước”.
Tổng thống Pháp thăm Ai Cập, đàm phán hàng loạt hợp đồng vũ khí
Chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đầu tiên dự kiến được giao cho Ai Cập vào tháng 6 - Ảnh: Reuters
Triều Tiên nói phát triển vũ khí hạt nhân để tự vệ trước Mỹ
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) phát biểu trong chuyến thăm nhà máy Sinhung, Bình Nhưỡng, ngày 1/4. Ảnh: Reuters/KCNA.
"DPRK tiếp cận vũ khí hạt nhân không phải mối đe dọa mà là một lựa chọn tự vệ không thể tránh khỏi nhằm bảo vệ đất nước khỏi thảm họa hạt nhân do Mỹ gây ra", hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA cho biết trong bài bình luận bằng tiếng Anh. DPRK là viết tắt của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Theo đó, vũ khí hạt nhân của Triều Tiên càng mạnh thì khả năng răn đe chiến tranh càng lớn.
Bài bình luận còn dẫn lại bài viết trên một báo Ai Cập tố Mỹ thực hiện tiêu chuẩn kép khi ép Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân nhưng lại gọi "kịch bản hạt nhân" của Israel là "nhằm có được hòa bình".
"Mỹ đe dọa hạt nhân, tống tiền và tập trận chung là nguyên nhân đẩy tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh", bài bình luận cho biết thêm.
Triều Tiên từ lâu đã tuyên bố rằng nước này phải tự vệ bằng vũ khí hạt nhân trước nguy cơ xảy ra một cuộc xâm lược tiềm tàng do Mỹ dẫn đầu, cáo buộc hoạt động tập trận chung thường niên giữa Washington - Seoul là để chuẩn bị tấn công Bình Nhưỡng. Mỹ và Hàn Quốc nhấn mạnh mục đích tập trận là phòng thủ.