Mỹ dùng tàu ngầm không người lái "trị" Trung Quốc ở biển Đông
Trung Quốc: Nhận hối lộ hơn 460.000 USD sẽ bị tử hình
Hé lộ thông điệp ngầm của Tổng thống Putin cho ông Assad
Singapore lấy dấu vân tay tất cả khách nhập, xuất cảnh
Hé lộ vai trò của Ả Rập Saudi trong vụ khủng bố 11-9
Tin thế giới đọc nhanh trưa 18-04-2016
- Cập nhật : 18/04/2016
Úc gây áp lực về vấn đề Biển Đông
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter (trái) và người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin trên máy bay V-22 Osprey sau khi kết thúc chuyến thăm tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) ngày 15.4.2016 trên Biển Đông - Ảnh: Hải quân Mỹ
Con tin Canada ở Philippines cầu cứu vì bị dọa chặt đầu
Nhóm phiến quân ở Philippines bắt 4 con tin gồm John Ridsdel và Robert Hall, hai du khách người Canada, Kjartan Sekkingstad, quản lý khu nghỉ dưỡng người Na Uy, và một phụ nữ Philippines chưa rõ danh tính, tại một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở miền nam Philippines hồi tháng 9/2015.
Trong video đăng lên mạng xã hội hôm qua, nhóm phiến quân đòi tiền chuộc 300 triệu peso (8,3 triệu USD) cho mỗi con tin Canada. Trước đó, số tiền chuộc chúng yêu cầu là 1 tỷ peso, Reuters đưa tin.
"Đây là tối hậu thư", tên thủ lĩnh bịt mặt nói. "Bọn ta chắc chắn sẽ chặt đầu một trong số 4 con tin". Hạn chót tên này đưa ra là 15h ngày 25/4.
Các con tin, bị kề mã tấu vào cổ, cầu xin gia đình và chính phủ Canada giúp họ được thả tự do. "Tôi khẩn cầu chính phủ Canada. Tôi biết chính phủ có đủ khả năng cứu tôi khỏi đây. Tôi tự hỏi họ còn đang chờ điều gì", Hall nói trước máy quay.
Đây là video thứ 4 nhóm phiến quân đăng để đòi tiền chuộc. Trong video tháng trước, chúng đưa ra hạn chót là ngày 8/4 nhưng không nêu số tiền chuộc.
Các con tin được cho là đang ở trong rừng trên đảo Jolo, thành trì của nhóm Abu Sayyaf có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhóm phiến quân còn đang giữ một người Hà Lan, một người Nhật Bản, 4 người Malaysia và 10 người Indonesia.
10.000 xuống đường biểu tình phản đối thủ tướng Anh
Khoảng 10.000 người Anh đã đổ xuống đường và tập trung tại quảng trường Trafalgar ngày 16-4 để phản đối kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ và yêu cầu Thủ tướng David Cameron từ chức.
Người biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ kêu gọi sự chú ý cho một loạt các vấn đề quốc nội, bao gồm cả việc yêu cầu Thủ tướng Cameron từ chức - Ảnh: AFP
Theo AFP ngày 16-4, những người biểu tình không chỉ phản đối Thủ tướng Cameron mà họ còn yêu cầu chính phủ phải tăng đầu tư cho giáo dục, y tế, nhà ở và các lĩnh vực công khác cũng như phải có biện pháp bảo vệ ngành công nghiệp thép của nước Anh.
Một số người còn giơ cao biểu ngữ với nhiều nội dung mạnh mẽ như: “Cameron phải đi – Đảng Bảo thủ phải xuống” để thể hiện sự phản đối.
Mặc dù vậy, theo The Straits Times (Singapore) ngày 16-4, kế hoạch biểu tình đã được vạch sẵn từ lâu, ngay từ trước khi ông Cameron thừa nhận có tài sản ở nước ngoài hồi tuần trước.
Nói với AFP về vụ lùm xùm của ông Cameron, Sarah Henney, một người biểu tình nhấn mạnh: “Bất kỳ ai ở vị trí đó cũng có nhiệm vụ phải chăm sóc người dân của mình, một cách cởi mở và minh bạch”
Theo kết quả khảo sát vừa mới được công bố của tờ Independent và Sunday Mirror – hai tờ báo lớn của Anh, hơn 52% người được hỏi không tin ông Cameron đã thực sự “trung thực và cởi mở” về tình trạng tài chính của mình.
Gay gắt hơn nữa, 44% người cho biết cách xử lý vấn đề của ông thủ tướng khiến họ cảm thấy nó rất “đạo đức giả”.
Liên quân quốc tế "tiêu diệt" hơn 25.000 tay súng IS
Các cuộc không kích của liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã tiêu diệt hơn 25.000 tay súng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.
Theo báo Daily Mail tiết lộ ngày 17-4, chiến dịch không kích của liên quân đã khiến IS mất phân nửa thành viên tại những khu vực chúng kiểm soát ở Iraq và Syria trong vòng 20 tháng qua, đồng thời phá huỷ nhiều thành trì quan trọng của IS.
Trong một cuộc phỏng vấn, Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên người Mỹ của liên quân chống IS, cho biết khả năng IS kiếm được hàng triệu USD mỗi ngày nhờ bán dầu trên thị trường chợ đen và trả lương cho các tay súng đi theo đã bị sụt giảm nhiều do liên quân không ngừng không kích vào những mỏ dầu do IS kiểm soát.
Ngoài ra, ông Warren tiết lộ liên quân đang chuẩn bị tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào thành trì Raqqa của IS ở Syria.
Liên quân đã tiêu diệt hơn 100 thủ lĩnh IS, trong đó có tên Omar al-Shishani (trong ảnh), được xem là "Bộ trưởng Chiến tranh" của IS. Ảnh: AP
“Giống như võ sĩ quyền anh, IS đã bị trúng nhiều đón gây choáng váng. Chúng tôi tin rằng chúng yếu đi, trong khi những nhân vật đứng đầu dần dần bị tiêu diệt. Chúng bắt đầu cảm thấy áp lực do chúng tôi tạo ra trong 20 tháng qua”. – ông Warren nói.
Theo người phát ngôn này, 600 tay súng bị tiêu diệt trong ba tuần vừa qua và IS phần nào hoảng loạn khi nhiều nhân vật thủ lĩnh tử vong do không kích hay bị lực lượng đặc biệt tiêu diệt.
Đại tá Warren cho biết thêm việc tuyển dụng tân binh chậm lại nhờ việc kiểm soát tốt biên giới ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, ông này khẳng định chỉ là vấn đề thời gian trước khi thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi bị tiêu diệt trong một cuộc tấn công của máy bay không người lái của Mỹ hoặc Anh.
Phát biểu của ông Warren được đưa ra giữa lúc có những chỉ trích rằng các cuộc không kích của liên quân trong gần 2 năm qua không thể tiêu diệt được IS.
Đô đốc Mỹ: đội tàu ngầm Nga phát triển chưa từng thấy