Ấn Độ và Nhật Bản cam kết đồng lòng về biển Đông
41 dân thường thiệt mạng vì không kích của Nga tại Aleppo
Taliban táo tợn đánh khu ngoại giao đoàn ở Kabul
Thủ lĩnh tối cao IS đến Libya
Nga bắn cảnh cáo tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ
Tin thế giới đọc nhanh trưa 13-12-2015
- Cập nhật : 13/12/2015
Nhật - Ấn chia sẻ công nghệ quân sự
Nhân chuyến thăm New Delhi của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản hôm 12-12 thông báo sẽ tài trợ dự án xây đường sắt cao tốc đầu tiên cho Ấn Độ thông qua khoản vay 12 tỉ USD.
Thủ tướng Narendra Modi khẳng định dự án nối giữa 2 thành phố lớn của Ấn Độ là Mumbai và Ahmedabad không chỉ khởi động cuộc cách mạng trong ngành đường sắt mà còn giúp chuyển đổi kinh tế nước này.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modiở New Delhi ngày 12-12 Ảnh: REUTERS
Ngoài ra, theo các thỏa thuận quốc phòng công bố cùng ngày, hai nước sẽ chia sẻ công nghệ, thiết bị cũng như thông tin quân sự. Tuy nhiên, thương vụ bán các thủy phi cơ US-2 trị giá khoảng 1,1 tỉ USD của Nhật cho Ấn Độ chưa được ký kết. Báo Times of India đưa tin 2 nhà lãnh đạo Nhật - Ấn còn ký kết bản ghi nhớ về việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình.
Hãng tin Reuters cũng nhận định mối quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba châu Á này ngày càng được thắt chặt khi 2 ông Abe và Modi tìm cách đối trọng với Trung Quốc. Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp trong nước khai thác thị trường đang mở rộng nhanh chóng của Ấn Độ để bù đắp cho việc thị trường nội địa bị thu hẹp do dân số già đi và tỉ lệ sinh thấp
Mỹ - Nga tranh cãi về Ukraine tại Liên Hiệp Quốc
Ông Churkin cũng chỉ trích cách giải quyết của Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power về vấn đề chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an tháng 12 này, nói rằng bà đã “đưa ra các yếu tố sai lầm”.
Bà Samantha Power, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc trong một cuộc họp về vấn đề Ukraine ở New York, tháng 3-2015. (Ảnh: Reuters)
Nga tố IS chiếm 70% lãnh thổ Syria
"Khu vực ảnh hưởng của Nhà nước Hồi giáo đang mở rộng. Phiến quân vừa chiếm được khoảng 70% lãnh thổ Syria. Số tên khủng bố vào khoảng 60.000", hãng thông tấn Tass dẫn lời Bộ trưởng Sergey Shoigu hôm qua nói.
"Có mối đe dọa rằng hành động của chúng sẽ được truyền sang Trung Á và vùng Kavkaz", ông Shoigu nói. Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng nhấn mạnh không quân nước này đã phá huỷ hơn 8.000 cơ sở quân sự của IS ở Syria.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov trước đó nói có khoảng 25.000 - 30.000 người nước ngoài, trong đó có cả người Nga chiến đấu trong hàng ngũ IS.
Theo ước tính Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), IS có khoảng 30.000 phiến quân, còn chính phủ Iraq cho biết có 200.000 phiến quân Nhà nước Hồi giáo.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ: Kiên nhẫn với Nga cũng có giới hạn
Trong bài phỏng vấn được tường thuật trực tiếp trên kênh NTV, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu nói Thổ Nhĩ Kỳ muốn vượt qua căng thẳng với Nga, nhưng Moscow đang dùng "mọi cơ hội" để đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ.
"Nếu chúng tôi không phản ứng trước tất cả những gì họ đã làm đến bây giờ, thì điều đó không phải vì chúng tôi e sợ hay vì bất cứ cảm giác tội lỗi nào", ông Cavusoglu nói. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sự kiên nhẫn với Nga cũng có giới hạn.
