Triều Tiên "hóa sói" với Trung Quốc
Các cường quốc "đổ bê tông" ở Libya để chống IS
Mỹ bổ sung khả năng diệt hạm cho Tomahawk?
Đức từ chối đề nghị của Mỹ tăng hỗ trợ quân sự đánh IS
Người Hàn tác động đổi tên biển Nhật Bản trong sách giáo khoa ở Mỹ
Tin thế giới đọc nhanh chiều 14-12-2015
- Cập nhật : 14/12/2015
Ấn Độ và Nhật Bản cam kết đồng lòng về biển Đông
Một năm sau chuyến công du của ông Narendra Modi tới Nhật, lần đầu tiên trong tuyên bố chung Ấn Độ - Nhật Bản, hai bên đã đề cập tới biển Đông và kêu gọi các nước tránh “những hành động đơn phương”.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng Nhật Bản tăng cường quan hệ thân thiết với Ấn Độ là nhằm đối phó với Trung Quốc - Ảnh: PTI
Theo Hindustantimes, tuyên bố chung Ấn Độ - Nhật Bản công bố ngày thứ bảy 12-12 trong khuông khổ chuyến thăm Ấn Độ từ 11-13/12 của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tờ Myinforms cho biết năm ngoái Ấn Độ đã ký hai tuyên bố chung với Nhật nhưng không có tuyên bố nào đề cập đến Biển Đông.
Tuyên bố chung của Ấn Độ và Nhật Bản viết: “Căn cứ vào tầm quan trọng của các tuyến giao thông hàng hải trên Biển Đông trong lĩnh vực an ninh năng lượng khu vực và các hoạt động buôn bán, thương mại, những yếu tố nhấn mạnh về sự cần thiết của hòa bình và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, hai thủ tướng lưu ý, sự phát triển tại Biển Đông đòi hỏi tất cả các nước cần tránh các hành động đơn phương có thể dẫn tới những căng thẳng trong khu vực”.
Tuyên bố chung cũng nói cả hai nước hy vọng về “một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.
Tờ Hindustantimes cho rằng, đó chính xác là những từ mà Trung Quốc sẽ “nổi đóa” lên khi nghe thấy. Quốc gia này từng phản ứng dữ dội ngay sau cuộc đối thoại ba bên giữa Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ tại New York hồi tháng 9-2015. Tuyên bố sau hội nghị này cũng đề cập tới Biển Đông và vấn đề tự do hàng hải.
41 dân thường thiệt mạng vì không kích của Nga tại Aleppo
Đã có 41 người thiệt mạng, trong đó có 15 trẻ em và 65 người khác bị thương trong các đợt không kích của Nga ngày 12-12 tại tỉnh Aleppo của Syria.
Một người dân nhấc xe đạp đi qua khu bãi rác và những chiếc xe ô tô đang cháy sau các đợt không kích tại thị trấn Hamouria của Syria - Ảnh: AFP
Theo Dailysabah, nguồn tin từ lực lượng cứu hộ dân sự Syrian Civil Defense của Syria cho biết số thống kê thương vong này tại hai thị trấn Atarib và Munbij của tỉnh Aleppo.
Cụ thể các cuộc không kích nhằm vào khu dân cư ở Munbij đã làm 30 người thiệt mạng, trong đó có 15 trẻ em. Thêm 11 người khác tử nạn trong các cuộc không kích tại Atarib.
Trong khi đó các nhà hoạt động tại địa phương thông tin với hãng tin Anadolu cho biết các lực lượng không quân của chính quyền Syria cũng đã ném bom khu vực Đông Ghouta trong ngày thứ bảy 12-12 tại các vùng Hamuriye, Sakba, Kafr Batna và Jasrain khiến nhiều người khác thiệt mạng.
Tuy nhiên con số thương vong chính xác vẫn chưa có.
Nga bắt đầu triển khai các hoạt động không kích tại Syria từ ngày 30-9 theo đề nghị hỗ trợ của tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, ít nhất 250.000 người đã thiệt mạng kể từ khi xung đột bắt đầu nổ ra tại Syria năm 2011.
Taliban táo tợn đánh khu ngoại giao đoàn ở Kabul
AFP đưa tin vụ tấn công bắt đầu vào khoảng 18 giờ hôm trước đó tại khu vực có nhiều sứ quán và trụ sở các bộ giữa trung tâm thủ đô Kabul. Một chiếc xe gài bom do một tên tấn công chạy đến rồi phát nổ. Kế đến bọn tấn công bắt đầu nổ súng vào cảnh sát. Giao tranh kéo dài suốt từ chiều hôm trước cho đến sáng hôm sau.
Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công và cho biết mục tiêu tấn công là khu khách sạn có nhiều khách nước ngoài lui tới. Khu này gần Đại sứ quán Tây Ban Nha (ảnh). Tiếng súng chỉ chấm dứt khi tên Taliban cuối cùng bị tiêu diệt.
Khoảng 50 người nước ngoài và dân thường Afghanistan bị mắc kẹt trong các khu nhà gần đó đã được sơ tán. Chỉ huy cảnh sát Kabul cho biết vụ giao tranh kéo dài vì phải ưu tiên cứu những người bị kẹt giữa làn đạn và phải hành động cẩn trọng theo đúng nguyên tắc an ninh.
Bộ Nội vụ Afghanistan thông báo có bốn cảnh sát Afghanistan thiệt mạng trong giao tranh. Bộ Nội vụ Tây Ban Nha xác nhận có hai cảnh sát Tây Ban Nha thiệt mạng. Ngoài ra còn có chín dân thường Afghanistan bị thương. Tất cả nhân viên Đại sứ quán Tây Ban Nha đã sơ tán ngay sau khi giao tranh bắt đầu.
Vụ tấn công tại Kabul xảy ra sau vụ Taliban tấn công sân bay Kandahar chỉ vài ngày. Đêm 8-12, 11 tên Taliban đã xâm nhập vào khu căn cứ được bảo vệ cẩn mật gồm sân bay, căn cứ quân sự của NATO, quân đội Afghanistan và khu nhà ở dân sự ở Kandahar. Chúng tấn công một khu chợ và một trường học trong căn cứ rồi cố thủ tại đây.
Giao tranh kéo dài suốt 27 tiếng. Toàn bộ bọn tấn công bị tiêu diệt. Bộ Quốc phòng Afghanistan thông báo trong 50 người thiệt mạng có 10 binh sĩ, hai cảnh sát và 38 dân thường. Trong 37 người bị thương có 17 binh sĩ và bốn cảnh sát.
Vài ngày trước vụ tấn công tại khu ngoại giao đoàn ở Kabul, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã tham dự hội nghị khu vực về hòa bình tại Pakistan. Hội nghị đã đề nghị chính phủ Afghanistan nối lại đàm phán với Taliban vốn đã bế tắc để chấm dứt xung đột kéo dài 14 năm nay.
Vào lúc Taliban tìm cách mở rộng địa bàn, Reuters ghi nhận trong nội bộ chính quyền Afghanistan đã xảy ra bất đồng sâu sắc.
Giữa tuần trước, chỉ huy cơ quan tình báo Rahmatullah Nabil đã gửi thư từ chức cho tổng thống và Tổng thống Ashraf Ghani đã chấp thuận. Trong thư, ông Rahmatullah Nabil đánh giá tổng thống đã áp đặt cho ông nhiều điều kiện làm việc không thể chấp nhận được. Sự kiện chỉ huy tình báo Rahmatullah Nabil từ chức càng làm cho viễn ảnh hòa bình ngày một xa.
Thủ lĩnh tối cao IS đến Libya
Nguồn tin tình báo của Iran khẳng định thủ lĩnh tối cao của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi đã đến thành phố Sirte trong chiến dịch bành trướng ở Libya.
Hãng thông tấn Iran FARS dẫn nguồn tinh tình báo cho biết Baghdadi đã rời khỏi “thủ đô” Raqqa ở Syria đến Sirte, “đại bản doanh” của IS ở Libya.
Liên minh Hồi giáo Libyan Dawn ủng hộ chính quyền của phong trào Huynh đệ Hồi giáo tại thủ đô Tripoli cũng thông báo nhiều người đã nhìn thấy Baghdadi ở Sirte.
Hôm 11-12, IS cũng tuyên bố đã chiếm được thành phố La Mã cổ đại Sabratha ở Libya. Đây là một di sản thế giới được UNESCO công nhận và là một trong những di tích khảo cổ La Mã được bảo tồn tốt nhất ở Địa Trung Hải.
Hiện tại, IS đã vươn vòi bạch tuộc tới các vị trí chỉ còn cách thủ đô Tripoli khoảng 48 km.
Kể từ khi phương Tây lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, Libya rơi vào hỗn loạn. Hiện tại có hai cính quyền đối đầu nhau. Ở Tripoli là chính quyền của phong trào Huynh đệ Hồi giáo, được liên minh Libya Dawn ủng hộ. Qatar, Sudan và Thổ Nhĩ Kỳ công nhận chính quyền này.
Ở Tobruk là chính quyền của Thủ tướng Abdullah al-Thinni, được phần còn lại của quân đội Syria do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo ủng hộ. Ai Cập và UAE công nhận chính quyền này. Không quân Ai Cập cũng hỗ trợ quân sự cho lực lượng của tướng Haftar.
Vô số nhóm phiến quân kiểm soát những vùng lãnh thổ còn lại của Libya. Lợi dụng tình thế đó, IS đã âm thầm chiếm đóng Sirte và mở rộng kiểm soát ở các khu vực lân cận.
Theo báo Huffington Post, tình báo phương Tây ước tính IS đang kiểm soát hoạt động sản xuất từ 30.000 - 40.0000 thùng dầu/ngày ở Libya.
Ước tính IS có 2.000 - 5.000 tay súng tại Libya, 50% tập trung ở Sirte. Các nguồn tin từ Libya cho biết IS trả lương cho các tay súng độc thân ở Libya khoảng 150 USD/tháng, những kẻ có gia đình được 300 USD/tháng. Ngoài ra, phiến quân IS còn được hưởng “chiến lợi phẩm”.
Trong những tháng qua, có nhiều tin đồn cho rằng IS đang đưa các “thủ lĩnh quân sự” và “quan chức hành chính” đến Libya để tổ chức lực lượng tại quốc gia châu Phi.
Các trang web của IS ở Libya tuyên bố “Sirte sẽ có quy mô tương đương như Raqqa”. Điều đó có nghĩa là nếu IS bị đánh bật khỏi Raqqa thì Sirte sẽ trở thành thủ đô mới của “nhà nước Hồi giáo”.
Việc mở rộng hoạt động tại Libya cho thấy tham vọng toàn cầu của IS. Hôm 11-12, Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho rằng có thể phương Tây sẽ phải mở chiến dịch quân sự tấn công IS ở Libya.
Hiện Pháp đã tái triển khai 3.500 binh sĩ từng can thiệp quân sự vào Mali tới một căn cứ cách biên giới miền nam Libya khoảng 72 km để đề phòng sự xâm lấn của IS.
Các nguồn tin ngoại giao tiết lộ trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Matxcơva hôm 26-11, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã thảo luận về khả năng can thiệp quân sự vào Libya.
Bởi bờ biển Libya rất gần châu Âu, IS có thể sử dụng quốc gia này làm bàn đạp để tấn công lợi ích của châu Âu.
Ngoài ra, tình báo phương Tây còn xác định IS đang sử dụng các nhóm khủng bố chi nhánh để gây bất ổn ở Tunisia, Algeria, Morocco và Ai Cập.
Như vậy, IS hoàn toàn đủ sức tạo ra một vùng cực đoan dọc bờ biển miền nam Địa Trung Hải, khiến cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu ngày càng trở nên tồi tệ.
Nga bắn cảnh cáo tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ
Một tàu khu trục Nga buộc phải bắn cảnh cáo khi tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ “cố tiếp cận” và không đáp lời cảnh báo từ tàu chiến của Moscow.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 13-12 cho biết vụ việc xảy ra ở phía Bắc biển Aegean, cách đảo Lemnos của Hy Lạp khoảng 12 hải lý. Các thành viên trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường Smetlivy lớp Kashin phát hiện tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ cách họ khoảng 1.000 m vào sáng cùng ngày.
Khi đó, tàu cá này vẫn hướng về phía tàu khu trục của Nga và phớt lờ những cảnh báo qua sóng radio cũng như những nỗ lực liên lạc khác.
Khi tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ còn cách khoảng 600m, tàu Smetlivy đã nổ súng bằng vũ khí nhỏ vào một điểm trước tàu cá của Ankara để tránh nguy cơ va chạm.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết tàu đánh cá sau đó đã đổi hướng và giữ khoảng cách 540 m với tàu khu trục Smetlivy nhưng vẫn không liên lạc.
Theo tuyên bố của cơ quan này, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov đã triệu tập tùy viên quân sự của Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Nga để thảo luận về sự cố ở biển Aegean.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang trở nên căng thẳng sau khi Ankara bắn hạ máy bay chiến đấu của Moscow ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ vì cáo buộc xâm phạm không phận nước này.
Tuy nhiên, đến nay, Nga đã phủ nhận cáo buộc trên và cho rằng đây là “hành động đâm sau lưng”. Trái lại, Moscow cáo buộc Ankara đã bảo vệ các tay súng khủng bố ở Syria buôn lậu dầu vào Thổ Nhĩ Kỳ và các quan chức cấp cao là những người được lợi trong vụ việc.