tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 12-11-2015

  • Cập nhật : 12/11/2015

Trung Quốc bị cô lập tại hội nghị quốc tế về biển đông

 Tờ The Economic Times (Ấn Độ) đưa tin tại một hội nghị diễn ra ở Ấn Độ, Trung Quốc đang bị cô lập về vấn đề tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông khi bị các đại biểu tham gia hội nghị chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế.

Theo tờ The Economic Times, hội nghị quốc tế kéo dài 2 ngày (9-10/11) được tổ chức tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngay trước thềm Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) diễn ra từ ngày 21-22/11 ở Malaysia đã chứng kiến Trung Quốc đang bị cô lập về vấn đề tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông khi các đại biểu tham gia hội nghị, trong đó có nước chủ nhà, chỉ trích phái đoàn Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế.

dao phu lam ma trung quoc chiem dong trai phep cua viet nam. (nguon: wikimapia.org) 

Đảo Phú Lâm mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. (Nguồn: wikimapia.org) 

Hội nghị trên được tổ chức với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Ấn Độ và có sự tham dự của các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Mỹ, Nhật Bản, Úc, New Zealand và Hàn Quốc.

Đây là hội nghị quan trọng trước thềm Hội nghị cấp cao Đông Á diễn ra ở Kuala Lumpur, dự kiến sẽ thảo luận về tình hình hiện nay ở khu vực Đông Nam Á phát sinh sau những hành động hung hăng của Trung Quốc.

Tại hội nghị kín nói trên, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ phụ trách Phương Đông Anil Wadha cho hay: “Chúng ta cần phải giải quyết các tranh chấp hàng hải còn tồn đọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương một cách nhanh chóng thông qua đối thoại và trên cơ sở các nguyên tắc đã được thông qua của luật pháp quốc tế."
Ông khẳng định: "Ấn Độ phản đối bất kỳ việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết những tranh chấp hàng hải và chúng tôi vẫn cam kết duy trì tự do hàng hải, quyền đi lại và bay trên bầu trời, hoạt động thương mại không bị cản trở và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở những vùng biển quốc tế theo các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Chúng tôi cũng hy vọng rằng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sẽ sớm được ký kết thông qua sự đồng thuận”.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cũng ban hành tuyên bố tương tự tại Kuala Lumpur khi đang phát biểu tại cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng trong khu vực.

Tại Hội nghị, khi bị các nước chất vấn về mục đích và yêu sách ở Biển Đông, phái đoàn Trung Quốc do một nhà ngoại giao dẫn đầu đã mạnh miệng tuyên bố  hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là hợp lý và phù hợp luật pháp quốc tế.

Tuyên bố này lập tức vấp phải phản biện của các nước khác. Cựu Đô đốc hải quân Ấn Độ Sureesh Meheta, người chủ trì một trong số các phiên họp trên đã đáp trả cứng rắn lại rằng phái đoàn Trung Quốc nên thu hồi lại những tuyên bố trên từ cuộc họp này. 

“Xin vui lòng cẩn trọng. Trung Quốc đang không tuân theo kiểu luật pháp và thông lệ quốc tế nào. Nếu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế thì sẽ không có rắc rối ở Biển Đông”, ông Meheta vặn lại.


Ba Lan tuyên bố kiện Nga “chiếm tài sản”

Chính phủ Ba Lan hôm 10-11 cho biết họ sẽ kiện Nga ra Tòa án Nhân quyền châu Âu, trụ sở TP Strasbourg – Pháp, vì không trả lại tài sản trong vụ rơi máy bay chở tổng thống nước này năm 2010.

Ngoại trưởng mới được bổ nhiệm của Ba Lan, ông Witold Waszczykowski, xác nhận với đài TVN24 thông tin kể trên. Ông Waszczykowski cho biết Warsaw muốn Moscow phải bị kết án và trả lại những tài sản đang chiếm giữ bất hợp pháp.