Ông Cavusoglu cũng nói việc triển khai thêm quân tới Iraq thời gian gần đây diễn ra sau khi mối đe doạ về an ninh gia tăng.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 Nga đã biến quan hệ hai nước từ nồng ấm thành đối đầu hậu Chiến tranh Lạnh. Nga trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và đưa vụ Ankara triển khai quân ở Iraq lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
COP21 đạt được thỏa thuận về khí hậu
Tổng thống Pháp Francois Hollande kêu gọi biến ngày 12-12-2015 thành “một ngày không chỉ mang tính lịch sử, mà còn là một ngày vì nhân loại”
Bản dự thảo cuối cùng của thỏa thuận chống tình trạng toàn cầu ấm dần lên đã được các nước nhất trí hôm 12-12 sau hơn 2 tuần đàm phán tập trung tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21). Sau đó, cùng ngày (giờ địa phương), các nước tiến hành bỏ phiếu thông qua dự thảo trên.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết văn kiện này là công bằng, có một phần nội dung mang tính ràng buộc pháp lý và nhằm ngăn trái đất không nóng thêm quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2100. Tham vọng hơn, dự thảo kêu gọi các nước nỗ lực để mục tiêu này hạ xuống còn 1,5 độ C hoặc thấp hơn. Thỏa thuận kêu gọi đạt được sự cân bằng giữa lượng khí thải do con người tạo ra và khả năng trái đất hấp thụ chúng vào nửa cuối thế kỷ này.
Văn kiện cũng hướng đến việc cách mạng hóa hệ thống năng lượng của thế giới bằng cách cắt giảm hoặc loại bỏ than đá và các loại nhiên liệu hóa thạch khác, thay thế chúng bằng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió. Các quốc gia sẽ được yêu cầu xem xét lại các cam kết cắt giảm khí thải sau mỗi 5 năm. Ngoài ra, các nước phát triển được yêu cầu tiếp tục cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển để giúp họ thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Từ trái qua: Tổng thống Pháp Francois Hollande, Ngoại trưởng Laurent Fabius và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tại Hội nghị COP 21 hôm 12-12Ảnh: Reuters
Vấn đề hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu nằm trong phần nội dung không mang tính ràng buộc pháp lý. Bản dự thảo thỏa thuận cho biết các nước phát triển có nghĩa vụ “huy động” 100 tỉ USD/năm để giúp các nước đang phát triển từ nay đến năm 2020 và mức hỗ trợ này được duy trì đến 2025. Tiếp đó, một mục tiêu mới sẽ được ấn định với mức hỗ trợ sàn là 100 tỉ USD.
Trước khi bản dự thảo trên được công bố, nhiều nhà quan sát cho rằng cản trở lớn trong việc đi đến một thỏa thuận cuối cùng vẫn là những vấn đề như sự đóng góp tài chính giữa các nước và mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ trái đất. Các nước đang phát triển khẳng định các nước giàu phải gánh vác phần lớn trách nhiệm giải quyết tác động của biến đổi khí hậu bởi họ phát thải hầu hết khí nhà kính kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Mỹ và các nước giàu lại cho rằng các nền kinh tế mới nổi cũng phải gánh trách nhiệm bởi các quốc gia này cũng phát thải nhiều khí nhà kính.
Ngoài ra, theo đài BBC, một vấn đề gây tranh cãi khác là các nước giàu muốn đưa vào thỏa thuận một hệ thống duy nhất về đo lường, báo cáo và kiểm tra cam kết của các nước. Điều này rất quan trọng với Mỹ, nước muốn bảo đảm Trung Quốc cũng được giám sát theo các tiêu chuẩn này. Trong khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ lại không hào hứng với đòi hỏi nói trên.
Cuộc họp ở Paris về biến đổi khí hậu được coi là cơ hội cuối cùng để thay đổi viễn cảnh tồi tệ nhất mà biến đổi khí hậu sẽ đem lại như hạn hán nghiêm trọng, lũ lụt, bão tố tiếp tục gia tăng cũng như nhiều hòn đảo và các bờ biển đông dân cư sẽ biến mất dưới làn nước biển.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đề nghị các đại biểu phải làm cho 12-12-2015 thành “một ngày không chỉ mang tính lịch sử, mà còn là một ngày vì nhân loại”. Tổ chức Hòa bình xanh (Green Peace) cho rằng bản dự thảo là một cú đánh lớn vào nhiên liệu hóa thạch.