Năm 2016 vừa mới bắt đầu, nhưng hậu quả các cuộc tấn công khủng bố của tổ chức thánh chiến là vô cùng nặng nề, với ít nhất 144 nạn nhân. Trang mạng 20 Minutes đã phác thảo bức tranh tổng thể về các điểm nóng trên thế giới mà chủ nghĩa khủng bố thánh chiến đã và đang gieo rắc nỗi kinh hoàng.
8 lý do Nga nên “hòa nhã” với Thổ Nhĩ Kỳ
- Cập nhật : 14/12/2015
(The gioi)
Sự xấu đi nhanh chóng trong mối quan hệ và xung đột kéo dài với hàng xóm phía nam không đem lại lợi ích gì cho Moscow theo nhiều nguyên nhân khác nhau.
Các quốc gia cần phải sống hòa bình và hữu nghị, đặc biệt là các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ đối với Nga không chỉ đơn giản là hàng xóm. Có thể đưa ra ít nhất 8 lý do tại sao người Nga tốt hơn nên làm bạn với đất nước 80 triệu dân, nằm trong 20 nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới và trong khối quân sự NATO. Cũng có thể chỉ đơn giản hãy nhìn nhận Thổ Nhĩ Kỳ như một đối tác chứ không phải là đối thủ và hơn nữa là kẻ thù.
Nhiều người dân Nga khi nghe đến Thổ Nhĩ Kỳ, việc đầu tiên xuất hiện trong đầu họ là những mối liên hệ du lịch, đường ống dẫn khí đốt "dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" và hàng hóa dân dụng rẻ tiền. Nhưng đó không phải là những yếu tố quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa hai nước, hiện đã xấu đột ngột sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga.
Một trong những quân đội mạnh nhất ở Châu Á và NATO
Chúng ta bắt đầu chính từ khía cạnh quân sự. Nguyên nhân đầu tiên, tại sao Nga không nên tranh cãi với Thổ Nhĩ Kỳ, chính vì vấn đề chính trị quân sự. Người hàng xóm ở biển Đen nắm giữ một trong những quân đội mạnh nhất Châu Á và là quân đội có quân số đứng thứ 2 trong NATO sau Mỹ. Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ được huấn luyện tốt và được trang bị vũ khí hiện đại của phương Tây.
Bởi vậy trong trường hợp có xung đột cục bộ, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là một đối thủ rất đáng gờm (có khả năng chiến đấu cao hơn nhiều so với quân đội Gruzia hay Ukraine). Trong trường hợp gia tăng xung đột, Ankara có khả năng sử dụng điều 5 hiến chương của Liên minh Bắc Đại Tây Dương và kêu gọi sự giúp đỡ của tất cả các thành viên. Do vậy bất cứ xung đột vũ trang nào với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đẩy xung đột với toàn bộ khối NATO.
Kiểm soát eo biển chiến lược Bosphorus
Nguyên nhân thứ 2: Vị trí địa lý chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó kiểm soát Bosphorus. Điều đấy có nghĩa là Ankara có khả năng đóng hay hạn chế các tàu dân sự hay quân sự của Nga đi qua eo biển này. Nếu chỉ tính riêng về đường biển, hầu hết việc cung cấp quân sự cho quân đội Nga ở Syria đều buộc phải sử dụng đến eo biển Bosphorus. Bất cứ rào cản nào trên tuyến đường này (dưới bất cứ một lý do nào) đều gây khó khăn về giao thông vận tải nghiêm trọng cho Moscow và lập tức dẫn đến việc tăng chi phí đột ngột. Vốn khi chưa có rắc rối này, chi phí cho chiến dịch ở Syria cũng đã quá đắt đỏ.
Người Sunni
Nguyên nhân thứ 3: Yếu tố Hồi giáo. Ở Ankara, đảng Hồi giáo lãnh đạo, dựa vào đa số tuyệt đối trong quốc hội. Trên đấu trường quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí như một trong những quốc gia lãnh đạo người Sunni, còn những người Hồi giáo ở Nga là những người theo chính dòng này. Trong khi đó Nga chiến đấu ở Syria lại đứng về về phía những người Shite. Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có lúc sử dụng yếu tố này. Chưa nói về việc rằng nó có thể, nói đơn giản, không cản trở việc quay trở lại cố quốc của nhưng chiến binh IS - những kẻ đến từ Nga.
Sự ủng hộ của người Tatar Crimea và Ukraine
Nguyên nhân thứ 4 - Crimea. Người Thổ chấp nhận người Tatar Crimea như là anh em của mình và Ankara thể hiện sự không hài lòng rõ ràng với việc Nga đã làm với Crimea và hiện tại Nga xử sự như thế nào. Việc xấu đi trong quan hệ Nga - Thổ dẫn đến, có lẽ, việc tiến lại gần hơn của Ukraine với Thổ.