Theo Ba Lan, tài sản này chính là xác chiếc máy bay chở cố Tổng thống nước này Lech Kaczynski, bị rơi ở TP Smolensk, miền Tây nước Nga ngày 10-4-2010. Moscow lập luận đây là bằng chứng phục vụ cuộc điều tra nên đã tịch thu và không chịu trả lại

Linh cữu cố tổng thống Lech Kaczynski trước cung điện ở Warsaw ngày 17-4-2010. Ảnh: Reuters
Linh cữu cố tổng thống Lech Kaczynski trước cung điện ở Warsaw ngày 17-4-2010. Ảnh: Reuters

Một kết luận chính thức của chính phủ Ba Lan cho biết nguyên nhân chiếc máy bay gặp nạn là do lỗi của phi công và thành viên phi hành đoàn. Trên máy bay lúc đó chở theo ông Kaczynski, phu nhân, thống đốc ngân hàng trung ương và các tướng lĩnh cũng như quan chức cấp cao khác. Tổng cộng 96 người thiệt mạng sau thảm kịch.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan mới được bổ nhiệm, ông Antoni Macierewicz, lại tin rằng máy bay bị rơi là do một vụ nổ. Tuy nhiên, thời tiết cũng có khả năng là yếu tố chính vì khi ấy sương mù dày đặc che khuất tầm nhìn.

Ông Kaczynski cùng đoàn tùy tùng thiệt mạng khi chưa kịp tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Katyn.

Người anh em sinh đôi của ông Kaczynski, Jaroslaw Kaczynski, đang dẫn dắt đảng Pháp luật và Công lý. Đảng này giành được đa số phiếu bầu tại lưỡng viện Quốc hội trong cuộc bầu cử tháng 10 vừa qua.


Trung Quốc xoa dịu Philippines về căng thẳng trên Biển Đông

 Trung Quốc muốn hàn gắn quan hệ với Philippines bất chấp bị Manila đưa ra tòa án quốc tế, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 11.11.

ngoai truong trung quoc vuong nghi (phai) va ngoai truong philippines albert del rosario gap go tai manila hom 10.11 - anh: reuters

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario gặp gỡ tại Manila hôm 10.11 - Ảnh: Reuters

Vụ kiện của Philippines nhằm vào Trung Quốc “là một nút thắt cản trở việc cải thiện và phát triển mối quan hệ Trung Quốc – Philippines”, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích phát biểu của ông Vương Nghị tại Manila (Philippines).

“Chúng tôi không muốn nút thắt này càng lúc càng chặt hơn để trở thành một nút thắt vĩnh viễn. Đối với việc nới lỏng hoặc mở nút thắt ấy, chúng tôi phải nhìn vào phản ứng của Philippines”, Reuters dẫn lời ông Vương Nghị.

Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phi pháp gần như toàn bộ Biển Đông, trước sự phản đối của nhiều nước trong khu vực. Bắc Kinh trong khi đó cũng chưa bao giờ chấp nhận để các trọng tài, tòa án quốc tế đứng ra phân xử các cuộc tranh chấp này. Thay vào đó, họ thường yêu cầu đàm phán song phương với từng bên tranh chấp, và bác bỏ mọi yêu cầu tham gia một phiên tòa quốc tế.

Tuy nhiên, ngày 30.10 qua, Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết khẳng định có đủ thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về những tranh chấp trên Biển Đông, theo Reuters.

Philippines đã đưa vụ này lên tòa án quốc tế vào năm 2013, yêu cầu được khai thác tài nguyên ở các khu vực trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS).

Mặc dù vậy, trong chuyến thăm Manila hôm 10.11, ông Vương Nghị vẫn tiếp tục lập luận  muốn Philippines hãy đàm phán song phương.

“Người gây ra vấn đề chính là người phải đứng ra giải quyết nó. Chúng tôi hy vọng Philippines có thể đưa ra một lựa chọn hợp lý hơn”, ông Vương Nghị nói với các phóng viên.

Trung Quốc sẽ tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Philippines diễn ra vào ngày 18 và 19.11 tới.

Ngoại trưởng Vương Nghị đang ở Manila để chuẩn bị cho cuộc họp quan chức cấp cao của 21 nền kinh tế trong khu vực vào ngày 13 và 14.11, thuộc khuôn khổ APEC 2015.