Xem xét đến những thách thức quân sự chính trị và địa chiến lược mà Nga giả định sẽ đối mặt trong trường hợp xấu đi quan hệ với Thổ, bây giờ chúng ta xem xét vấn đề kinh tế phát sinh ra sự phát triển tình hình này. Chúng có thể gom lại ở một điểm, một số rất đặc biệt nên tốt nhất là xem xét chúng một cách riêng biệt.
Những khách du lịch Nga đã quen đi đến Antalia
Và nguyên nhân thứ 5 mà theo đó Nga không nên cãi cọ với Thổ Nhĩ Kỳ: Du lịch. Thực tế, hiện tại Nga tiến hành cấm các chuyến du lịch đến Thổ. Không có gì bàn cãi về việc đây là cú đánh đau đớn vào lợi ích kinh tế của nước này. Sự thật, với chính sách giá tương ứng ngành du lịch Thổ Nhĩ Kỳ còn có cơ hội cứu vãn mùa hè năm tới với sự giúp đỡ của những người đi nghỉ Châu Âu, bao gồm cả những người không muốn nghỉ ở Ai Cập hay Tunis do mối đe dọa khủng bố và không đi đến Tây Ba Nha do giá tương đối cao.
Đối với Nga việc phong tỏa du lịch Thổ Nhĩ Kỳ ẩn dấu sự mạo hiểm bên trong. Hàng triệu người Nga sẽ phản ứng như thế nào với việc chỉ sau vài tuần bị mất đi lập tức 2 hướng du lịch yêu thích - Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập? Những việc cấm đoán này có thể tăng sự bất bình trong các tầng lớp xã hội vốn đã quen với một lối sống nhất định (bao gồm biên giới mở và di chuyển tự do), nhưng bây giờ bắt đầu cảm thấy rằng mức độ và chất lượng cuộc sống liên tục giảm.
Mất cả thị trường khí đốt ở Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ
Nguyên nhân thứ 6: khí đốt. Việc xấu đi quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, rất có thể, cuối cùng sẽ chôn vùi dự án đường ống dẫn khí đốt "dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" - và cùng với nó là hàng tỷ USD tiền đã đầu tư. Trước đây không lâu Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine là những khách hàng chính mua khí đốt của Nga. Hiện tại sau Ukraine có thể cả thị trường Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ giảm đột ngột. Thổ Nhĩ Kỳ không thể ngay lập tức và hoàn toàn từ chối mua khí đốt của Nga, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, có lẽ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tích cực tìm nguồn cung cấp khác mà sự lựa chọn ở các vùng lân cận sẵn có.
Thương mại
Nguyên nhân thứ 7 - ngoại thương. Thổ Nhĩ Kỳ - một trong những đối tác buôn bán lớn nhất của Nga, vai trò như nhà cung cấp thực phẩm tăng lên sau khi Moscow tiến hành cầm nhập thực phẩm từ các nước EU. Việc cấm nhập thị hay rau và hoa quả của Thổ Nhĩ Kỳ càng làm thu hẹp lại danh sách các nước có thể cung cấp thực phẩm cho thị trường Nga làm cho các quầy hàng đơn điệu đi và giá cả se tăng cao hơn nữa.
Các dự án đầu tư chung
Nguyên nhân thứ 8 - đầu tư. Các công ty tài chính, dầu mỏ và luyện kim lớn của Nga đã đầu tư vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ một lượng tiền rất lớn. Những đầu tư này có thể bị ảnh hưởng trong trường hợp mối quan hệ xấu kéo dài.
Nguy cơ ngừng việc xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ nhà máy điện nguyên tử cũng làm phía Nga tổn thất không ít tài nguyên. Về phía mình một loạt các dự án đầu tư trên lãnh thổ Nga được thực hiện bởi sự giúp đỡ của các công ty xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ có kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở thị trường Nga. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ buộc phải rời đi?
Để kết luận một lần nữa chúng ta nhấn mạnh: bài báo này được viết dưới dạng giả tưởng, trong đó xem xét đến các phương án phát triển tình hình giả lập và các hậu quả có thể của chúng cho chính phía Nga). Hậu quả cho phía Thổ Nhĩ Kỳ, tất nhiên, cũng có thể là nghiêm trọng, nhưng trong trường hợp này không là đối tượng xem xét của bài viết). Nhiều giả thuyết đặt ra ít có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa Nga và Ukraine trong một năm rưỡi nay cũng xảy ra nhiều việc mà trước đây cho rằng không thể tưởng tượng nổi.