Phó bí thư thành ủy Bắc Kinh bị điều tra tham nhũng

Ủy ban kiểm tra Kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 11.11 thông báo, bà Lã Tích Văn, phó bí thư thành ủy Bắc Kinh đang bị điều tra, theo Tân Hoa xã.

trung quoc tiep tuc manh tay trong chien dich chong tham nhung - anh: reuters

Trung Quốc tiếp tục mạnh tay trong chiến dịch chống tham nhũng - Ảnh: Reuters

Chỉ một ngày sau khi thông báo phó thị trưởng thành phố Thượng Hải, ông Ngải Bảo Tuấn, bị điều tra, ngày 11.11, Ủy ban kiểm tra Kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) tiếp tục nêu tên một quan chức cấp cao khác là bà Lã Tích Văn, phó bí thư thành ủy Bắc Kinh.
Tân Hoa xã dẫn thông báo của CCDI cho hay, bà Lã Tích Văn đang bị điều tra với cáo buộc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, tức hàm ý tham nhũng.
Thông báo của CCDI không nêu rõ chi tiết về cuộc điều tra đối với bà Lã Tích Văn. Theo Reuters, bà Lã cũng là lãnh đạo trường đảng của Bắc Kinh, nơi đào tạo các quan chức cho thành phố.
Những thông tin này cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục mạnh tay với chiến dịch chống tham nhũng của mình.

Thượng viện Philippines bác hiệp ước quân sự với Mỹ

Thượng viện Philippines đã phản đối thỏa thuận quân sự ký với Mỹ, tuy nhiên hiệp ước cho phép quân đội Mỹ tăng cường hiện diện ở Philippines này còn chờ phán quyết của tòa án tối cao.
quan doi my va philippines tap tran - anh: reuters

Quân đội Mỹ và Philippines tập trận - Ảnh: Reuters

Một tuần trước khi Tổng thống Barack Obama đến Manila để tham dự diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Thượng viện Philippines đã biểu quyết phản đối Thỏa thuận hợp tác tăng cường quốc phòng (EDCA) giữa Mỹ và Philippines, theo Rappler. Mười lăm thượng nghị sĩ đã thông qua một nghị quyết cho rằng thỏa thuận này cần có sự phê chuẩn của thượng viện thì mới có hiệu lực.
“Đó là chiến thắng của thượng viện, tuy nhiên nó còn đợi phán quyết của tòa án tối cao. Chúng ta hy vọng nó sẽ giống như nghị quyết của thượng viện hôm nay”, Chủ tịch Thượng viện Philippines, ông Miriam Defensor Santiago, một trong 15 nghị sĩ phản đối EDCA, phát biểu với báo chí.
Theo Hiến pháp Philippines, một hiệp ước có hiệu lực khi có sự đồng ý của ít nhất 2 phần 3 thượng viện với 24 thành viên.
Tuy nhiên, theo tờ Philippine Star, nội các Tổng thống Philippines cho rằng thỏa thuận mà 2 nước ký kết không cần sự phê chuẩn của thượng viện vì nó là sự mở rộng của Hiệp ước quốc phòng năm 1951 và thỏa thuận thăm viếng của quân đội hồi năm 1998 được 2 bên ký kết.
Tranh cãi giữa chính phủ và thượng viện được đưa lên tòa án tối cao. Dư kiến, tòa này sẽ đưa ra phán quyết về tính hợp hiến của EDCA vào tuần tới. Báo chí Philippines dẫn nguồn tin từ tòa này cho biết phán quyết của tòa có thể sẽ công nhận tính hợp hiến của EDCA.
EDCA được ký hồi tháng 4.2014 giữa bộ Quốc phòng 2 nước, trước chuyến đi của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Manila. EDCA cho phép quân đội, máy bay và tàu chiến của Mỹ xuất hiện ở căn cứ quân sự của Philippines và Washington cũng được xây kho chứa nguyên liệu và thiết bị quân sự trên lãnh thổ Philippines. EDCA được cho là phản ứng của Manila, nhờ sự can thiệp của Mỹ, trước sức mạnh chèn ép của Trung Quốc đối với Philippines ở Biển Đông.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục